Chùa Bà Thiên Hậu - ngôi đền cổ người Hoa Chùa Bà Thiên Hậu - ngôi đền cổ người Hoa HNMCT - Chùa Bà Thiên Hậu hay Hội quán Tuệ Thành (số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh) được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, do những người Hoa gốc phủ Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) di cư sang Việt Nam buôn bán, lập nghiệp. Hội quán là nơi hội họp và thờ cúng bà Thiên Hậu - một người phụ nữ ở thế kỷ X có khả năng thấy trước tương lai, cứu người hoạn nạn. Không ai biết chính xác năm xây dựng chùa Bà Thiên Hậu, chỉ biết rằng, trên thân một đại hồng chung có khắc chữ Hán cho biết quả chuông do các nhà buôn của Hội quán Tuệ Thành dâng cúng vào năm 1795. Trên tấm bia đá ở tiền điện có ghi lại sự kiện trùng tu năm 1830, cho thấy hội quán đã được hình thành cách đó hơn 30 năm. Chùa Bà Thiên Hậu có dạng nhà khung gỗ, mái lợp ngói âm dương, chiều dài 65m, rộng 27m. Mặt bằng được bố cục lần lượt từ ngoài vào là khoảng sân, cửa chính, tiền điện, thiên tỉnh, trung điện, nhà hương và chính điện. Đặc biệt, chùa được trang trí bởi các phù điêu gốm trên tường và mái ngói với các đề tài: Lưỡng long tranh châu, Tây du ký, Bao Công xử án, Hán Sở tranh hùng... Cửa vào chùa có chạm bốn chữ Hán: “Tuệ Thành hội quán”. Tiền điện có hai khám thờ, bên trái thờ Môn thần, bên phải thờ Thổ địa. Hai bên cửa ra vào là tranh vẽ bà Thiên Hậu hiển linh trên sóng nước. Trên tường tiền điện và dọc hai vách tường là tranh vẽ các điển tích cùng các bài thơ Đường của Lý Bạch, Vương Xương Linh... Tại trung điện có một hương án lớn, trên bày bộ Ngũ sự pháp lam được đúc năm 1886. Kế tiếp là nhà hương với những khoanh nhang vòng treo dưới mái. Đi tiếp vào trong là chính điện, chia làm ba gian: Gian thờ Thiên Hậu Thánh mẫu ở chính giữa, bên trái thờ Long Mẫu nương nương, bên phải thờ Kim Hoa nương nương - vị thần phù hộ cho việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Chùa Bà Thiên Hậu hiện vẫn giữ được nét đẹp của một công trình kiến trúc cổ với sự tinh xảo của nghệ thuật chạm khắc gỗ, nghệ thuật hội họa và thư pháp trên các tranh tường hay kỹ thuật chế tác phù điêu gốm. Năm 1993, chùa Bà Thiên Hậu được công nhận là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Tên chính xác của nơi này là Thiên Hậu Miếu, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là miếu thờ bà Thiên Hậu. Tuy nhiên trong cách gọi của dân gian ở miền Nam nước ta, cứ nơi nào linh thiêng thì đều gọi là chùa. Vì thế người ta thường gọi là chùa Bà Thiên Hậu dù cách gọi này cũng không hẳn là đúng cho lắm. Người dân đến cầu khấn Người ta nói răng, Chùa Bà Thiên Hậu có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa của cộng đồng người Hoa đang sinh sống ở Sài Gòn.Tồn tại đã 258 năm nhưng nó vẫn giữ được nét đặc trưng cho kiến trúc của người Hoa. Nhiều đường nét trạm trổ, điêu khắc, hiện vật còn giá vị lịch sử và mỹ thuật còn được lưu giữ lại. Chính điều đó đã khiến nơi đây càng thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Vẻ trầm mặc của ngôi chùa Dù xung quanh có nhiều ngôi miếu, chùa khác nhưng nơi này luôn thu hút đông đảo người dân và du khách từ khắp nơi đổ về làm việc thiện. