Du lịch tâm linh hướng tới điểm đến 4 mùa Du lịch tâm linh hướng tới điểm đến 4 mùa Mùa xuân đi trảy hội chùa là nét văn hoá truyền thống của người Việt. Nhưng không chỉ đi chùa hội xuân, hành hương đến các điểm di tích tôn giáo, tín ngưỡng vào các mùa khác trong năm dần đã trở thành sự lựa chọn hấp dẫn của nhiều du khách… Hấp dẫn Yên Tử Yên Tử có thể nói là khu di tích tiên phong trong việc xây dựng điểm đến bốn mùa ở Quảng Ninh. Ngay từ trước khi dịch Covid-19 bùng phát, mỗi mùa hè, một số điểm chùa lớn nơi đây như chùa Lân – Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, chùa Trình… đều tổ chức đón các em học sinh tham gia các khoá tu thiền với số lượng hàng trăm em mỗi khoá học. Công ty CP Phát triển Tùng Lâm cũng liên kết với các hãng lữ hành đưa dòng khách ngoại (chủ yếu là khách Hàn Quốc) về với Yên Tử. Với số lượng khoảng 20 nghìn khách ngoại trước đây thì nhiều trong số đó không về Yên Tử vào mùa xuân mà theo tour đến đây cả các mùa khác trong năm. Hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ cùng các sản phẩm du lịch hấp dẫn được đầu tư bài bản là nền tảng cho phát triển Yên Tử thành điểm đến bốn mùa. Ảnh: Du khách chơi team building tại Yên Tử. Tuy nhiên, việc xác định mục tiêu đưa Yên Tử thành điểm đến bốn mùa chỉ thực sự rõ ràng khi dịch bệnh tràn tới. Với yêu cầu giãn cách, hạn chế tập trung đông người thì tâm lý, xu hướng lựa chọn của du khách vì thế cũng có sự thay đổi. Các doanh nghiệp, địa phương cũng chú trọng đầu tư hơn cho các sản phẩm dịch vụ phục vụ du khách những mùa khác trong năm. Ông Lê Trọng Thanh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Tùng Lâm, chia sẻ: Trước đây, chúng ta chỉ chú trọng tuyên truyền rằng Yên Tử mùa xuân thật đẹp mà quên mất rằng, Yên Tử đẹp cả 4 mùa, mỗi mùa có một nét đẹp riêng. Mùa thu – đông vừa rồi, chúng ta triển khai chương trình Yên Tử - Về miền đất Phật mùa thu, qua một chương trình kích cầu du lịch như vậy, từ truyền thông đến các sản phẩm, chúng tôi đều nhận được sự đánh giá rất là tốt. Chính vì vậy, Tùng Lâm đã, đang xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch 4 mùa: Mùa xuân với các hoạt động du lịch tâm linh; mùa hè với các hoạt động trải nghiệm team building dành cho học sinh; mùa thu với các gói du lịch chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng dành cho gia đình và mùa đông là cảm hứng rất là hay cho dòng khách phương Nam với những trải nghiệm du lịch trong thời tiết se lạnh miền Bắc. Và Yên Tử không chỉ đẹp ban ngày mà còn đẹp vào ban đêm, chính vì vậy, những sản phẩm du lịch về đêm của đơn vị chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng, phục vụ cho những du khách có nhu cầu hành hương Yên Tử đêm… Trải nghiệm Thiền hành - sản phẩm du lịch mới được Công ty CP Phát triển Tùng Lâm đầu tư phục vụ du khách tại Yên Tử. Tùng Lâm là doanh nghiệp đã có quá trình đầu tư lâu dài cho các dịch vụ du lịch tại Yên Tử, vì vậy hoàn toàn có cơ hội nắm bắt tốt sự chuyển đổi này. Đặc biệt là sự đầu tư rất lớn cho hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ cùng với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn tại đây, nhất là từ năm 2016. Hiện nay, Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử với quy mô đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đã tương đối hoàn thiện, tạo một điểm nhấn cho du khách khi về với non thiêng. Và đi cùng với đó là sự đầu tư thiết kế hàng loạt các sản phẩm du lịch phù hợp với không gian, văn hóa của Yên Tử, như các gói sản phẩm cân bằng thân tâm, Am Tuệ Tĩnh - khu chăm sóc sức khỏe bằng dược liệu, rồi