Di tích khảo cổ học Đồng Đậu: Bài 1: Từng là nơi cư trú của người Việt cổ lớn nhất ở châu thổ Bắc Bộ Di tích khảo cổ học Đồng Đậu: Bài 1: Từng là nơi cư trú của người Việt cổ lớn nhất ở châu thổ Bắc Bộ Nằm trọn vẹn trên một quả gò cao khoảng 6m so với mặt ruộng trũng xung quanh, có tổng diện tích 8,5ha, thuộc thôn Đông, thị trấn Yên Lạc. Di tích cách trung tâm huyện lỵ Yên Lạc 1,5km về phía Đông, nằm sát đường 305 tỉnh lộ. Kể từ khi phát hiện (năm 1962) đến nay, di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu vẫn được bảo vệ nguyên vẹn, phục vụ tích cực cho các cuộc khai quật, nghiên cứu, tham quan học tập của các cơ quan khoa học chuyên ngành, các nhà khoa học trong nước, ngoài nước và học sinh các trường tại đ Điểm lại quá trình lịch sử, Yên Lạc là mảnh đất giàu tiềm năng về di tích lịch sử. Tại xã Bình Định đã tìm được di tích Gò Gai (hay còn gọi là Đồng Gai) ở thôn Cốc Lâm là địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Tại xã Đồng Cương có địa điểm Quán Đôi (còn gọi là đồng Quán Đôi) tại khu vực trường phổ thông cơ sở, có dấu tích văn hóa Phùng Nguyên. Cũng tại xã Đồng Cương, có địa điểm Mả Hòn, thuộc thôn Chi Chỉ có dấu tích của thời đại Kim Khí. Ngay tại thị trấn Yên Lạc có di chỉ khảo cổ học nổi tiếng là Đồng Đậu, có dấu tích của văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Cũng tại khu vực này đã tìm thấy địa điểm Gò Chùa Biện Sơn có dấu tích của nền văn hóa Phùng Nguyên. Tại xã Nguyệt Đức có địa điểm Đinh Xá, thuộc thôn Đinh Xá đã phát hiện ra địa điểm văn hóa Đồng Đậu. Tại xã này còn có địa điểm đồng Hai Cây có dấu tích của thời đại Kim Khí… Các nhà khảo cổ học đã bước đầu phác thảo được một bức tranh toàn cảnh về thời cổ đại tại nơi này nhờ các cuộc đi khai quật, điều tra, thám sát trên địa bàn huyện Yên Lạc và tỉnh Vĩnh Phúc. Toàn cảnh Di tích khảo cổ học Đồng Đậu (Yên Lạc - Vĩnh Phúc). Ảnh: Tiến Dũng. Trong khi huyện mới hình thành 5 cụm công nghiệp mà chưa hình thành được khu công nghiệp như những địa bàn khác trong tỉnh, Yên Lạc chủ trương khai thác thế mạnh về văn hóa, đặc biệt là di tích lịch sử văn hóa để bảo tồn, phát huy, trước hết là phục vụ phát triển du lịch bền vững nhằm thoát ra khỏi huyện thuần nông. Trên cơ sở thông tin được lãnh đạo huyện Yên Lạc cung cấp, đầu năm Tân Sửu (2021), chúng tôi đã đi khảo sát di tích khảo cổ học Đồng Đậu được Nhà nước xếp hạng là di tích Văn hóa Lịch sử cấp Quốc gia từ ngày 21/4/2000. Di tích này cách trung tâm huyện Yên Lạc 1,5 Km về phía Đông, nằm trọn vẹn trên gò cao khoảng 6 m so với mặt ruộng trũng xung quanh, có tổng diện tích 8,5 ha, thuộc thôn Đông, thị trấn Yên Lạc. Kể từ khi phát hiện (năm 1962) đến nay, di tích khảo cổ học Đồng Đậu vẫn được bảo vệ, phục vụ cho các cuộc khai quật, nghiên cứu, tham quan học tập của các cơ quan khoa học chuyên ngành, các nhà khoa học trong nước, ngoài nước và học sinh các trường tại địa phương. Rìu, bôn bằng đá phát hiện tại di tích khảo cổ học Đồng Đậu năm 1999. Ảnh: vinhphuc.gov.vn/ Di tích Đồng Đậu đã trải qua 7 lần thám sát và khai quật lớn vào các năm: 1965- 1966, 1967, 1968 - 1969, 1984, 1987, 1999 và 2012, với tổng diện tích là 758m2, tập trung ở các sườn phía Đông, Nam, phía Tây và đỉnh gò với tầng văn hoá dày trung bình trên 