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm yêu thích của giới chụp ảnh để thực hiện những bộ ảnh Tết với chiếc áo dài truyền thống. Nét đặc sắc trong kiến trúc của Chùa Bà Thiên Hậu Nếu bạn đang muốn tìm một ngôi chùa có kiến trúc đặc trưng Trung Hoa vưới phong cách kiến trúc Á Đông thuần khiết thì chắc chắn đây sẽ là lựa chọn hàng đầu rồi. Chùa được xây dựng theo lối tam quan cách điệu ở phần cửa chính đi vào và hai bên hông có thêm hai hành lang. Cổng chùa Chùa bà Thiên Hậu được chia làm ba nơi chính: Tiền điện, Trung điện và Chính điện với những gian thờ những vị thần linh trong lịch sử Trung Quốc. Chính điện là nơi thờ chính của Thiên Hậu Thánh Mẫu với tượng bà Thiên Mẫu được tạc từ khối gỗ nổi bật giữa không gian vô cùng tĩnh mịch, kì bí và linh thiêng. Tiền điện là nơi đặt miếu thờ của Phúc Đức Chánh thần (thần thổ địa – người cai quản đất đai của nhân dân) và Môn Quan Vương tả (thần giữ cửa). Cuối cùng là Trung điện với bộ lư cổ hơn 130 tuổi lâu đời nhất lịch sử với nhiều nhiều nét điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo. Môn Quan Vương Tả Phúc Đức Chánh Thần Vừa bước vào phía cổng, du khách sẽ bị ấn tượng bởi vẻ trầm mặc của ngôi chùa. Mọi thứ đều được nhuốm màu thơi gian khiến cho không gian càng cô tịnh. Bước qua cánh cổng nhỏ sẽ lạc vào chốn huyền bí vừa bí ẩn nhưng cũng thật thân thuộc. Suốt chiều dọc ngôi chùa là phần kiến trúc chính, là nơi tổ chức các hoạt động tín ngưỡng. Ở giữa có một khoảng không như giếng trời vừa để lấy ánh sáng vừa để cho hương nhang theo đó bay lên cao. Hai bên lối đi cùng được phân cách để du khách di chuyển dễ hơn, đặc biệt là vào các ngày rằm. Ở giữa chính điện là tượng bà Thiên Hậu đặt ở chính giữa. Xung quanh ánh sáng vàng – đỏ là chủ đạo cùng với bức gỗ màu đen, ánh nến lung linh càng huyễn hoặc người nhìn. Dù chỉ đến một lần, bạn cũng sẽ có ấn tượng sâu đậm không thể diễn tả bằng lời về cái vẻ huyền bí, u tịnh đó. Phần mái cũng được trang trí bằng nhiều bức tượng đa dạng hình thù và kích thước. Dù vậy, tất cả đều hài hòa và đẹp mắt đến lạ. Nếu ngắm kỹ từng đường nét, bạn sẽ hiểu được thế nào là tinh tế là kỳ công. Từ đó thêm nể phục hơn tâm huyết và tài năng của họ. Điểm nhấn của ngôi chùa Bà Thiên Hậu là những chiếc vòng nhan treo trên không độc đáo. Người viếng có thể mua vòng nhan, ghi lại những lời chúc hay tâm nguyện của mình lên giấy. Sau đó bạn treo lên cùng với nhan để cầu xin với bà Thiên Hậu. Thêm một điểm nhấn đặc biệt của ngôi chùa chính là toàn bộ vật liệu đều được nhập từ Trung Quốc. Từ những cây gỗ quý đến bát lưu hương, từ những bức phù điêu đến phần tượng nhỏ,…. Điều đó phần nào cho thấy chùa Bà Thiên Hậu hết sức quan trọng trong cuộc sống của người Hoa ở Sài Gòn. Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu Mỗi dịp Tết đến, các dịp lễ như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu hoặc vào các ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, người dân cũng như nhiều du lịch thường nô nức tới chùa Bà Thiên Hậu để cầu mong được phù hộ cho sự an lành, bình yên. Lễ hội luôn thu hút người dân và du khách đến tham dự Có người đến cầu lộc, cầu duyên, cầu tài, cũng có người cầu bình an, cho một đời được an nhiên bên gia đình. Vì thế lư hương lúc nào cũng nghi ngút khói nhang. Người làm công quả cũng tất bật chẳng kém để lấy bớt phần nhang đã cháy nhiều, chừa chỗ cho người sau đến viếng. Nhang thơm tan vào hư không, thoảng trong gió, mang theo những ước nguyện từ tận đáy lòng. Khói hương nghi ngút Ngoài ra, ngày vía Bà Thiên Hậu được tổ chức vào 23 tháng 3 Âm lịch cũng là một sự kiện lớn được nhiều người dân tham gia. Trong ngày này, tượng Bà Thiên Mẫu được đặt trên một chiếc kiệu và được người dân rước đi xung quanh một vòng chùa. Cùng với nhiều hoạt động múa lân, biểu diễn nghệ thuật,… đã tạo nên một không gian lễ hội vô cùng sôi động vào náo nhiệt. Đến chùa Bà Thiên Hậu không chỉ để cầu mà còn là cơ hội để du khách tìm hiểu lịch sử vào kiến trúc và văn hóa của ngôi chùa cổ. Lòng dù chơi vơi ở đâu vẫn tìm được sự cân bằng và thanh thản mỗi khi ghé thăm chùa bà Thiên Hậu. Nguồn: Báo Hà Nội Mới Ths Nguyễn Thy Ngà HNMCT - Chùa