Cây Dã Hương ngàn tuổi xã Tiên Lục - Huyện Lạng Giang Cây Dã Hương ngàn tuổi xã Tiên Lục - Huyện Lạng Giang Đến với Bắc Giang, du khách có thể đi thăm khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (Yên Thế), An toàn khu II (Hiệp Hoà), đến với Đình Thổ Hà (Việt Yên), chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), hay đến với khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam), Khuôn Thần (Lục Ngạn)… Nhưng vẫn chưa đủ nếu du khách chưa tới thăm cây Dã Hương nghìn năm tuổi thuộc xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang. Cây Dã Hương nghìn năm tuổi không chỉ mang dáng vẻ uy nghi, cổ kính mà còn có sức cuốn hút du khách bởi những giai thoại về sự kiện lịch sử đổi thay của đất nước gắn bó một cách lạ lùng với truyền tích về cây Dã Hương, do vậy nơi đây hàng năm đã cuốn hút hàng nghìn du khách tới thăm. Cách trung tâm Thành phố Bắc Giang 21km về hướng Bắc, cây Dã Hương thuộc xã Tiên Lục- huyện Lạng Giang- tỉnh Bắc Giang thuộc cụm di tích quốc gia gồm (cây Dã Hương, đình Viễn Sơn, chùa Phúc Quang, đình Thuận Hòa, đền Thánh Cả ) được bộ Văn Hóa - Thông Tin (nay là bộ Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch) xếp hạng là di tích cấp quốc gia vào ngày 21/01/1989. Cây Dã Hương là cây lớn thứ hai trên thế giới, (sau 01 cây lớn thuộc Ấn Độ, nhưng hiện nay đã không còn) Thân cây rất to khoảng 8 người dang tay mới ôm hết. Thân cây chỗ to nhất 12,5m chỗ nhỏ nhất 8,3m; chiều cao của cây là 36m, lớp vỏ cây dày trung bình 15cm. Trên thân cây có những cành cây đã khô, trải qua sự khắc nghiệt của thời gian nhưng vẫn vững vàng không rời khỏi thân cây. Cây thuộc dòng họ long não, là loại cây quý, có thể sống hàng nghìn năm. Cây có hoa nhỏ màu vàng nhạt, nở vào cuối mùa xuân. Các bộ phận của thân cây có chứa tinh dầu thơm, gỗ đốt thơm như hương trầm. Đặc biệt rễ cây có chứa chất Safrol, thành phần rất có giá trị trong công nghệ chế biến dược phẩm, mỹ phẩm và trong công tác nghiên cứu khoa học. Ngay từ thời Vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) cây Dã Hương đã xuất hiện như một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ. Trong một lần đi vi hành đến xã Tiên Lục thấy một cây rất to, tán rộng phủ cả một góc trời có hương thơm rất nhẹ nhàng dễ chịu, nhà Vua không khỏi ngỡ ngàng bèn hỏi các cận thần đây là cây gì và đã được trả lời đó chính là cây Dã Hương. Nhà Vua đã sắc phong là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương” (cây Dã Hương lớn nhất nước). Tuy nhiên do chiến tranh loạn lạc nên sắc phong nay không còn nữa. Năm 2001, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đa dạng sinh học đã có đề tài khoa học nghiên cứu về cây Dã Hương. Qua các nhận xét, đánh giá thì cây Dã Hương ở xã Tiên Lục, tỉnh Bắc Giang đã tồn tại khoảng 1000 năm, khẳng định đó là cây Dã Hương cổ thụ, quý hiếm trên thế giới. Đã được ghi tên, in ảnh trong cuốn từ điển bách khoa Larouse của nước Pháp giới thiệu ảnh tại Hội chợ Marseille năm 1932. Cây dã đã được Trường Viễn Đông Bắc Cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) xếp vào loại cây cổ thụ quý hiếm của Việt Nam cần đưa vào giữ gìn và bảo vệ. Cây Dã Hương ngự trên một khu đất rộng, đứng vươn mình sau ngôi đình Viễn Sơn xã Tiên Lục. Với dáng đứng bề thế cành lá xum xuê xanh tốt, cây dã hương như một biểu tượng cho sức mạnh của thiên nhiên, sự truờng tồn vĩnh cửu thách thức với thời gian, là chỗ dựa tinh thần của người dân xã Tiên Lục. Theo truyền tích trong dân làng mỗi khi cây xảy ra hiện tượng gãy cành lớn là điềm báo có sự kiện xảy ra trong lịch sử đất nước lúc đó. Khi đất nước đang có giặc thì giặc tan, đang loạn ly thì thanh bình. Vào năm 1945 có cành to bị gãy ở phía Đông (có hướng chỉ thiên), năm đó Đảng lãnh đạo nhân dân làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, đi vào lịch sử dân tộc. Năm 1954 có một cành to phía Tây gẫy, đúng là năm chiến dich Điện Biên Phủ giành thắng lợi. Năm 1964 một cành phía Nam bị gẫy sảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Năm 