3 m (có chỗ tới 6 m). Lần khai quật thứ 7 vào tháng 12/2012 với sự tham gia của 3 cơ quan là Bộ môn khảo cổ học Khoa Lịch Sử Đại hoc Khoa học và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Khảo cổ học Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc. Các hiện vật bằng đồng phát hiện tại di tích khảo cổ học Đồng Đậu năm 1999. Ảnh: vinhphuc.gov.vn Qua 7 lần khai quật đã phát hiện được rất nhiều di vật khảo cổ với hàng nghìn tiêu bản hiện vật, hàng tấn mảnh gốm các loại, cực kỳ phong phú về chất liệu, chủng loại, đa dạng về loại hình, kiểu dáng tiêu biểu của 3 nền văn hóa: Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun bằng đá (rìu, đục, bàn mài, vòng, hạt chuỗi trang sức), đồng (rìu, dũa, mũi tên, lưỡi câu, mũi lao) gốm (mảnh nồi, vò, chạc, dọi xe chỉ, bi gốm và nhiều công cụ bằng xương, sừng. Di cốt động vật như: lợn, hươu, nai, trâu, bò, chó, hổ… và khá nhiều xương cá. Đồng thời tại đây còn tìm thấy tượng hình trâu, bò, gà và nhiều xương thú vật, lần đầu tiên đã tìm thấy những hạt gạo cháy, chứng tỏ nghề nông nghiệp trồng lúa nước đã có từ rất lâu đời và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân Việt cổ. Gò Đồng Đậu là một di chỉ quý, góp phần khẳng định trong tiến trình lịch sử của dân tộc trải dài trong khoảng 2 thiên niên kỷ, người Việt cổ đã dừng lại và định cư ở Đồng Đậu, tạo dựng ra đồng bằng Bắc Bộ và đã tạo ra nền văn minh Sông Hồng, đặc biệt đã xây dựng một nền văn minh lúa nước rực rỡ. So với tất cả các khu vực khảo cổ khác (thường có tầng văn hóa khoảng 40-50cm), Đồng Đậu có tầng văn hóa dày nhất tới 6 m và có diễn biến từ dưới lên theo tiến trình thời gian. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra 4 tầng văn hóa của di tích khảo cổ này. Lớp dưới cùng (cổ nhất) khai quật được nhiều đồ đá, gốm, công cụ bằng sừng và nhiều di cốt động vật. Di cốt người thuộc lớp Văn hóa Phùng Nguyên phát hiện tại di tích khảo cổ học Đồng Đậu năm 1999, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phú. Ảnh: vinhphuc.gov.vn Đáng lưu ý, năm 1999, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở VHTT&DL Vĩnh Phúc tiến hành cuộc khai quật lần thứ 6 đã phát hiện được một ngôi mộ táng, còn giữ lại được di cốt người thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Cuộc khai quật lần này, mặc dầu chỉ có 25m2, nhưng cũng đã phát hiện được một ngôi mộ nằm ở độ sâu 3 m. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy biên mộ rất rõ ràng. Ngôi mộ còn gần như nguyên vẹn trừ xương đùi bên trái bị mất - có thể do người đời sau đào hố trúng mộ và cũng không loại trừ tổ mối làm hủy hoại. Chưa rõ vì lý do nào, nhưng tìm thấy bằng chứng xương mác bên phải bị gẫy nhưng đã liền lại. Đặc biệt có tục nhuộm răng đen và tục nhổ răng cửa bên hàm trên và toàn bộ răng cửa hàm dưới. Rõ ràng đây không phải là răng bị rụng, vì nếu rụng thì cung hàm phải để lại dấu vết của các huyệt răng. Trong khi đó, bộ xương này thấy cung hàm dưới chỗ bị nhổ đã liền lại tạo thành một dìa sắc cạnh. Những di cốt người cổ tìm thấy ở Đồng Đậu được xác định có niên đại bằng phương pháp các bon phóng xạ (C14) cho thấy lớp sớm nhất ở Đồng Đậu có niên đại 3.500 năm trở về trước. Ba tầng văn hóa còn lại thì phát hiện thêm được các hiện vật bằng đồng. Các