Đảo Dừa biển xanh (Kiên Giang) Đảo Dừa biển xanh (Kiên Giang) Từ tàu cánh ngầm nhìn lên đã thấy đảo xanh mênh mang với những rặng dừa cao ngút ngàn. Hòn Sơn Rái còn được cộng đồng du lịch bình chọn là hòn đảo "sống ảo như Hawaii" bởi những cây dừa nghiêng, dừa nằm trên bờ biển cát mịn màng với những con sóng vỗ về như vuốt ve, mơn trớn. Cách bờ Rạch Giá (Kiên Giang) chừng 60km, tức cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 180km, đảo dừa Hòn Sơn Rái đang trở thành điểm đến lý tưởng của du khách miền Tây. Phú Quốc gần đây đắt đỏ, Nam Du luôn đông đúc, thì đảo dừa là lựa chọn để có chuyến đi vừa túi tiền nhưng ăn uống thịnh soạn và "sống ảo" thỏa thích. Nằm xa bờ, đảo dừa có biển xanh và cát mịn vàng, có màu trắng hoặc kem tùy bãi nhưng đều rất trong lành, mà nói như nhiều người từng đến đây "nhìn thấy làn nước đã muốn nhảy ùm xuống tắm". Giữa mùa hè oi bức của miền Tây, biển thành nơi lý tưởng. Con đường vòng quanh đảo chừng khoảng mười một cây số, đâu cũng thấy biển xanh đầy quyến rũ. Quanh đảo, có nhiều rạn đá cuội nằm chen chúc dưới làn nước trong vắt trông như những chú cá heo, đàn rùa biển bơi lội gần bờ chào đón du khách phương xa. Đặc biệt, Bãi Bấc, Bãi Bàng, Bãi Thiên Tuế là những bãi tắm lý tưởng với bãi biển thoai thoải ra xa, sóng nhẹ nhàng, trừ mùa gió bấc cuối năm. Gọi là đảo dừa bởi dừa mọc từ bãi biển kéo lên tận lưng chừng đồi. Cây nào cũng cao vun vút và tỏa bóng mát như mái tóc xõa của cô gái đảo liêu xiêu trong gió. Người lớn tuổi trên đảo đã thấy cây dừa rợp bóng từ thời trai trẻ. Người trung niên, vừa lớn lên đã thấy dừa cao vút xanh rờn. Còn với du khách, dừa trên đảo là chốn sống ảo. Vì thế, một số tên bãi biển địa phương được gọi khác thành bãi cây dừa nghiêng, bãi cây dừa nằm hoặc bãi hàng dừa không chỉ có một như ở Nam Du, Phú Quốc, Hòn Sơn Rái có nhiều cây dừa mọc nghiêng đầy ngoạn mục. Do địa hình và đất cát mềm, một số cây dừa cao vút bị nghiêng, thậm chí ngã bật gốc nhưng vẫn sống kiên cường, tạo thành những thế đứng độc đáo mà du khách trẻ thường hay gọi là những "cây dừa thần thánh" bởi mức độ ngoạn mục của nó. Nếu Bãi Bàng cát trắng mịn suốt chiều dài bãi thuộc sở hữu của hai gia đình thì bãi cây dừa nằm và bãi Bấc có những rạn đá sát bờ là nơi mực, ốc và cá trú ngụ, sinh sản. Du khách có thể bắt được mực nang gần hai ký, cá nóc gai nặng chừng một ký hoặc các loài cá, có cả cá mú. Ốc thì nhiều bởi hốc đá là nơi lý tưởng để chúng trú ẩn, đeo bám và tìm nguồn thức ăn. Chỉ cần kính lặn, du khách có thể thỏa thích săn bắt dưới nước. Thêm một chiếc ống thở nữa, họ thỏa sức ngắm san hô ngay tại bãi rạn cách bờ chưa tới năm mươi mét. Cái hay của đảo dừa là vẫn còn rừng nguyên sinh trên đảo. Tàu cập cảng, du khách ra khỏi Bãi Nhà là bước vào khu rừng