Chùa Ông Cần Thơ có tên chữ Quảng Triệu Hội Quán, là ngôi chùa cổ hiếm hoi ở thành phố Cần Thơ giữ được nguyên trạng từ ngày lập chùa. Công trình tôn giáo hơn 100 năm tuổi này đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.
Chùa Ông Cần Thơ
1.Nguồn
gốc
Nằm
trên đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Có một ngôi chùa mang tên Chùa ông.
Chùa nằm gần ngay Bến Ninh Kiều,cầu đi bộ,
du thuyền cần thơ..rất thuận tiện cho du
khách thăm quan kết hợp các địa điểm.
Chùa Ông nhìn bên ngoài
Chùa
Ông Cần Thơ có tên chữ Quảng Triệu Hội Quán, là một ngôi chùa cổ hiếm hoi ở
thành phố Cần Thơ giữ được nguyên trạng từ ngày dựng lập chùa. Chùa Ông là một
công trình tôn giáo với hơn 100 năm tuổi này đã được công nhận là Di tích lịch
sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.
Người
Hoa đã đến sinh cơ lập nghiệp tại vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cần
Thơ nói riêng từ thế kỷ 17-18, nhưng đến cuối thế kỷ 19, chùa Ông Cần Thơ mới
được xây dựng, Chùa khởi công vào năm 1894 và đến năm 1896 thì hoàn thành.
Tất
cả Chùa Ông do người Hoa cất ở Việt Nam đều không biệt lập trong khuôn viên rộng
lớn (dù người Hoa đủ khả năng mua những sở đất lớn) mà luôn cất gần sát lộ, hài
hòa với phố thị. Ngôi chùa rực rỡ, vui tươi và gần gũi với mọi người, như một
biểu tượng của bình anh, may mắn, phát đạt. Chùa Ông ở Cần Thơ là một di tích lịch
sử - văn hóa được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng cấp quốc gia.
Mặt tiền ngôi chùa
Cửa chính điện
Gian tiền điện, bên trong chùa
2.Kiến trúc chùa Ông ở Cần Thơ
Hầu
hết vật liệu xây dựng quan trọng liên quan đến diện mại kiến trúc đều đưa từ Quảng
Đông sang. 107 năm trôi qua, Chùa Ông ở Cần Thơ vẫn trong tình trạng hoàn hảo từ
hình dáng bên ngoài đến trạm trổ nội điện. Trong chùa, gian chánh điện thờ Quan
Công, bên phải thờ Thổ Địa, Thiên Hậu Thánh Mẫu; bên trái thờ Đổng Vĩnh Trạng
nguyên, Tài Bạch Tinh Quân (Thần Tài)... Hàng năm, cứ vào ngày 24 tháng 6 âm lịch,
các vị cao tuổi trong Ban trị sự chùa cùng đông đảo người Hoa ở địa phương tổ
chức lễ vía Ông, còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế.
Mảng kiến trúc độc đáo
Chùa
Ông Cần Thơ nổi bật giữa dãy phố bởi dáng vẻ kiến trúc và màu sắc rực rỡ đặc
trưng của người Hoa. Những chiếc lồng đèn được treo hai bên cửa. Mái ngói âm
dương với các gờ được bó ngói ống men xanh thẫm. Bờ nóc trang trí những hình lưỡng
long chầu nguyệt, cá hóa rồng, phụng hoàng... bằng gốm sứ đủ màu. Hai đầu đao
còn có tượng người cầm mặt trăng mặt trời tượng trưng cho tư duy “nhị nguyên” của
triết học phương Đông.
Qua
2 hàng binh khí của Bát Tiên, các gian bên trong chùa Ông Cần Thơ được bố trí
theo thứ tự rõ ràng: Tiền điện - Sân thiên tỉnh (còn gọi là giếng trời) - Chánh
điện và các dãy nhà phụ bao quanh chánh điện theo hình chữ Quốc vuông góc và
khép kín với nhau.
Chùa có 6 hàng cột gỗ nâng đỡ vòm mái, cùng hệ thống kèo phức tạp được chạm trổ
công phu. Bên trong chùa Ông Cần Thơ được trang trí các bức phù điêu cầu kỳ, chạm
trổ trên bao lam, hoành phi, liễn đối, xà ngang... với hình ảnh mai, lan, cúc,
trúc, rồng, phụng, bông lúa, cá hóa rồng và những điển tích xưa. Trong chùa còn
có chuông đồng đúc từ năm 1892, đến nay vẫn ngân vang những khi có khách thập
phương đến viếng chùa.