hiện vật gốm được phát hiện tại di tích khảo cổ học Đồng Đậu năm 1999. Ảnh: vinhphuc.gov.vn Từ những di vật khảo cổ được phát hiện, qua quá trình nghiên cứu, đến nay có thể nhận biết cơ bản về di tích khảo cổ học Đồng Đậu: Đồng Đậu là một di chỉ cư trú của người Việt cổ lớn nhất ở trung tâm vùng tam giác châu thổ Bắc Bộ, phạm vi diện tích phân bố rộng nhất, tầng văn hoá dày nhất, chứa đựng khối lượng hiện vật khảo cổ rất lớn và phong phú. Toàn cảnh hố khai quật tại di tích Đồng Đậu, năm 1969. Ảnh: vinhphuc.gov.vn Các giai đoạn văn hoá khảo cổ theo quá trình diễn tiến liên tục tại di tích khảo cổ Đồng Đậu đã khẳng định rất rõ là: Lớp sớm nhất từ Phùng Nguyên, tiếp theo đến Đồng Đậu, Gò Mun và cuối cùng là Đông Sơn. Và cũng chính vì vậy, từ di tích Đồng Đậu mà các nhà khảo cổ học Việt Nam có cơ sở khoa học để xác định tiêu chí cho các giai đoạn phát triển văn hoá vùng lưu vực sông Hồng: Con người có mặt sớm nhất ở đây thuộc giai đoạn muộn của văn hoá Phùng Nguyên, họ đã đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật chế tác đá nguyên thuỷ, mài nhẵn, đẹp, các đồ trang sức đá tinh xảo, bắt đầu xuất hiện kỹ thuật luyện kim đồng. Đồ gốm chế tạo bằng bàn xoay, thanh thoát, cân đối, đẹp, hoa văn tiêu biểu là đồ án khắc vạch, chấm dải, đối xứng. Nghề trồng lúa nước đã phát triển, phát hiện nhiều hạt thóc, gạo cháy trong tro than. Tiếp theo là giai đoạn Đồng Đậu với yếu tố đặc trưng là công cụ đá giảm, đồ gốm dày, độ nung cao, hoa văn trang trí với mô típ khuông nhạc, chải thành những đồ án: Chữ S, số 8, đối xứng; đồ xương, sừng phát triển; kỹ thuật đúc đồng trở thành yếu tố chủ đạo. Lớp thứ 3 thuộc giai đoạn văn hoá Gò Mun, đồ đá còn lại ít, đồ xương sừng hiếm, gốm thô, độ nung cao hơn 2 giai đoạn trước, chủ yếu là loại miệng loe gãy, hoa văn khắc vạch trang trí chủ yếu trên thành miệng. Lớp trên cùng thuộc giai đoạn văn hoá Đông Sơn, do bề mặt di chỉ đã bị cày xới từ khi chưa được phát hiện nhưng những di vật được phát hiện rải rác thuộc phạm vi di chỉ, chủ yếu là các hiện vật đồng: Rìu xéo, giáo, dao mang tính đặc trưng của văn hoá Đông Sơn. Với 4 giai đoạn văn hoá khảo cổ cùng có mặt trên một di chỉ, diễn biến phát triển liên tục, thể hiện một qúa trình định cư ổn định, lâu dài của cư dân Việt cổ để hình thành nên Nhà nước đầu tiên của dân tộc- Nhà nước Văn Lang thời đại Hùng Vương Đây chính là giá trị lớn lao nhất của di tích khảo cổ học Đồng Đậu, không riêng cho Vĩnh Phúc mà của cả Việt Nam và vùng Đông Nam Á. Đó là những bằng chứng vô cùng quý giá để tìm hiểu về phong tục, tập quán và đặc biệt là thành phần nhân chủng của người Việt cổ trên lưu vực sông Hồng. Phát hiện di cốt người cổ ở Đồng Đậu sẽ đóng góp vào những tư liệu khoa học làm sáng tỏ dần vấn đề “Nguồn gốc người Việt” mà nhiều nhà khoa học còn đang gắng công tìm tòi, nghiên cứu. Từ đó, có thể khẳng định Đồng Đậu cùng với hệ thống di tích khảo cổ khác ở Yên Lạc và tỉnh Vĩnh Phúc là từ văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóa Đông Sơn đã đưa quá trình mở đầu giai đoạn Hùng Vương dựng nước từ huyền thoại vào chính sử nhưng đang bị lãng quên, phí phạm, chưa được nghiên cứu, bảo tồn, phát huy để phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững. Vũ Xuân Bân - Nguyễn Tiến