1975 khí trời bình yên, không có mưa to, gió lớn bỗng nhiên một cành phía tây gẫy xuống đó cũng là năm lá cờ Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cắm trên Dinh Độc Lập, hoà bình được thiết lập, đất nước thống nhất; năm 1979 cành to phía Bắc gãy, gắn liền với sự kiện chiến tranh biên giới phía Bắc. Đình Viễn Sơn vào những năm kháng chiến, nơi đây đã được Bộ đội địa phương sử dụng làm kho đựng vũ khí, súng đạn. Năm 1983 các em nhỏ đốt lửa sưởi ấm ngay dưới gốc cây Dã, đã lấy những giẻ lau vũ khí của bộ đội đem ra đốt đã làm cháy ngầm trong thân cây trong suôt hai ngày liền. Nhờ cấp uỷ, chính quyền và nhân dân xã Tiên Lục cùng với sự giúp đỡ của Sở Văn hoá Thông tin (nay là Sở VHTT&DL) tỉnh đã huy động 02 xe cứu hoả mới dập tắt được ngọn lửa, cứu được cây dã. Nhận thấy được giá trị to lớn của cụm di tích cây Dã Hương, năm 2003 Bộ Văn Hoá Thông Tin (nay là Bộ VHTT&DL) đầu tư trên 2 tỷ đồng vào việc trùng tu tôn tạo và bảo tồn khu di tích. Cùng với đó, năm 2008 UBND Huyện Lạng Giang đã đầu tư trên 300 trệu đồng xây dựng khuôn viên, giá đỡ bê tông để bảo vệ cây dã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham quan của du khách, quảng bá sâu rộng hình ảnh, thu hút đầu tư và xây dựng các chương trình tour, các dịch vụ du lịch trên địa bàn. Du khách chụp ảnh lưu niệm trước cây Dã Hương (5/2010) Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Lịch sử đã đi qua, thời gian không dừng lại, nhưng vẫn còn đó hình ảnh cây Dã Hương khoẻ mạnh xanh tốt, trường tồn cùng người dân xã Tiên Lục. Cây Dã là một tài sản vô giá của nhân dân Lạng Giang nói riêng và của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang nói chung. Cây Dã Hương đã mang lại những giá trị vô hình cho làng quê Tiên Lục về môi trường sinh thái, về tâm linh, về lịch sử… Ngày nay Cây Dã Hương nghìn tuổi đã được coi như biểu tượng của xã Tiên Lục. Hy vọng các cơ quan hưu quan chức năng và địa phương ngày càng quan tâm hơn đến Cây Dã hương để cây Dã sẽ được sống mãi trên làng quê Tiên Lục. Nguồn : Du lịch Bắc Giang Đến với Bắc Giang, du khách có thể đi thăm khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (Yên Thế), An toàn khu II (Hiệp Hoà), đến với Đình Thổ Hà (Việt Yên), chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), hay đến với khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam), Khuôn Thần (Lục Ngạn)… Nhưng vẫn chưa đủ nếu du khách chưa tới thăm cây Dã Hương nghìn năm tuổi thuộc xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang. Cây Dã Hương nghìn năm tuổi không chỉ mang dáng vẻ uy nghi, cổ kính mà còn có sức cuốn hút du khách bởi những giai thoại về sự kiện lịch sử đổi thay của đất nước gắn bó một cách lạ lùng với truyền tích về cây Dã Hương, do vậy nơi đây hàng năm đã cuốn hút hàng nghìn du khách tới thăm. Cách trung tâm Thành phố Bắc Giang 21km về hướng Bắc, cây Dã Hương thuộc xã Tiên Lục- huyện Lạng Giang- tỉnh Bắc Giang thuộc cụm di tích quốc gia gồm (cây Dã Hương, đình Viễn Sơn, chùa Phúc Quang, đình Thuận Hòa, đền Thánh Cả ) được bộ Văn Hóa - Thông Tin (nay là bộ Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch) xếp hạng là di tích cấp quốc gia vào ngày 21/01/1989. Cây Dã Hương là cây lớn thứ hai trên thế giới, (sau 01 cây lớn thuộc Ấn Độ, nhưng hiện nay đã không còn) Thân cây rất to khoảng 8 người dang tay mới ôm hết. Thân cây chỗ to nhất 12,5m chỗ nhỏ nhất 8,3m; chiều cao của cây là 36m, lớp vỏ cây dày trung bình 15cm. Trên thân cây có những cành cây đã khô, trải qua sự khắc nghiệt của thời gian nhưng vẫn vững vàng không rời khỏi thân cây. Cây thuộc dòng họ long não, là loại cây quý, có thể sống hàng nghìn năm. Cây có hoa nhỏ màu vàng nhạt, nở vào cuối mùa xuân. Các bộ phận của thân cây có chứa tinh dầu thơm, gỗ đốt thơm như hương trầm. Đặc biệt rễ cây có chứa chất Safrol, thành phần rất có giá trị trong công nghệ chế biến dược phẩm, mỹ phẩm và trong công tác nghiên cứu khoa học. Ngay từ thời Vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) cây Dã Hương đã xuất hiện như