Độc đáo những cây cầu ngói ở Nam Định Độc đáo những cây cầu ngói ở Nam Định Trong các loại cầu cổ ở Việt Nam, cầu ngói là công trình kiến trúc dân gian đặc sắc, có giá trị nghệ thuật cao. Tại tỉnh ta hiện vẫn còn hai cây cầu ngói cổ kính, có tuổi đời hàng trăm năm với kiến trúc độc đáo là cầu ngói chợ Thượng và cầu ngói Chùa Lương. Điểm đặc biệt của những cây cầu là đều được làm bằng gỗ và lợp mái ngói, bắc qua sông, tạo nét đẹp riêng cho không gian văn hóa làng quê. Cầu ngói chợ Thượng thuộc thôn Thượng Nông, xã Bình Minh (Nam Trực) gắn liền với tên tuổi của bà Chúa Nguyễn Thị Ngọc Xuân - người có công lao trong việc làm cầu, mở chợ phục vụ cho công việc làm ăn của nhân dân. Cầu ngói chợ Thượng thuộc thôn Thượng Nông, xã Bình Minh (Nam Trực). Vừa thông minh vừa xinh đẹp, bà từng được Chúa Trịnh Sâm đem lòng yêu mến, tuyển vào phủ làm cung phi. Cầu bắc qua sông Ngọc cạnh chợ Thượng nên được gọi là cầu ngói chợ Thượng. Nhà cầu được dựng bằng khung gỗ lim, mái lợp ngói nam, hai hồi xây tường, hai bên là hai cửa giả, tạo thành một mái nhà ở trên, vừa tạo điều kiện cho nhân dân đi lại tránh mưa nắng và có thể nghỉ ngơi, hóng mát, vừa có tác dụng bảo vệ cho các cấu kiện kiến trúc gỗ của cầu. Cầu ngói chợ Thượng bắc qua sông Ngọc. Cửa phía nam và phía bắc cầu được xây bằng gạch, rộng 1,7m, cao 2m, hai hồi đều có đại tự đắp nổi chữ “Thượng gia kiều” bằng chữ Hán. Cầu ngói chợ Thượng có 11 gian kết cấu kiểu kèo cầu tứ hàng chân, mỗi gian từ 1,45m đến 1,65m, tạo nên một công trình dài 17,35m nối hai bờ sông Ngọc - con sông đã đi vào thơ của thi sĩ đồng quê Đoàn Văn Cừ: “Dòng nước lượn trong như dòng ngọc chảy/ Đàn chim sẻ nấp nhìn qua kẽ sậy”. Cùng với Phủ Bà thờ bà Chúa Nguyễn Thị Ngọc Xuân, di tích Cầu Ngói thôn Thượng Nông đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 2012… Cầu ngói chợ Lương thuộc xã Hải Anh (Hải Hậu) là một trong những cây cầu cổ xưa có mái tựa dáng rồng bay. Cầu ngói Chùa Lương thuộc xã Hải Anh (Hải Hậu), bắc qua sông Trung Giang, cách Chùa Lương hơn 100m. Chùa Lương (hay còn gọi là chùa trăm gian) tên chữ là Phúc Lâm Tự được xây dựng vào đời Vua Lê Hồng Thuận (1509-1515) cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Nằm ngay trên con đường dẫn vào chùa, cầu ngói từ lâu đã gắn với ngôi chùa thành một cụm di tích nổi tiếng gần xa, trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều văn nghệ sĩ. Lịch sử của chùa và cầu gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển 500 năm trước ở vùng biển Hải Hậu. Cầu được xây dựng cách đây chừng 300-400 năm vào thời Lê, được mệnh danh là một trong những cây cầu cổ đẹp nhất miền Bắc Việt Nam, từng đi vào câu ca: “Quần Anh nổi tiếng từ xưa Nước chè cầu ngói, tơ tằm chợ Lương". Biển đình Phong Lạc bia Chùa Phúc Lâm Khách về khách vẫn hỏi thăm Cầu ngói chợ Lương được xây dựng từ thế kỷ 15, là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của tỉnh Nam Định. Theo các tư liệu cổ, lúc đầu, cầu chỉ đơn giản một cọc, chưa có mái ngói mà chỉ lợp cỏ đơn sơ. Đến thế kỷ XVII, cầu được trùng tu, sửa chữa nhiều lần để phù hợp với cấu trúc và cảnh quan chung của quần thể Chùa Lương. Cuộc trùng tu lớn nhất là vào năm 1922, cầu được lợp ngói. Toàn bộ cầu gồm 9 gian uốn cong tựa cầu vồng, với 40 cột tròn, tất cả bằng gỗ lim, hai bên hai dãy hành lang dài làm ghế nghỉ chân. Cầu được bắc trên 18 cột đá hình vuông to đẹp vững chãi; với hệ thống cột xà dầm, bố cục chặt chẽ, gia công tỉ mỉ, đạt trình độ kỹ thuật, mỹ thuật rất cao, khéo léo tạo bộ khung nhà cầu cong cong uốn lượn