Quảng Điền là huyện đầm phá, diện tích mặt nước khá lớn, rất phù hợp cho lĩnh vực đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
Những con tôm, con cá của bà con ngư dân đánh bắt được trên phá không phải đưa ra các chợ lớn trên địa bàn huyện, tỉnh mà ngày trên phá Tam Giang của huyện một cái chợ nổi hình thành nên một nét riêng của vùng quê sông nước huyện Quảng Điền.
Hàng ngày vào khoảng thời gian từ 4 đến 5 giờ sáng, bất kể trời nắng hay mưa ở khu vực đầm phá Tam Giang thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền diễn ra một không khí rất đặc sắc riêng có của vùng quê sống nước đó là cái chợ nổi trên phá. Không như những ngôi chợ khác, chợ nổi trên phá Tam Giang của huyện Quảng Điền luôn diễn ra êm ả nhưng không kém phần sinh động, bởi lẽ chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi trên phá Tam Giang được tổ chức theo kiểu “chợ đuổi”: người mua rong thuyền đuổi theo người bán để mua hàng, không hề nghe một tiếng tranh cãi, ồn ào trả giá. Như đã trở thành thói quyen, cứ đúng vào tờ mờ sáng, hàng trăm chiếc thuyền lớn nhỏ của ngư dân từ hàng chục làng chài lân cận kéo về họp chợ trên vũng đầm làng Ngư Mỹ Thạnh, vùng rìa phá Tam Giang thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền.
Theo nhiều vì cao niên ở thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi cho biết , ngôi chợ nổi ở đây đã có từ lâu lắm rồi, chợ nổi chủ yếu mua bán tôm cá và các loại thủy sản của bà con ngư dân đánh bắt được trên phá. Người mua hàng với phương tiện hành nghề những chiếc xuồng bơi trên phá, chiếc cân xách để cân tôm cá. Cá tôm từ những người buôn này được tập trung về các thương lái lớn hơn hoặc được chuyển đi những chợ vùng xa, miền núi và các tỉnh lân cận. Với những dân chài trên chợ nổi, thuyền cũng là nhà. Đêm cả gia đình chài lưới, sáng vào chợ nổi bán cá tôm và những đứa trẻ được đưa vào bờ đến trường. Khi mặt trời lên, chợ lại trở thành một xóm chài và người dân chài lưới lại tiếp tục công việc của mình. Ông Trần Lễ, năm nay đã 57 tuổi, cho biết ngôi cho này đã có từ lâu rồi, khi ông còn là một cậu bé đã được bố mẹ cho đi chợ này mỗi khi trời mới tờ mờ sáng. Chợ nổi nơi đây có một điều khá đặc biệt là cả người bán và người mua đều đã quá quen biết nhau, như đã trở thành người mua bán tri kỹ và thông điệp của họ như một luật bất thành văn, sản phẩm của ngư dân đánh bắt được điều được các lại buôn múa hết tuy theo loại sản phẩm để cân và trả tiền chứ không hệ có chuyện trả giá, nói thách, mặc cả. Khoảng một tiếng rưỡi phiên chợ chỉ toàn nghe những tiến hỏi nhau ngày này có trung mánh không, tôm cá có nhiều không, chúc mua may bán đặc chứ không phải như những chợ khác thường xuyên có tiền rì rầm chèo kéo.
Chở nổi trên phá Tam Giang hình thành không chỉ giải quyết việc mua bán sản phẩm của người đánh bắt tôm cá, mà nó còn kéo thiêu nhiều việc làm khác cho người dân xung quanh như bà Trần Thị Dưỡng, người thôn Cư Lạc đã hơn 30 năm sống với nghề mua bán lương thực thực phẩm, độ dùng sinh hoạt gia đình, bà chủ làm công việc cung cấp cho dân chài từ gạo, muối, rau... đến dầu đèn và các loại ngư cụ. Bà Dưỡng còn được coi là đại lý lớn của cả xóm chài: dân chài sau khi bán tôm cá và mua hàng sẽ gửi tiền đã mua hoặc đặc cọc cho bà Dưỡng để sau nay tiếp tục mùa lại. Hiểu được đặc thù nghề làm chài lưới khá vất vả nên bà Dưỡng cũng rất vui tính, nhiệt tình, bất kể giờ nào dù đêm khuya hay sáng sớm, người dân chài lưới gõ cữa mùa hàng hay vay mượn cái gì đó bà cũng nhiệt tình giúp đỡ.
Tuy nhiên , chợ nổi trên phá Tam Giang của huyện Quảng Điền cũng chỉ bó hẹp ngang phạm vi của những người mua người bán, chưa có sự lang tỏa thu hút đến những người khác. Để chợ nổi trên phá Tam Giang thực sự là một đặc sản văn hóa của vùng quê sông nước, cần có sự quan tâm vào cuộc của các cấp các ngành nhất là của chính quyền địa phương. Về vấn đề này ông Nguyễn Tường, chủ tịch UBND xã Quảng Lợi, cho biết “Chợ nổi trên phá Tam Giang thuộc địa phận xã Quảng Lợi đã có từ lâu đời, là một đặc sản văn hóa của vùng chài lưới, để chợ nổi nay phát huy tiềm năng thế mạnh, UBND xã đang liên kết với các đơn vị lữ hành trong tỉnh tổ chức tour khám phá chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh kết hợp với một số làng nghề truyền thống lân cận. Bởi lẽ , cùng với chợ nổi trên phá Tam Giang còn có những đặc sản quý báu sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ với hình ảnh cuộc sống thường nhật của người dân vùng đầm phá từ đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản cho đến những phong tục tập quán của người dân, những di tích lịch sử nổi tiếng trong vùng. Du khách còn được khám phá Tam Giang trên những chiếc xuồng máy, tận hưởng khoảng không thiên nhiên lồng lộng của vùng đầm phá rộng lớn, được tận tay bắt những sản vật của vùng đầm phá và có thể thưởng thức những “sản phẩm” mình bắt được ngay trên thuyền. dựa trên nguồn lực của dự án và phân tích tiềm năng khai thác.
Vừa qua , được sự hỗ trợ của Quỹ phát triển dự án nhỏ du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học của Tổ chức du lịch Thế giới và Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Hà Lan, trung tâm nghiên cứu và phát triển xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án du lịch cộng đồng “Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế ở đầm phá Tam Giang”. Theo đó , quyết định chọn tuyến Quảng Điền – Ngư Mỹ Thạnh để đầu tư sâu hơn về cơ sở vật chất để phát triển sản phẩm và lấy khu vực dân cư thôn Ngư Mỹ Thạnh, thuộc xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế làm điểm phát triển du lịch cộng đồng, góp phần bảo tồn và tạo nguồn sinh kế mới cho người dân vùng ven phá. Từ thuận lợi này UBND xã sẽ liên kết các đơn vị lữ hành giới thiệu và đưa du khách về tham quan khám phá đặc sắc của chợ nổi”./.
Nguồn : NetCoDo