các gói team building, trải nghiệm cưỡi ngựa, thả diều, làm nón, làm tranh Đông Hồ, đêm hội làng xưa… phục vụ đa dạng nhu cầu du khách. Vậy là, Yên Tử không chỉ hút khách bởi không gian linh thiêng vốn có, với sự đầu tư bài bản của doanh nghiệp còn giữ chân khách bằng các dịch vụ, sản phẩm văn hóa mang nét riêng độc đáo của di sản này. Như năm 2020 vừa qua, khách về Yên Tử giảm mạnh do dịch Covid-19, nhưng sau mỗi đợt dịch bùng phát, lượng khách về Legacy Yên Tử phục hồi khá ngoạn mục. Đặc biệt, mùa thu – đông cuối năm, công suất phòng của Legacy trung bình đạt khoảng 40% vào ngày thường, còn vào dịp cuối tuần từ thứ sáu đến chủ nhật công suất phòng thường đạt trên 90% - những con số đáng mơ ước với các khách sạn, cơ sở lưu trú giai đoạn này. Thêm nữa, lượng khách của Yên Tử từ nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có nhiều đoàn khách từ phương Nam và khoảng 25% là khách nước ngoài sinh sống tại Việt Nam. Du khách trải nghiệm Đêm hội làng xưa tại Yên Tử. Mục tiêu chung Không chỉ với riêng Yên Tử, Covid-19 giúp chúng ta thức tỉnh và nhận ra rõ ràng hơn chúng ta đang có gì, có thể đa dạng hơn các sản phẩm du lịch văn hoá tâm linh với mục tiêu trở thành điểm đến bốn mùa. Bởi lẽ, những năm gần đây, hàng loạt các điểm di tích trên toàn tỉnh đã được đầu tư trùng tu, tôn tạo từ nhiều nguồn vốn khác nhau, mang lại diện mạo khang trang. Hơn thế, nhiều điểm di tích còn đầu tư hệ thống dịch vụ cao cấp đi kèm, tạo thuận lợi cho việc tham quan, hành hương của du khách. Nhiều di tích đầu tư hệ thống khuôn viên, cảnh quan quy mô lớn, khang trang rất đẹp, giúp du khách có không gian trải nghiệm, thư giãn, vui chơi thoải mái chứ không chỉ là phục vụ riêng nhu cầu hành hương, chiêm bái như xưa. Có cơ sở hạ tầng khang trang, đồng bộ là nền tảng cho du lịch văn hoá tâm linh với điểm đến bốn mùa. Sự thay đổi trong nhận thức và từng bước hiện thực hoá điều đó đã, đang đi vào thực tế thông qua cách làm của nhiều địa phương. Như Đông Triều vào dịp cuối năm vừa qua cũng đã triển khai chuỗi sự kiện "Hành trình về miền di sản - Thánh địa Phật giáo Trúc Lâm" tại khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần ở Đông Triều, thu hút hàng chục nghìn du khách gần xa tham gia, tạo sự sôi động cho du lịch văn hoá tâm linh nơi cửa ngõ phía Tây của tỉnh. Chuỗi sự kiện "Hành trình về miền di sản - Thánh địa Phật giáo Trúc Lâm" tại khu di sản nhà Trần ở Đông Triều, thu hút hàng chục nghìn du khách gần xa tham gia. Ảnh chụp tại lễ khánh thành chùa Quỳnh Lâm, tháng 12/2020. Ông Vũ Văn Tuấn, Trưởng Phòng VHTT thị xã Đông Triều, cho hay, hiện địa phương đang tập trung đẩy nhanh tiến độ trùng tu, tôn tạo một loạt các di sản nhà Trần tại Đông Triều trong năm nay. Thị xã dự kiến sẽ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo khu am - chùa Ngoạ Vân, hệ thống lăng mộ vua Trần và hoàng tộc nhà Trần gắn với dâng hương tưởng niệm 713 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, vào dịp cuối năm nay, nằm trong chuỗi sự kiện “Hành trình về miền di sản - Thánh địa thiền phái Trúc Lâm”. Còn như ở quần thể di tích đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả), cùng với việc tổ chức lễ hội đầu năm (năm nay chỉ tổ chức phần lễ) còn có lễ hội vào dịp đầu tháng 8 âm lịch, để tưởng nhớ công đức, cuộc đời và sự nghiệp của Đức Ông Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng và nhiều tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc, trấn ải vùng Đông Bắc. Đây cũng là di tích thường đón số lượng khách lớn nhất vào dịp đầu năm và cuối năm, chủ yếu là khách nội tỉnh và