Trong đời sống tình cảm của người Thái, trai gái yêu nhau còn nhờ chiếc khăn Piêu nói hộ lòng mình. Lúc xa nhau, các cô gái thường tặng chàng trai mình yêu mến chiếc khăn Piêu đẹp nhất. Chiếc Piêu từ giây phút đó trở thành cầu nối tình yêu của họ...
Có một bài dân ca nói về chiếc khăn Piêu, chiếc khăn đội đầu, vật trang sức quan trọng gắn bó với đời sống tình cảm của các cô gái Thái.
Em xe sợi thành vóc hoa dâu
Em dệt cửi thành gấm vân chéo
Em dệt tơ thành đoá hoa vàng
Người các bản các phường muốn khóc
ều ước ao được em thêu khăn.
Nguồn gốc chiếc khăn Piêu gắn với một truyền thuyết. Chuyện kể rằng, ngày xưa lắm, có một mường toàn đàn bà sinh sống với nhau. Bất kỳ một người đàn ông nào đi qua đều bị giết chết. Một hôm, có một người đàn bà đi rừng và gặp một người đàn ông ở mường khác lạc sang. Hai người đi lại với nhau và sinh được một người con trai. Về sau, người con trai lớn lên và thấy được cách sống vô lý của "mường mẹ" nên đã sang "mường bố" huy động lực lượng sang đánh. Mường đàn bà thất bại, xin mường đàn ông tha chết và hứa sẽ ở chung với mường đàn ông. ể đánh dấu sự thất bại của họ, mường đàn ông bắt họ đội khăn có in những dấu ngón tay đã điểm chỉ vào đó, gọi là những chiếc "cút".
Khăn Piêu được phụ nữ tự dệt bằng loại vải bông, nhuộm chàm, thêu các hoa văn với các loại chỉ màu ở hai đầu khăn. ể làm một chiếc khăn Piêu phải mất từ 2 đến 4 tuần thêu liên tục. Nhưng phụ nữ Thái chỉ thêu trong lúc nông nhàn, rảnh rỗi, cho nên xong một chiếc khăn phải qua hàng tháng trời. Thêu khăn Piêu đòi hỏi sự khéo léo. Vì vậy, từ khi 6, 7 tuổi, người con gái Thái phải học tập cách thêu các hoa văn. "Piêu" đã trở thành một tiêu chuẩn xã hội để đánh giá người phụ nữ tài hoa siêng năng hay vụng dại, lười nhác.
Trong đời sống tình cảm của người Thái, trai gái yêu nhau còn nhờ chiếc khăn Piêu nói hộ lòng mình. Lúc xa nhau, các cô gái thường tặng chàng trai mình yêu mến chiếc khăn Piêu đẹp nhất. Chiếc Piêu từ giây phút đó trở thành cầu nối tình yêu của họ. Đối với chàng trai, khăn Piêu ghi dấu tài hoa, hơi ấm bàn tay cô gái mình yêu. Trai gái Thái ở Sơn La khi yêu nhau mà không lấy được nhau, cô gái đến xin lại chiếc Piêu của mình đã tặng.
Vào các dịp lễ hội, khi một cô gái tung còn, chàng trai nào bắt được phải đền cho cô gái một hoặc hai đôi vòng bạc. Ngược lại, khi chàng trai ném còn, nếu cô gái không bắt được phải đem khăn Piêu ra tặng. Nhiều khi vì cớ đó mà họ yêu nhau. Nếu cô gái không yêu chàng trai thì có thể đem vật khác đến xin lại chiếc khăn Piêu của mình.
Khi tình yêu không thành, chuyện tình ngắn ngủi được người Thái ví như "đời Piêu, đời vải". Họ cho rằng, tình cảm đôi lứa không thành như "Piêu lụa xoạc đôi" mà "Piêu lụa đã xé đôi không thể đội lại được".
Chuyện tình yêu của trai gái Thái thật mãnh liệt, say sưa, xong cũng thật chân tình, mộc mạc, đằm thắm qua chiếc khăn Piêu. Khăn Piêu vừa là nét đẹp trang phục truyền thống, vừa thể hiện tinh hoa trong văn hoá ứng xử cần được nâng niu và giữ gìn.
Nguồn : QH