Dũng Nguồn: Tạp chí Văn hóa và Phát triển Nằm trọn vẹn trên một quả gò cao khoảng 6m so với mặt ruộng trũng xung quanh, có tổng diện tích 8,5ha, thuộc thôn Đông, thị trấn Yên Lạc. Di tích cách trung tâm huyện lỵ Yên Lạc 1,5km về phía Đông, nằm sát đường 305 tỉnh lộ. Kể từ khi phát hiện (năm 1962) đến nay, di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu vẫn được bảo vệ nguyên vẹn, phục vụ tích cực cho các cuộc khai quật, nghiên cứu, tham quan học tập của các cơ quan khoa học chuyên ngành, các nhà khoa học trong nước, ngoài nước và học sinh các trường tại đ Điểm lại quá trình lịch sử, Yên Lạc là mảnh đất giàu tiềm năng về di tích lịch sử. Tại xã Bình Định đã tìm được di tích Gò Gai (hay còn gọi là Đồng Gai) ở thôn Cốc Lâm là địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Tại xã Đồng Cương có địa điểm Quán Đôi (còn gọi là đồng Quán Đôi) tại khu vực trường phổ thông cơ sở, có dấu tích văn hóa Phùng Nguyên. Cũng tại xã Đồng Cương, có địa điểm Mả Hòn, thuộc thôn Chi Chỉ có dấu tích của thời đại Kim Khí. Ngay tại thị trấn Yên Lạc có di chỉ khảo cổ học nổi tiếng là Đồng Đậu, có dấu tích của văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Cũng tại khu vực này đã tìm thấy địa điểm Gò Chùa Biện Sơn có dấu tích của nền văn hóa Phùng Nguyên. Tại xã Nguyệt Đức có địa điểm Đinh Xá, thuộc thôn Đinh Xá đã phát hiện ra địa điểm văn hóa Đồng Đậu. Tại xã này còn có địa điểm đồng Hai Cây có dấu tích của thời đại Kim Khí… Các nhà khảo cổ học đã bước đầu phác thảo được một bức tranh toàn cảnh về thời cổ đại tại nơi này nhờ các cuộc đi khai quật, điều tra, thám sát trên địa bàn huyện Yên Lạc và tỉnh Vĩnh Phúc. Toàn cảnh Di tích khảo cổ học Đồng Đậu (Yên Lạc - Vĩnh Phúc). Ảnh: Tiến Dũng.Trong khi huyện mới hình thành 5 cụm công nghiệp mà chưa hình thành được khu công nghiệp như những địa bàn khác trong tỉnh, Yên Lạc chủ trương khai thác thế mạnh về văn hóa, đặc biệt là di tích lịch sử văn hóa để bảo tồn, phát huy, trước hết là phục vụ phát triển du lịch bền vững nhằm thoát ra khỏi huyện thuần nông.Trên cơ sở thông tin được lãnh đạo huyện Yên Lạc cung cấp, đầu năm Tân Sửu (2021), chúng tôi đã đi khảo sát di tích khảo cổ học Đồng Đậu được Nhà nước xếp hạng là di tích Văn hóa Lịch sử cấp Quốc gia từ ngày 21/4/2000. Di tích này cách trung tâm huyện Yên Lạc 1,5 Km về phía Đông, nằm trọn vẹn trên gò cao khoảng 6 m so với mặt ruộng trũng xung quanh, có tổng diện tích 8,5 ha, thuộc thôn Đông, thị trấn Yên Lạc.Kể từ khi phát hiện (năm 1962) đến nay, di tích khảo cổ học Đồng Đậu vẫn được bảo vệ, phục vụ cho các cuộc khai quật, nghiên cứu, tham quan học tập của các cơ quan khoa học chuyên ngành, các nhà khoa học trong nước, ngoài nước và học sinh các trường tại địa phương. Rìu, bôn bằng đá phát hiện tại di tích khảo cổ học Đồng Đậu năm 1999. Ảnh: vinhphuc.gov.vn/Di tích Đồng Đậu đã trải qua 7 lần thám sát và khai quật lớn vào các năm: 1965- 1966, 1967, 1968 - 1969, 1984, 1987, 1999 và 2012, với tổng diện tích là 758m2, tập trung ở các sườn phía Đông, Nam, phía Tây và đỉnh gò với tầng văn hoá dày trung bình trên 3 m (có chỗ tới 6 m). Lần khai quật thứ 7 vào tháng 12/2012 với sự tham gia của 3 cơ quan là Bộ môn khảo cổ học Khoa Lịch Sử Đại hoc Khoa học