nguyên sinh để đi trên con đường xuyên đảo mát rượi. Phía Đông đảo có đường lên Ma Thiên Lãnh, đỉnh cao nhất của đảo. Từ đây, có thể nhìn bao quát hết đảo và vùng bán đảo Cà Mau kéo dài đến Rạch Giá, Hòn Đất phía đất liền và cụm đảo của huyện Kiên Hải, quần đảo Bà Lụa (Kiên Lương) Phía Tây đảo có đỉnh Đầu Rồng. Mất khoảng ba mươi phút đi xuyên qua những rặng dừa, rẫy xoài là đến đỉnh. Nơi đây, có những cây thiên tuế hàng chục năm tuổi. Chúng mọc quấn quýt nhau. Trong đó, có một cây tỏa ra chín ngọn tủa vươn các hướng trải dài trên đá. Cái tên Đầu Rồng có từ đó. Cũng như Ma Thiên Lãnh, đỉnh Đầu Rồng chỉ thích hợp với người ưa khám phá và thể thao. Đến đảo, du khách đừng quên tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng miền biển của người dân bản địa. Nếu đến đảo vào Rằm tháng Mười âm lịch hằng năm, bạn có thể hòa mình vào không khí lễ hội "vui như Tết" của lễ cúng Ông- tưởng nhớ loài cá được xem là ân nhân của ngư dân. Dinh thờ cá Ông (cá voi) nằm ở khu dân cư Bãi Giếng. Ngoài ra, còn các miếu thờ Bà Cậu, thờ Bà Chúa Xứ Ngày xưa khi mới tới lập nghiệp, rừng còn thú dữ, biển cả hung tợn, người ta phải nương tựa vào thần linh như tiếp thêm sức mạnh để trụ lại những hòn đảo giữa biển khơi. Cho tới bây giờ, tín ngưỡng đó vẫn duy trì và trở thành nét văn hóa tín ngưỡng miền biển độc đáo ở Việt Nam. Nguồn: Báo Cần Thơ Từ tàu cánh ngầm nhìn lên đã thấy đảo xanh mênh mang với những rặng dừa cao ngút ngàn. Hòn Sơn Rái còn được cộng đồng du lịch bình chọn là hòn đảo "sống ảo như Hawaii" bởi những cây dừa nghiêng, dừa nằm trên bờ biển cát mịn màng với những con sóng vỗ về như vuốt ve, mơn trớn. Cách bờ Rạch Giá (Kiên Giang) chừng 60km, tức cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 180km, đảo dừa Hòn Sơn Rái đang trở thành điểm đến lý tưởng của du khách miền Tây. Phú Quốc gần đây đắt đỏ, Nam Du luôn đông đúc, thì đảo dừa là lựa chọn để có chuyến đi vừa túi tiền nhưng ăn uống thịnh soạn và "sống ảo" thỏa thích. Nằm xa bờ, đảo dừa có biển xanh và cát mịn vàng, có màu trắng hoặc kem tùy bãi nhưng đều rất trong lành, mà nói như nhiều người từng đến đây "nhìn thấy làn nước đã muốn nhảy ùm xuống tắm". Giữa mùa hè oi bức của miền Tây, biển thành nơi lý tưởng. Con đường vòng quanh đảo chừng khoảng mười một cây số, đâu cũng thấy biển xanh đầy quyến rũ. Quanh đảo, có nhiều rạn đá cuội nằm chen chúc dưới làn nước trong vắt trông như những chú cá heo, đàn rùa biển bơi lội gần bờ chào đón du khách phương xa. Đặc biệt, Bãi Bấc, Bãi Bàng, Bãi Thiên Tuế là những bãi tắm lý tưởng với bãi biển thoai thoải ra xa, sóng nhẹ nhàng, trừ mùa gió bấc cuối năm. Gọi là đảo dừa bởi dừa mọc từ bãi biển kéo lên tận lưng chừng đồi. Cây nào cũng cao vun vút và tỏa bóng mát như mái tóc xõa của cô gái đảo