Bà Thiên Hậu hay Hội quán Tuệ Thành (số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh) được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, do những người Hoa gốc phủ Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) di cư sang Việt Nam buôn bán, lập nghiệp. Hội quán là nơi hội họp và thờ cúng bà Thiên Hậu - một người phụ nữ ở thế kỷ X có khả năng thấy trước tương lai, cứu người hoạn nạn. Không ai biết chính xác năm xây dựng chùa Bà Thiên Hậu, chỉ biết rằng, trên thân một đại hồng chung có khắc chữ Hán cho biết quả chuông do các nhà buôn của Hội quán Tuệ Thành dâng cúng vào năm 1795. Trên tấm bia đá ở tiền điện có ghi lại sự kiện trùng tu năm 1830, cho thấy hội quán đã được hình thành cách đó hơn 30 năm. Chùa Bà Thiên Hậu có dạng nhà khung gỗ, mái lợp ngói âm dương, chiều dài 65m, rộng 27m. Mặt bằng được bố cục lần lượt từ ngoài vào là khoảng sân, cửa chính, tiền điện, thiên tỉnh, trung điện, nhà hương và chính điện. Đặc biệt, chùa được trang trí bởi các phù điêu gốm trên tường và mái ngói với các đề tài: Lưỡng long tranh châu, Tây du ký, Bao Công xử án, Hán Sở tranh hùng... Cửa vào chùa có chạm bốn chữ Hán: “Tuệ Thành hội quán”. Tiền điện có hai khám thờ, bên trái thờ Môn thần, bên phải thờ Thổ địa. Hai bên cửa ra vào là tranh vẽ bà Thiên Hậu hiển linh trên sóng nước. Trên tường tiền điện và dọc hai vách tường là tranh vẽ các điển tích cùng các bài thơ Đường của Lý Bạch, Vương Xương Linh... Tại trung điện có một hương án lớn, trên bày bộ Ngũ sự pháp lam được đúc năm 1886. Kế tiếp là nhà hương với những khoanh nhang vòng treo dưới mái. Đi tiếp vào trong là chính điện, chia làm ba gian: Gian thờ Thiên Hậu Thánh mẫu ở chính giữa, bên trái thờ Long Mẫu nương nương, bên phải thờ Kim Hoa nương nương - vị thần phù hộ cho việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Chùa Bà Thiên Hậu hiện vẫn giữ được nét đẹp của một công trình kiến trúc cổ với sự tinh xảo của nghệ thuật chạm khắc gỗ, nghệ thuật hội họa và thư pháp trên các tranh tường hay kỹ thuật chế tác phù điêu gốm. Năm 1993, chùa Bà Thiên Hậu được công nhận là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Tên chính xác của nơi này là Thiên Hậu Miếu, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là miếu thờ bà Thiên Hậu. Tuy nhiên trong cách gọi của dân gian ở miền Nam nước ta, cứ nơi nào linh thiêng thì đều gọi là chùa. Vì thế người ta thường gọi là chùa Bà Thiên Hậu dù cách gọi này cũng không hẳn là đúng cho lắm. Người dân đến cầu khấnNgười ta nói răng, Chùa Bà Thiên Hậu có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa của cộng đồng người Hoa đang sinh sống ở Sài Gòn.Tồn tại đã 258 năm nhưng nó vẫn giữ được nét đặc trưng cho kiến trúc của người Hoa. Nhiều đường nét trạm trổ, điêu khắc, hiện vật còn giá vị lịch sử và mỹ thuật còn được lưu giữ lại. Chính điều đó đã khiến nơi đây càng thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Vẻ trầm mặc của ngôi chùaDù xung quanh có nhiều ngôi miếu, chùa khác nhưng nơi này luôn thu hút đông đảo người dân và du khách từ khắp nơi đổ về làm việc thiện. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm yêu thích của giới chụp ảnh để thực hiện những bộ ảnh Tết với chiếc áo dài truyền thống.Nét đặc sắc trong kiến trúc của Chùa Bà Thiên Hậu Nếu bạn đang muốn tìm một ngôi chùa có kiến trúc đặc trưng Trung Hoa vưới phong cách kiến trúc Á Đông thuần khiết thì chắc chắn đây sẽ là lựa chọn hàng đầu rồi. Chùa được xây dựng theo lối tam quan cách điệu ở phần cửa chính đi vào và hai bên hông có thêm hai hành lang. Cổng chùa Chùa bà Thiên Hậu được chia làm ba nơi chính: Tiền điện, Trung điện và Chính điện với những gian thờ những