một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ. Trong một lần đi vi hành đến xã Tiên Lục thấy một cây rất to, tán rộng phủ cả một góc trời có hương thơm rất nhẹ nhàng dễ chịu, nhà Vua không khỏi ngỡ ngàng bèn hỏi các cận thần đây là cây gì và đã được trả lời đó chính là cây Dã Hương. Nhà Vua đã sắc phong là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương” (cây Dã Hương lớn nhất nước). Tuy nhiên do chiến tranh loạn lạc nên sắc phong nay không còn nữa. Năm 2001, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đa dạng sinh học đã có đề tài khoa học nghiên cứu về cây Dã Hương. Qua các nhận xét, đánh giá thì cây Dã Hương ở xã Tiên Lục, tỉnh Bắc Giang đã tồn tại khoảng 1000 năm, khẳng định đó là cây Dã Hương cổ thụ, quý hiếm trên thế giới. Đã được ghi tên, in ảnh trong cuốn từ điển bách khoa Larouse của nước Pháp giới thiệu ảnh tại Hội chợ Marseille năm 1932. Cây dã đã được Trường Viễn Đông Bắc Cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) xếp vào loại cây cổ thụ quý hiếm của Việt Nam cần đưa vào giữ gìn và bảo vệ. Cây Dã Hương ngự trên một khu đất rộng, đứng vươn mình sau ngôi đình Viễn Sơn xã Tiên Lục. Với dáng đứng bề thế cành lá xum xuê xanh tốt, cây dã hương như một biểu tượng cho sức mạnh của thiên nhiên, sự truờng tồn vĩnh cửu thách thức với thời gian, là chỗ dựa tinh thần của người dân xã Tiên Lục. Theo truyền tích trong dân làng mỗi khi cây xảy ra hiện tượng gãy cành lớn là điềm báo có sự kiện xảy ra trong lịch sử đất nước lúc đó. Khi đất nước đang có giặc thì giặc tan, đang loạn ly thì thanh bình. Vào năm 1945 có cành to bị gãy ở phía Đông (có hướng chỉ thiên), năm đó Đảng lãnh đạo nhân dân làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, đi vào lịch sử dân tộc. Năm 1954 có một cành to phía Tây gẫy, đúng là năm chiến dich Điện Biên Phủ giành thắng lợi. Năm 1964 một cành phía Nam bị gẫy sảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Năm 1975 khí trời bình yên, không có mưa to, gió lớn bỗng nhiên một cành phía tây gẫy xuống đó cũng là năm lá cờ Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cắm trên Dinh Độc Lập, hoà bình được thiết lập, đất nước thống nhất; năm 1979 cành to phía Bắc gãy, gắn liền với sự kiện chiến tranh biên giới phía Bắc.Đình Viễn Sơn vào những năm kháng chiến, nơi đây đã được Bộ đội địa phương sử dụng làm kho đựng vũ khí, súng đạn. Năm 1983 các em nhỏ đốt lửa sưởi ấm ngay dưới gốc cây Dã, đã lấy những giẻ lau vũ khí của bộ đội đem ra đốt đã làm cháy ngầm trong thân cây trong suôt hai ngày liền. Nhờ cấp uỷ, chính quyền và nhân dân xã Tiên Lục cùng với sự giúp đỡ của Sở Văn hoá Thông tin (nay là Sở VHTT&DL) tỉnh đã huy động 02 xe cứu hoả mới dập tắt được ngọn lửa, cứu được cây dã. Nhận thấy được giá trị to lớn của cụm di tích cây Dã Hương, năm 2003 Bộ Văn Hoá Thông Tin (nay là Bộ VHTT&DL) đầu tư trên 2 tỷ đồng vào việc trùng tu tôn tạo và bảo tồn khu di tích. Cùng với đó, năm 2008 UBND Huyện Lạng Giang đã đầu tư trên 300 trệu đồng xây dựng khuôn viên, giá đỡ bê tông để bảo vệ cây dã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham quan của du khách, quảng bá sâu rộng hình ảnh, thu hút đầu tư và xây dựng các chương trình tour, các dịch vụ du lịch trên địa bàn. Du khách chụp ảnh lưu niệm trước cây Dã Hương (5/2010) Lịch sử đã đi qua, thời gian không dừng lại, nhưng vẫn còn đó hình ảnh cây Dã Hương khoẻ mạnh xanh tốt, trường tồn cùng người dân xã Tiên Lục. Cây Dã là một tài sản vô giá của nhân dân Lạng Giang nói riêng và của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang nói chung. Cây Dã Hương đã mang lại những giá trị vô hình cho làng quê Tiên Lục về môi trường sinh thái, về tâm linh, về lịch sử… Ngày nay Cây Dã Hương nghìn tuổi đã được coi như biểu tượng của xã Tiên Lục. Hy vọng các cơ quan hưu quan chức năng và địa phương ngày càng quan tâm hơn đến Cây Dã hương để cây Dã sẽ được sống mãi trên làng quê Tiên Lục. Nguồn : Du lịch Bắc Giang Trở về đầu trang 1.9 Tổng số:10 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10