Hơn 1.000 sản phẩm gốm sứ đã được trưng bày tại triển lãm “Nghề gốm Bát Tràng - cổ truyền và hiện đại” diễn ra đến hết ngày 9-10 tại xóm 1, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
|
Bộ tứ bình gồm 4 cô gái xinh đẹp trong trang phục dân tộc biểu diễn nhạc cụ. Tác phẩm do nghệ nhân gốm Nguyễn Văn Bình thực hiện |
Mỗi tác phẩm là một sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân làng gốm. Từ những chiếc ấm khổng lồ, bình hoa, tượng Phật đến tranh treo tường, sách gốm… đều thể hiện sự công phu và khéo léo của nghệ nhân.
Đến với triển lãm, khách tham quan sẽ được nghe giới thiệu về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển làng nghề từ thế kỷ 14-15 đến nay và nghề gốm sứ truyền thống của làng Bát Tràng xưa và nay.
Triển lãm nhằm tôn vinh tay nghề của các nghệ nhân làng gốm, vừa là dịp thu hút các nguồn lực phát triển du lịch bền vững, tiếp tục hình thành các mô hình, tuyến, điểm du lịch, kết hợp làng nghề truyền thống đi đôi với việc bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
|
Một bàn cờ tướng sống động bằng gốm có tên “Tiến quân về thành Thăng Long” do Hà Mạnh Tiến thể hiện |
|
Tác phẩm gốm thể hiện ước mơ về cuộc sống thanh bình, no đủ của người nông dân |
|
Hoạt cảnh làm gốm của những nghệ nhân Bát Tràng tái hiện sinh động qua những hình nhân tí hon làm bằng gốm. Điều độc đáo là những hình nhân này lại nằm trong lòng một chiếc bình gốm lớn |
|
Tác phẩm Người con của rồng của nghệ nhân Trần Nam Tước lấy ý tưởng từ truyền thuyết cha rồng - mẹ tiên. Tổng thể tác phẩm là một hình tượng đầu rồng với tư thế vững chãi, phía trên là tượng Bồ Tát. Trong hàm rồng là hình tượng vua Lý Công Uẩn lúc sinh thời |
|
Tác phẩm Thăng Long vạn xuân của Tào Khang mô phỏng bằng hình quả trứng, tượng trưng cho sự tròn đầy, ấm no của Thăng Long - Hà Nội và đất nước |
|
Một bình gốm cổ Bát Tràng từ thế kỷ 14-15 được trưng bày tại triển lãm |
|
Tác phẩm Tiếng vọng của nghìn năm của tác giả Đặng Quang Hữu thể hiện bằng bộ chuông nón gồm 1.000 chiếc, trên mỗi chiếc nón khắc các biểu tượng về Hà Nội |
|
Tác phẩm điêu khắc Đĩa gốm của nghệ nhân Trương Quân. Chiếc đĩa có đường kính khoảng 1,5m, bên trong khắc hình rồng thời Lý và Khuê Văn Các. Bề mặt tác phẩm được phủ men giả đồng |
|
Tác phẩm Bình Ngô đại cáo được hai nghệ nhân Phạm Xuân Hòa và Phạm Xuân Vũ phục chế bằng gốm Bát Tràng |
|
Bức tranh bằng gốm tái hiện vẻ đẹp của làng quê Việt Nam |
|
Xen lẫn những sản phẩm gốm mang tính cổ truyền là sản phẩm gốm hiện đại |
Nguồn : Tuổi Trẻ