và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Khảo cổ học Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc. Các hiện vật bằng đồng phát hiện tại di tích khảo cổ học Đồng Đậu năm 1999. Ảnh: vinhphuc.gov.vnQua 7 lần khai quật đã phát hiện được rất nhiều di vật khảo cổ với hàng nghìn tiêu bản hiện vật, hàng tấn mảnh gốm các loại, cực kỳ phong phú về chất liệu, chủng loại, đa dạng về loại hình, kiểu dáng tiêu biểu của 3 nền văn hóa: Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun bằng đá (rìu, đục, bàn mài, vòng, hạt chuỗi trang sức), đồng (rìu, dũa, mũi tên, lưỡi câu, mũi lao) gốm (mảnh nồi, vò, chạc, dọi xe chỉ, bi gốm và nhiều công cụ bằng xương, sừng. Di cốt động vật như: lợn, hươu, nai, trâu, bò, chó, hổ… và khá nhiều xương cá.Đồng thời tại đây còn tìm thấy tượng hình trâu, bò, gà và nhiều xương thú vật, lần đầu tiên đã tìm thấy những hạt gạo cháy, chứng tỏ nghề nông nghiệp trồng lúa nước đã có từ rất lâu đời và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân Việt cổ. Gò Đồng Đậu là một di chỉ quý, góp phần khẳng định trong tiến trình lịch sử của dân tộc trải dài trong khoảng 2 thiên niên kỷ, người Việt cổ đã dừng lại và định cư ở Đồng Đậu, tạo dựng ra đồng bằng Bắc Bộ và đã tạo ra nền văn minh Sông Hồng, đặc biệt đã xây dựng một nền văn minh lúa nước rực rỡ. So với tất cả các khu vực khảo cổ khác (thường có tầng văn hóa khoảng 40-50cm), Đồng Đậu có tầng văn hóa dày nhất tới 6 m và có diễn biến từ dưới lên theo tiến trình thời gian. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra 4 tầng văn hóa của di tích khảo cổ này. Lớp dưới cùng (cổ nhất) khai quật được nhiều đồ đá, gốm, công cụ bằng sừng và nhiều di cốt động vật. Di cốt người thuộc lớp Văn hóa Phùng Nguyên phát hiện tại di tích khảo cổ học Đồng Đậu năm 1999, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phú. Ảnh: vinhphuc.gov.vnĐáng lưu ý, năm 1999, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở VHTT&DL Vĩnh Phúc tiến hành cuộc khai quật lần thứ 6 đã phát hiện được một ngôi mộ táng, còn giữ lại được di cốt người thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Cuộc khai quật lần này, mặc dầu chỉ có 25m2, nhưng cũng đã phát hiện được một ngôi mộ nằm ở độ sâu 3 m. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy biên mộ rất rõ ràng. Ngôi mộ còn gần như nguyên vẹn trừ xương đùi bên trái bị mất - có thể do người đời sau đào hố trúng mộ và cũng không loại trừ tổ mối làm hủy hoại. Chưa rõ vì lý do nào, nhưng tìm thấy bằng chứng xương mác bên phải bị gẫy nhưng đã liền lại. Đặc biệt có tục nhuộm răng đen và tục nhổ răng cửa bên hàm trên và toàn bộ răng cửa hàm dưới. Rõ ràng đây không phải là răng bị rụng, vì nếu rụng thì cung hàm phải để lại dấu vết của các huyệt răng. Trong khi đó, bộ xương này thấy cung hàm dưới chỗ bị nhổ đã liền lại tạo thành một dìa sắc cạnh. Những di cốt người cổ tìm thấy ở Đồng Đậu được xác định có niên đại bằng phương pháp các bon phóng xạ (C14) cho thấy lớp sớm nhất ở Đồng Đậu có niên đại 3.500 năm trở về trước. Ba tầng văn hóa còn lại thì phát hiện thêm được các hiện vật bằng đồng. Các hiện vật gốm được phát hiện tại di tích khảo cổ học Đồng Đậu năm 1999. Ảnh: vinhphuc.gov.vnTừ những di vật khảo cổ được phát hiện, qua quá trình nghiên cứu, đến nay có