một số địa phương lân cận. Gần đây, sau khi Sân bay Vân Đồn được đầu tư, đón khách thì đền Cửa Ông trở thành một điểm đến trong tour du lịch của nhiều doanh nghiệp lữ hành, góp phần đa dạng hơn dòng khách đến với khu di tích Quốc gia đặc biệt này. Khuôn viên đền Cửa Ông được trồng nhiều loài cây, hoa đẹp mắt để tạo cảnh quan, thu hút du khách. Ảnh: Công Thành Không chỉ đầu tư tôn tạo quần thể di tích khang trang, rộng rãi hơn, TP Cẩm Phả cũng chú trọng đầu tư khuôn viên với nhiều loài cây, hoa đẹp mắt để tạo cảnh quan, thu hút du khách. Mùa xuân này, nhiều du khách xuýt xoa khi tới đền Cửa Ông bởi vẻ đẹp của hàng trăm cây hoa điệp anh đào rồi hoa ban nở rộ phủ trắng các triền đồi nơi đây. Cùng với hệ thống cây cổ thụ lớn, tán tỏa rộng như long não, si, nhãn, Cẩm Phả cũng đã và đang trồng thêm hàng nghìn gốc hoa hồng... để tạo cảnh quan đẹp phục vụ du khách khi về với Cửa Ông trong suốt bốn mùa. Không chỉ các quần thể di tích lớn, nhiều điểm di tích cũng được các doanh nghiệp, đơn vị, tập thể, cá nhân đầu tư khang trang, mở cửa đón khách bốn mùa, như: Chùa Ba Vàng (Uông Bí), chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (Vân Đồn), chùa Cô Tô (Cô Tô), đình Trà Cổ, đền Xã Tắc (Móng Cái), chùa Đống Phúc (Quảng Yên), chùa Cảnh Huống (Đông Triều), đền Trần Quốc Nghiễn (TP Hạ Long), di tích Vũng Đục (Cẩm Phả)… Khi mà dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt như hiện nay, nhu cầu tới các điểm du lịch văn hoá tâm linh của người dân, du khách có sự gia tăng mạnh mẽ, thiết nghĩ bên cạnh dòng khách tự phát thì đây cũng là những điểm đến giàu tiềm năng ở Quảng Ninh để các doanh nghiệp lữ hành khai thác, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, điểm đến phục vụ du khách trong suốt bốn mùa. Phan Hằng Báo Quảng Ninh Mùa xuân đi trảy hội chùa là nét văn hoá truyền thống của người Việt. Nhưng không chỉ đi chùa hội xuân, hành hương đến các điểm di tích tôn giáo, tín ngưỡng vào các mùa khác trong năm dần đã trở thành sự lựa chọn hấp dẫn của nhiều du khách… Hấp dẫn Yên Tử Yên Tử có thể nói là khu di tích tiên phong trong việc xây dựng điểm đến bốn mùa ở Quảng Ninh. Ngay từ trước khi dịch Covid-19 bùng phát, mỗi mùa hè, một số điểm chùa lớn nơi đây như chùa Lân – Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, chùa Trình… đều tổ chức đón các em học sinh tham gia các khoá tu thiền với số lượng hàng trăm em mỗi khoá học. Công ty CP Phát triển Tùng Lâm cũng liên kết với các hãng lữ hành đưa dòng khách ngoại (chủ yếu là khách Hàn Quốc) về với Yên Tử. Với số lượng khoảng 20 nghìn khách ngoại trước đây thì nhiều trong số đó không về Yên Tử vào mùa xuân mà theo tour đến đây cả các mùa khác trong năm. Hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ cùng các sản phẩm du lịch hấp dẫn được đầu tư bài bản là nền tảng cho phát triển Yên Tử thành điểm đến bốn mùa. Ảnh: Du khách chơi team building tại Yên Tử.Tuy nhiên, việc xác định mục tiêu đưa Yên Tử thành điểm đến bốn mùa chỉ thực sự rõ ràng khi dịch bệnh tràn tới. Với yêu cầu giãn cách, hạn chế tập trung đông người thì tâm lý, xu hướng lựa chọn của du khách vì thế cũng có sự thay đổi. Các doanh nghiệp, địa phương cũng chú trọng đầu tư hơn cho các sản phẩm dịch vụ phục vụ du khách những mùa khác trong năm.