vị thần linh trong lịch sử Trung Quốc. Chính điện là nơi thờ chính của Thiên Hậu Thánh Mẫu với tượng bà Thiên Mẫu được tạc từ khối gỗ nổi bật giữa không gian vô cùng tĩnh mịch, kì bí và linh thiêng. Tiền điện là nơi đặt miếu thờ của Phúc Đức Chánh thần (thần thổ địa – người cai quản đất đai của nhân dân) và Môn Quan Vương tả (thần giữ cửa). Cuối cùng là Trung điện với bộ lư cổ hơn 130 tuổi lâu đời nhất lịch sử với nhiều nhiều nét điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo. Môn Quan Vương Tả Phúc Đức Chánh Thần Vừa bước vào phía cổng, du khách sẽ bị ấn tượng bởi vẻ trầm mặc của ngôi chùa. Mọi thứ đều được nhuốm màu thơi gian khiến cho không gian càng cô tịnh. Bước qua cánh cổng nhỏ sẽ lạc vào chốn huyền bí vừa bí ẩn nhưng cũng thật thân thuộc. Suốt chiều dọc ngôi chùa là phần kiến trúc chính, là nơi tổ chức các hoạt động tín ngưỡng. Ở giữa có một khoảng không như giếng trời vừa để lấy ánh sáng vừa để cho hương nhang theo đó bay lên cao. Hai bên lối đi cùng được phân cách để du khách di chuyển dễ hơn, đặc biệt là vào các ngày rằm. Ở giữa chính điện là tượng bà Thiên Hậu đặt ở chính giữa. Xung quanh ánh sáng vàng – đỏ là chủ đạo cùng với bức gỗ màu đen, ánh nến lung linh càng huyễn hoặc người nhìn. Dù chỉ đến một lần, bạn cũng sẽ có ấn tượng sâu đậm không thể diễn tả bằng lời về cái vẻ huyền bí, u tịnh đó. Phần mái cũng được trang trí bằng nhiều bức tượng đa dạng hình thù và kích thước. Dù vậy, tất cả đều hài hòa và đẹp mắt đến lạ. Nếu ngắm kỹ từng đường nét, bạn sẽ hiểu được thế nào là tinh tế là kỳ công. Từ đó thêm nể phục hơn tâm huyết và tài năng của họ. Điểm nhấn của ngôi chùa Bà Thiên Hậu là những chiếc vòng nhan treo trên không độc đáo. Người viếng có thể mua vòng nhan, ghi lại những lời chúc hay tâm nguyện của mình lên giấy. Sau đó bạn treo lên cùng với nhan để cầu xin với bà Thiên Hậu. Thêm một điểm nhấn đặc biệt của ngôi chùa chính là toàn bộ vật liệu đều được nhập từ Trung Quốc. Từ những cây gỗ quý đến bát lưu hương, từ những bức phù điêu đến phần tượng nhỏ,…. Điều đó phần nào cho thấy chùa Bà Thiên Hậu hết sức quan trọng trong cuộc sống của người Hoa ở Sài Gòn. Lễ hội Chùa Bà Thiên HậuMỗi dịp Tết đến, các dịp lễ như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu hoặc vào các ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, người dân cũng như nhiều du lịch thường nô nức tới chùa Bà Thiên Hậu để cầu mong được phù hộ cho sự an lành, bình yên. Lễ hội luôn thu hút người dân và du khách đến tham dựCó người đến cầu lộc, cầu duyên, cầu tài, cũng có người cầu bình an, cho một đời được an nhiên bên gia đình. Vì thế lư hương lúc nào cũng nghi ngút khói nhang. Người làm công quả cũng tất bật chẳng kém để lấy bớt phần nhang đã cháy nhiều, chừa chỗ cho người sau đến viếng. Nhang thơm tan vào hư không, thoảng trong gió, mang theo những ước nguyện từ tận đáy lòng. Khói hương nghi ngútNgoài ra, ngày vía Bà Thiên Hậu được tổ chức vào 23 tháng 3 Âm lịch cũng là một sự kiện lớn được nhiều người dân tham gia. Trong ngày này, tượng Bà Thiên Mẫu được đặt trên một chiếc kiệu và được người dân rước đi xung quanh một vòng chùa. Cùng với nhiều hoạt động múa lân, biểu diễn nghệ thuật,… đã tạo nên một không gian lễ hội vô cùng sôi động vào náo nhiệt. Đến chùa Bà Thiên Hậu không chỉ để cầu mà còn là cơ hội để du khách tìm hiểu lịch sử vào kiến trúc và văn hóa của ngôi chùa cổ. Lòng dù chơi vơi ở đâu vẫn tìm được sự cân bằng và thanh thản mỗi khi ghé thăm chùa bà Thiên Hậu. Nguồn: Báo Hà Nội Mới Ths Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Chùa Bà Thiên Hậu thành phố Hồ Chí Minh người Hoa 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10