mềm mại. Hệ thống mái nhà cầu được lợp bằng ngói vảy rồng, có hình mũi hài âm dương, từ xa nhìn lại như hình con rồng đang vươn mình bay lên. Cầu mặc dù được chạm, khắc đơn giản song vẫn thể hiện hài hòa nét kiến trúc cổ truyền và bàn tay tài hoa của người thợ xưa với các hàng soi, đường chỉ ở các vì kèo, các con bảy, hàng xà, ván bưng tạo hình con bướm; đầu con song tạo dáng lá đề. Cầu ngói chợ Lương - biểu tượng của quê biển Hải Hậu. Cầu ngói Chùa Lương còn gây ấn tượng đặc biệt với hình tượng cuốn thư trên hàng trụ, dưới là cửa cuốn. Cuốn thư tạo dáng mềm, đề 4 chữ “Quần Phương xã kiều ”, tức cầu xã Quần Phương. Mỗi đầu cầu đều có 4 con nghê chầu. Cầu ngói là nơi đi lại và dừng chân để khách bộ hành nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước, làng quê. Vào mùa hè, cây phượng cạnh cầu ngói nở hoa đỏ rực càng làm cho cây cầu thêm nên thơ, hữu tình. Chính sự mềm mại, uyển chuyển trong lối kiến trúc đã tạo cho cầu ngói Chùa Lương sự tinh tế, khác biệt so với những cây cầu ở các nơi khác. Vì vậy, cầu ngói Chùa Lương huyện Hải Hậu (Nam Định) cùng với cầu Thanh Toàn (Huế), cầu Chùa (Hội An) đã được chọn là 3 cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam, được phát hành tem năm 2012. Cầu ngói chợ Lương mang dáng dấp tựa rồng bay. Không chỉ là những công trình kiến trúc cổ, những cây cầu ngói ở tỉnh ta còn rất có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá. Vì vậy, nhiều năm qua, các địa phương luôn quan tâm trùng tu tôn tạo và gìn giữ giá trị của cầu ngói. Trải qua thời gian với bao biến đổi thăng trầm, những cây cầu với mái ngói cổ kính vẫn vững chãi, trở thành biểu tượng văn hóa, niềm tự hào của người dân địa phương./. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Nam Định Trong các loại cầu cổ ở Việt Nam, cầu ngói là công trình kiến trúc dân gian đặc sắc, có giá trị nghệ thuật cao. Tại tỉnh ta hiện vẫn còn hai cây cầu ngói cổ kính, có tuổi đời hàng trăm năm với kiến trúc độc đáo là cầu ngói chợ Thượng và cầu ngói Chùa Lương. Điểm đặc biệt của những cây cầu là đều được làm bằng gỗ và lợp mái ngói, bắc qua sông, tạo nét đẹp riêng cho không gian văn hóa làng quê. Cầu ngói chợ Thượng thuộc thôn Thượng Nông, xã Bình Minh (Nam Trực) gắn liền với tên tuổi của bà Chúa Nguyễn Thị Ngọc Xuân - người có công lao trong việc làm cầu, mở chợ phục vụ cho công việc làm ăn của nhân dân. Cầu ngói chợ Thượng thuộc thôn Thượng Nông, xã Bình Minh (Nam Trực). Vừa thông minh vừa xinh đẹp, bà từng được Chúa Trịnh Sâm đem lòng yêu mến, tuyển vào phủ làm cung phi. Cầu bắc qua sông Ngọc cạnh chợ Thượng nên được gọi là cầu ngói chợ Thượng. Nhà cầu được dựng bằng khung gỗ lim, mái lợp ngói nam, hai hồi xây tường, hai bên là hai cửa giả, tạo thành một mái nhà ở trên, vừa tạo điều kiện cho nhân dân đi lại tránh mưa nắng và có thể nghỉ ngơi, hóng mát, vừa có tác dụng bảo vệ cho các cấu kiện kiến trúc gỗ của cầu. Cầu ngói chợ Thượng bắc qua sông Ngọc. Cửa phía nam và phía bắc cầu được xây bằng gạch, rộng 1,7m, cao 2m, hai hồi đều có đại tự đắp nổi chữ “Thượng gia kiều” bằng chữ Hán. Cầu ngói chợ Thượng có 11 gian kết cấu kiểu kèo cầu tứ hàng chân, mỗi gian từ 1,45m đến 1,65m, tạo nên một công trình dài 17,35m nối hai bờ sông Ngọc - con sông đã đi vào thơ của thi sĩ đồng quê Đoàn Văn Cừ: “Dòng nước lượn trong như dòng ngọc chảy/ Đàn chim sẻ nấp nhìn qua kẽ sậy”. Cùng với Phủ Bà thờ bà Chúa Nguyễn Thị Ngọc Xuân, di tích Cầu Ngói thôn Thượng Nông đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 2012… Cầu ngói chợ Lương thuộc xã