Ông Lê Trọng Thanh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Tùng Lâm, chia sẻ: Trước đây, chúng ta chỉ chú trọng tuyên truyền rằng Yên Tử mùa xuân thật đẹp mà quên mất rằng, Yên Tử đẹp cả 4 mùa, mỗi mùa có một nét đẹp riêng. Mùa thu – đông vừa rồi, chúng ta triển khai chương trình Yên Tử - Về miền đất Phật mùa thu, qua một chương trình kích cầu du lịch như vậy, từ truyền thông đến các sản phẩm, chúng tôi đều nhận được sự đánh giá rất là tốt. Chính vì vậy, Tùng Lâm đã, đang xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch 4 mùa: Mùa xuân với các hoạt động du lịch tâm linh; mùa hè với các hoạt động trải nghiệm team building dành cho học sinh; mùa thu với các gói du lịch chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng dành cho gia đình và mùa đông là cảm hứng rất là hay cho dòng khách phương Nam với những trải nghiệm du lịch trong thời tiết se lạnh miền Bắc. Và Yên Tử không chỉ đẹp ban ngày mà còn đẹp vào ban đêm, chính vì vậy, những sản phẩm du lịch về đêm của đơn vị chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng, phục vụ cho những du khách có nhu cầu hành hương Yên Tử đêm… Trải nghiệm Thiền hành - sản phẩm du lịch mới được Công ty CP Phát triển Tùng Lâm đầu tư phục vụ du khách tại Yên Tử.Tùng Lâm là doanh nghiệp đã có quá trình đầu tư lâu dài cho các dịch vụ du lịch tại Yên Tử, vì vậy hoàn toàn có cơ hội nắm bắt tốt sự chuyển đổi này. Đặc biệt là sự đầu tư rất lớn cho hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ cùng với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn tại đây, nhất là từ năm 2016. Hiện nay, Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử với quy mô đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đã tương đối hoàn thiện, tạo một điểm nhấn cho du khách khi về với non thiêng.Và đi cùng với đó là sự đầu tư thiết kế hàng loạt các sản phẩm du lịch phù hợp với không gian, văn hóa của Yên Tử, như các gói sản phẩm cân bằng thân tâm, Am Tuệ Tĩnh - khu chăm sóc sức khỏe bằng dược liệu, rồi các gói team building, trải nghiệm cưỡi ngựa, thả diều, làm nón, làm tranh Đông Hồ, đêm hội làng xưa… phục vụ đa dạng nhu cầu du khách.Vậy là, Yên Tử không chỉ hút khách bởi không gian linh thiêng vốn có, với sự đầu tư bài bản của doanh nghiệp còn giữ chân khách bằng các dịch vụ, sản phẩm văn hóa mang nét riêng độc đáo của di sản này. Như năm 2020 vừa qua, khách về Yên Tử giảm mạnh do dịch Covid-19, nhưng sau mỗi đợt dịch bùng phát, lượng khách về Legacy Yên Tử phục hồi khá ngoạn mục.Đặc biệt, mùa thu – đông cuối năm, công suất phòng của Legacy trung bình đạt khoảng 40% vào ngày thường, còn vào dịp cuối tuần từ thứ sáu đến chủ nhật công suất phòng thường đạt trên 90% - những con số đáng mơ ước với các khách sạn, cơ sở lưu trú giai đoạn này. Thêm nữa, lượng khách của Yên Tử từ nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có nhiều đoàn khách từ phương Nam và khoảng 25% là khách nước ngoài sinh sống tại Việt Nam. Du khách trải nghiệm Đêm hội làng xưa tại Yên Tử.Mục tiêu chungKhông chỉ với riêng Yên Tử, Covid-19 giúp chúng ta thức tỉnh và nhận ra rõ ràng hơn chúng ta đang có gì, có thể đa dạng hơn các sản phẩm du lịch văn hoá tâm linh với mục tiêu trở thành điểm đến bốn mùa. Bởi lẽ, những năm gần đây, hàng loạt các điểm di tích trên toàn tỉnh đã được đầu tư trùng tu, tôn tạo từ nhiều nguồn vốn khác nhau, mang lại diện mạo khang trang.Hơn thế, nhiều điểm di tích còn đầu tư hệ thống dịch vụ cao cấp đi kèm, tạo thuận lợi cho việc tham quan, hành hương của du khách. Nhiều di tích đầu tư hệ thống khuôn viên, cảnh quan quy mô lớn, khang trang rất đẹp, giúp du khách có không gian trải nghiệm, thư giãn, vui chơi thoải mái chứ không chỉ là phục vụ riêng nhu cầu hành hương, chiêm bái như xưa.Có cơ sở hạ tầng khang trang, đồng bộ là nền tảng cho du lịch văn hoá tâm linh với điểm đến bốn mùa. Sự thay đổi trong nhận thức và từng bước hiện thực