Tượng
thờ Quan Thánh Đế Quân (thường gọi là Quan Công hay Ông) được đặt trang trọng ở
chánh điện. Ông là một vị danh tướng thời Tam Quốc, tượng trưng cho các giá trị
nhân - nghĩa - lễ - trí - tín, không chỉ được người Hoa mà cả người Việt cũng
sùng kính. Chùa Ông Cần Thơ còn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị thần bảo hộ của
những ngư dân trên biển, và Phật bà Quan Âm tượng trưng cho sự nhân hậu, yêu
thương.
3.Lễ
hội chùa Ông ở Cần Thơ
Chùa
Ông được đồng bào người Hoa, người Kinh ở Cần Thơ và các tỉnh lân cận thuộc khu vực Tây Nam Bộ thường xuyên đến viếng.
Vào những ngày lễ, tết và Ngày Tết là một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo quan trọng,
là những này lễ hội lớn nhất trong năm. Tùy theo điều kiện kinh tế mà trong những
ngày này đồng bào Hoa mang đến chùa heo quay, heo sống, gà vịt, bánh trái,
nhang đèn...
Người dân và du khách thập phương tới lễ hội chùa Ông
Khói hương nghi ngút ban thờ trong chùa
Đến lễ hội Chùa Ông mọi người sửa sang, trang hoàng lại chùa, tắm gội và ăn mặc thật đẹp đẽ cùng nhau đốt cho
các vị thần những nén hương với tất cả sự trong sạch và tinh khiết của thể xác
và tâm hồn. Thỉnh thoảng có những năm Ban quản trị còn tổ chức sinh hoạt lễ hội
dân gian truyền thống như múa lân, rồng, sư tử, thi đấu võ thuật, biểu diễn nghệ
thuật sân khấu Quảng Triều. Nhìn về mặt tôn giáo, tín ngưỡng của chùa Ông cũng
như một số chùa Hoa khác ta thấy một đặc điểm đáng lưu ý là phần tín ngưỡng có
vẻ nổi bật hơn tôn giáo.
Chùa
Ông Cần Thơ hoạt động theo một số tín
ngưỡng và ngày lễ của văn hóa Việt vùng Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, chùa có tổ chức có
3 lễ chính là: Ngày giỗ ông Bổn 15 tháng 3 âm lịch (người có công qui tụ cộng đồng
nguoif Hoa tại hải ngoại) ngày vía Quan Thánh Đế - Quan Công được tổ chức vào
ngày 26 tháng 6 âm lịch và ngày vía Thiên Hậu Thánh Mẫu 23 tháng 3 âm lịch và
trả lễ cuối năm. Trong các ngày vía đó, đông đảo bà con người Hoa, người dân địa
phương và du khách thập phương đến cúng viếng, thành kính dâng hương, cầu mong
phước lành trong cuộc sống. Tập tục này đã tồn tại hàng trăm năm trong đời sống
tinh thần của người dân Cần Thơ.
Đặc
biệt, chùa Ông Cần Thơ còn có Lễ đấu đèn được tổ chức 10 năm một lần (gần đây
nhất là 2007), với quan niệm ai sở hữu được chiếc đèn lồng sẽ gặp may mắn,
thành đạt, vinh hoa. Đồng thời, thông qua sự kiện này, nhà chùa sẽ đóng góp cho
các cơ sở từ thiện.
Những chiếc lồng đèn gồm 6 mặt với hình phong cảnh và những câu chúc phúc. Sáu
góc đèn được chạm hình rồng thếp vàng, đầu chầu vào nhau, đuôi dang ra tạo
thành chân đèn. Khi bóng đèn bên trong được đốt nóng, thì đèn lồng sẽ tự động
xoay, tạo ra hình ảnh đẹp mắt. Các lễ hội chùa Ông Cần Thơ được tổ chức hàng năm thể hiện sự giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của tổ tiên. Nếu có dịp đến du lịch Cần Thơ bạn đừng quên ghé thăm chùa Ông và tham dự những lễ hội này nhé!
Nguồn: Tổng hợp từ Internet