Hải Anh (Hải Hậu) là một trong những cây cầu cổ xưa có mái tựa dáng rồng bay. Cầu ngói Chùa Lương thuộc xã Hải Anh (Hải Hậu), bắc qua sông Trung Giang, cách Chùa Lương hơn 100m. Chùa Lương (hay còn gọi là chùa trăm gian) tên chữ là Phúc Lâm Tự được xây dựng vào đời Vua Lê Hồng Thuận (1509-1515) cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Nằm ngay trên con đường dẫn vào chùa, cầu ngói từ lâu đã gắn với ngôi chùa thành một cụm di tích nổi tiếng gần xa, trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều văn nghệ sĩ. Lịch sử của chùa và cầu gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển 500 năm trước ở vùng biển Hải Hậu. Cầu được xây dựng cách đây chừng 300-400 năm vào thời Lê, được mệnh danh là một trong những cây cầu cổ đẹp nhất miền Bắc Việt Nam, từng đi vào câu ca: “Quần Anh nổi tiếng từ xưa Nước chè cầu ngói, tơ tằm chợ Lương". Biển đình Phong Lạc bia Chùa Phúc Lâm Khách về khách vẫn hỏi thăm Cầu ngói chợ Lương được xây dựng từ thế kỷ 15, là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của tỉnh Nam Định. Theo các tư liệu cổ, lúc đầu, cầu chỉ đơn giản một cọc, chưa có mái ngói mà chỉ lợp cỏ đơn sơ. Đến thế kỷ XVII, cầu được trùng tu, sửa chữa nhiều lần để phù hợp với cấu trúc và cảnh quan chung của quần thể Chùa Lương. Cuộc trùng tu lớn nhất là vào năm 1922, cầu được lợp ngói. Toàn bộ cầu gồm 9 gian uốn cong tựa cầu vồng, với 40 cột tròn, tất cả bằng gỗ lim, hai bên hai dãy hành lang dài làm ghế nghỉ chân. Cầu được bắc trên 18 cột đá hình vuông to đẹp vững chãi; với hệ thống cột xà dầm, bố cục chặt chẽ, gia công tỉ mỉ, đạt trình độ kỹ thuật, mỹ thuật rất cao, khéo léo tạo bộ khung nhà cầu cong cong uốn lượn mềm mại. Hệ thống mái nhà cầu được lợp bằng ngói vảy rồng, có hình mũi hài âm dương, từ xa nhìn lại như hình con rồng đang vươn mình bay lên. Cầu mặc dù được chạm, khắc đơn giản song vẫn thể hiện hài hòa nét kiến trúc cổ truyền và bàn tay tài hoa của người thợ xưa với các hàng soi, đường chỉ ở các vì kèo, các con bảy, hàng xà, ván bưng tạo hình con bướm; đầu con song tạo dáng lá đề. Cầu ngói chợ Lương - biểu tượng của quê biển Hải Hậu. Cầu ngói Chùa Lương còn gây ấn tượng đặc biệt với hình tượng cuốn thư trên hàng trụ, dưới là cửa cuốn. Cuốn thư tạo dáng mềm, đề 4 chữ “Quần Phương xã kiều ”, tức cầu xã Quần Phương. Mỗi đầu cầu đều có 4 con nghê chầu. Cầu ngói là nơi đi lại và dừng chân để khách bộ hành nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước, làng quê. Vào mùa hè, cây phượng cạnh cầu ngói nở hoa đỏ rực càng làm cho cây cầu thêm nên thơ, hữu tình. Chính sự mềm mại, uyển chuyển trong lối kiến trúc đã tạo cho cầu ngói Chùa Lương sự tinh tế, khác biệt so với những cây cầu ở các nơi khác. Vì vậy, cầu ngói Chùa Lương huyện Hải Hậu (Nam Định) cùng với cầu Thanh Toàn (Huế), cầu Chùa (Hội An) đã được chọn là 3 cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam, được phát hành tem năm 2012. Cầu ngói chợ Lương mang dáng dấp tựa rồng bay. Không chỉ là những công trình kiến trúc cổ, những cây cầu ngói ở tỉnh ta còn rất có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá. Vì vậy, nhiều năm qua, các địa phương luôn quan tâm trùng tu tôn tạo và gìn giữ giá trị của cầu ngói. Trải qua thời gian với bao biến đổi thăng trầm, những cây cầu với mái ngói cổ kính vẫn vững chãi, trở thành biểu tượng văn hóa, niềm tự hào của người dân địa phương./.Nguồn: Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Nam Định Trở về đầu trang Cầu ngói Nam Định 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10