thể nhận biết cơ bản về di tích khảo cổ học Đồng Đậu:Đồng Đậu là một di chỉ cư trú của người Việt cổ lớn nhất ở trung tâm vùng tam giác châu thổ Bắc Bộ, phạm vi diện tích phân bố rộng nhất, tầng văn hoá dày nhất, chứa đựng khối lượng hiện vật khảo cổ rất lớn và phong phú. Toàn cảnh hố khai quật tại di tích Đồng Đậu, năm 1969. Ảnh: vinhphuc.gov.vnCác giai đoạn văn hoá khảo cổ theo quá trình diễn tiến liên tục tại di tích khảo cổ Đồng Đậu đã khẳng định rất rõ là: Lớp sớm nhất từ Phùng Nguyên, tiếp theo đến Đồng Đậu, Gò Mun và cuối cùng là Đông Sơn. Và cũng chính vì vậy, từ di tích Đồng Đậu mà các nhà khảo cổ học Việt Nam có cơ sở khoa học để xác định tiêu chí cho các giai đoạn phát triển văn hoá vùng lưu vực sông Hồng: Con người có mặt sớm nhất ở đây thuộc giai đoạn muộn của văn hoá Phùng Nguyên, họ đã đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật chế tác đá nguyên thuỷ, mài nhẵn, đẹp, các đồ trang sức đá tinh xảo, bắt đầu xuất hiện kỹ thuật luyện kim đồng.Đồ gốm chế tạo bằng bàn xoay, thanh thoát, cân đối, đẹp, hoa văn tiêu biểu là đồ án khắc vạch, chấm dải, đối xứng.Nghề trồng lúa nước đã phát triển, phát hiện nhiều hạt thóc, gạo cháy trong tro than.Tiếp theo là giai đoạn Đồng Đậu với yếu tố đặc trưng là công cụ đá giảm, đồ gốm dày, độ nung cao, hoa văn trang trí với mô típ khuông nhạc, chải thành những đồ án: Chữ S, số 8, đối xứng; đồ xương, sừng phát triển; kỹ thuật đúc đồng trở thành yếu tố chủ đạo.Lớp thứ 3 thuộc giai đoạn văn hoá Gò Mun, đồ đá còn lại ít, đồ xương sừng hiếm, gốm thô, độ nung cao hơn 2 giai đoạn trước, chủ yếu là loại miệng loe gãy, hoa văn khắc vạch trang trí chủ yếu trên thành miệng.Lớp trên cùng thuộc giai đoạn văn hoá Đông Sơn, do bề mặt di chỉ đã bị cày xới từ khi chưa được phát hiện nhưng những di vật được phát hiện rải rác thuộc phạm vi di chỉ, chủ yếu là các hiện vật đồng: Rìu xéo, giáo, dao mang tính đặc trưng của văn hoá Đông Sơn.Với 4 giai đoạn văn hoá khảo cổ cùng có mặt trên một di chỉ, diễn biến phát triển liên tục, thể hiện một qúa trình định cư ổn định, lâu dài của cư dân Việt cổ để hình thành nên Nhà nước đầu tiên của dân tộc- Nhà nước Văn Lang thời đại Hùng VươngĐây chính là giá trị lớn lao nhất của di tích khảo cổ học Đồng Đậu, không riêng cho Vĩnh Phúc mà của cả Việt Nam và vùng Đông Nam Á. Đó là những bằng chứng vô cùng quý giá để tìm hiểu về phong tục, tập quán và đặc biệt là thành phần nhân chủng của người Việt cổ trên lưu vực sông Hồng. Phát hiện di cốt người cổ ở Đồng Đậu sẽ đóng góp vào những tư liệu khoa học làm sáng tỏ dần vấn đề “Nguồn gốc người Việt” mà nhiều nhà khoa học còn đang gắng công tìm tòi, nghiên cứu.Từ đó, có thể khẳng định Đồng Đậu cùng với hệ thống di tích khảo cổ khác ở Yên Lạc và tỉnh Vĩnh Phúc là từ văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóa Đông Sơn đã đưa quá trình mở đầu giai đoạn Hùng Vương dựng nước từ huyền thoại vào chính sử nhưng đang bị lãng quên, phí phạm, chưa được nghiên cứu, bảo tồn, phát huy để phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững.Vũ Xuân Bân - Nguyễn Tiến DũngNguồn: Tạp chí Văn hóa và Phát triển Trở về đầu trang Di tích khảo cổ học Đồng Đậu văn hóa Phùng Nguyên Yên Lạc Vĩnh Phúc 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10