liêu xiêu trong gió. Người lớn tuổi trên đảo đã thấy cây dừa rợp bóng từ thời trai trẻ. Người trung niên, vừa lớn lên đã thấy dừa cao vút xanh rờn. Còn với du khách, dừa trên đảo là chốn sống ảo. Vì thế, một số tên bãi biển địa phương được gọi khác thành bãi cây dừa nghiêng, bãi cây dừa nằm hoặc bãi hàng dừa không chỉ có một như ở Nam Du, Phú Quốc, Hòn Sơn Rái có nhiều cây dừa mọc nghiêng đầy ngoạn mục. Do địa hình và đất cát mềm, một số cây dừa cao vút bị nghiêng, thậm chí ngã bật gốc nhưng vẫn sống kiên cường, tạo thành những thế đứng độc đáo mà du khách trẻ thường hay gọi là những "cây dừa thần thánh" bởi mức độ ngoạn mục của nó. Nếu Bãi Bàng cát trắng mịn suốt chiều dài bãi thuộc sở hữu của hai gia đình thì bãi cây dừa nằm và bãi Bấc có những rạn đá sát bờ là nơi mực, ốc và cá trú ngụ, sinh sản. Du khách có thể bắt được mực nang gần hai ký, cá nóc gai nặng chừng một ký hoặc các loài cá, có cả cá mú. Ốc thì nhiều bởi hốc đá là nơi lý tưởng để chúng trú ẩn, đeo bám và tìm nguồn thức ăn. Chỉ cần kính lặn, du khách có thể thỏa thích săn bắt dưới nước. Thêm một chiếc ống thở nữa, họ thỏa sức ngắm san hô ngay tại bãi rạn cách bờ chưa tới năm mươi mét. Cái hay của đảo dừa là vẫn còn rừng nguyên sinh trên đảo. Tàu cập cảng, du khách ra khỏi Bãi Nhà là bước vào khu rừng nguyên sinh để đi trên con đường xuyên đảo mát rượi. Phía Đông đảo có đường lên Ma Thiên Lãnh, đỉnh cao nhất của đảo. Từ đây, có thể nhìn bao quát hết đảo và vùng bán đảo Cà Mau kéo dài đến Rạch Giá, Hòn Đất phía đất liền và cụm đảo của huyện Kiên Hải, quần đảo Bà Lụa (Kiên Lương) Phía Tây đảo có đỉnh Đầu Rồng. Mất khoảng ba mươi phút đi xuyên qua những rặng dừa, rẫy xoài là đến đỉnh. Nơi đây, có những cây thiên tuế hàng chục năm tuổi. Chúng mọc quấn quýt nhau. Trong đó, có một cây tỏa ra chín ngọn tủa vươn các hướng trải dài trên đá. Cái tên Đầu Rồng có từ đó. Cũng như Ma Thiên Lãnh, đỉnh Đầu Rồng chỉ thích hợp với người ưa khám phá và thể thao. Đến đảo, du khách đừng quên tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng miền biển của người dân bản địa. Nếu đến đảo vào Rằm tháng Mười âm lịch hằng năm, bạn có thể hòa mình vào không khí lễ hội "vui như Tết" của lễ cúng Ông- tưởng nhớ loài cá được xem là ân nhân của ngư dân. Dinh thờ cá Ông (cá voi) nằm ở khu dân cư Bãi Giếng. Ngoài ra, còn các miếu thờ Bà Cậu, thờ Bà Chúa Xứ Ngày xưa khi mới tới lập nghiệp, rừng còn thú dữ, biển cả hung tợn, người ta phải nương tựa vào thần linh như tiếp thêm sức mạnh để trụ lại những hòn đảo giữa biển khơi. Cho tới bây giờ, tín ngưỡng đó vẫn duy trì và trở thành nét văn hóa tín ngưỡng miền biển độc đáo ở Việt Nam. Nguồn: Báo Cần Thơ Trở về đầu trang Hòn Sơn Rái Kiên Giang du lịch 6 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10