hoá điều đó đã, đang đi vào thực tế thông qua cách làm của nhiều địa phương. Như Đông Triều vào dịp cuối năm vừa qua cũng đã triển khai chuỗi sự kiện "Hành trình về miền di sản - Thánh địa Phật giáo Trúc Lâm" tại khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần ở Đông Triều, thu hút hàng chục nghìn du khách gần xa tham gia, tạo sự sôi động cho du lịch văn hoá tâm linh nơi cửa ngõ phía Tây của tỉnh. Chuỗi sự kiện "Hành trình về miền di sản - Thánh địa Phật giáo Trúc Lâm" tại khu di sản nhà Trần ở Đông Triều, thu hút hàng chục nghìn du khách gần xa tham gia. Ảnh chụp tại lễ khánh thành chùa Quỳnh Lâm, tháng 12/2020.Ông Vũ Văn Tuấn, Trưởng Phòng VHTT thị xã Đông Triều, cho hay, hiện địa phương đang tập trung đẩy nhanh tiến độ trùng tu, tôn tạo một loạt các di sản nhà Trần tại Đông Triều trong năm nay. Thị xã dự kiến sẽ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo khu am - chùa Ngoạ Vân, hệ thống lăng mộ vua Trần và hoàng tộc nhà Trần gắn với dâng hương tưởng niệm 713 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, vào dịp cuối năm nay, nằm trong chuỗi sự kiện “Hành trình về miền di sản - Thánh địa thiền phái Trúc Lâm”.Còn như ở quần thể di tích đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả), cùng với việc tổ chức lễ hội đầu năm (năm nay chỉ tổ chức phần lễ) còn có lễ hội vào dịp đầu tháng 8 âm lịch, để tưởng nhớ công đức, cuộc đời và sự nghiệp của Đức Ông Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng và nhiều tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc, trấn ải vùng Đông Bắc.Đây cũng là di tích thường đón số lượng khách lớn nhất vào dịp đầu năm và cuối năm, chủ yếu là khách nội tỉnh và một số địa phương lân cận. Gần đây, sau khi Sân bay Vân Đồn được đầu tư, đón khách thì đền Cửa Ông trở thành một điểm đến trong tour du lịch của nhiều doanh nghiệp lữ hành, góp phần đa dạng hơn dòng khách đến với khu di tích Quốc gia đặc biệt này. Khuôn viên đền Cửa Ông được trồng nhiều loài cây, hoa đẹp mắt để tạo cảnh quan, thu hút du khách. Ảnh: Công ThànhKhông chỉ đầu tư tôn tạo quần thể di tích khang trang, rộng rãi hơn, TP Cẩm Phả cũng chú trọng đầu tư khuôn viên với nhiều loài cây, hoa đẹp mắt để tạo cảnh quan, thu hút du khách. Mùa xuân này, nhiều du khách xuýt xoa khi tới đền Cửa Ông bởi vẻ đẹp của hàng trăm cây hoa điệp anh đào rồi hoa ban nở rộ phủ trắng các triền đồi nơi đây. Cùng với hệ thống cây cổ thụ lớn, tán tỏa rộng như long não, si, nhãn, Cẩm Phả cũng đã và đang trồng thêm hàng nghìn gốc hoa hồng... để tạo cảnh quan đẹp phục vụ du khách khi về với Cửa Ông trong suốt bốn mùa.Không chỉ các quần thể di tích lớn, nhiều điểm di tích cũng được các doanh nghiệp, đơn vị, tập thể, cá nhân đầu tư khang trang, mở cửa đón khách bốn mùa, như: Chùa Ba Vàng (Uông Bí), chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (Vân Đồn), chùa Cô Tô (Cô Tô), đình Trà Cổ, đền Xã Tắc (Móng Cái), chùa Đống Phúc (Quảng Yên), chùa Cảnh Huống (Đông Triều), đền Trần Quốc Nghiễn (TP Hạ Long), di tích Vũng Đục (Cẩm Phả)…Khi mà dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt như hiện nay, nhu cầu tới các điểm du lịch văn hoá tâm linh của người dân, du khách có sự gia tăng mạnh mẽ, thiết nghĩ bên cạnh dòng khách tự phát thì đây cũng là những điểm đến giàu tiềm năng ở Quảng Ninh để các doanh nghiệp lữ hành khai thác, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, điểm đến phục vụ du khách trong suốt bốn mùa.Phan HằngBáo Quảng Ninh Trở về đầu trang Quảng Ninh Du lịch tâm linh điểm đến 4 mùa 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10