Du ngoạn Non nước Cao Bằng (Kỳ 1) Du ngoạn Non nước Cao Bằng (Kỳ 1) TITC – Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó… những cái tên không còn xa lạ với nhiều người bởi đây là những điểm đến thu hút và mời gọi du khách đến với Cao Bằng – mảnh đất biên cương nơi địa đầu phía bắc của tổ quốc. Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình và nhiều giá trị văn hóa đặc sắc Cao Bằng nằm trên vùng rộng lớn có địa hình đa dạng với hệ thống sông suối, núi đá dày đặc. Thiên nhiên ưu đãi cho nơi đây một bầu khí hậu mát mẻ và những cảnh quan vừa hùng vỹ, vừa thơ mộng. Dọc theo con đường dài 280km từ thủ đô Hà Nội, bức tranh non nước Cao Bằng hiện lên trước mắt du khách với cung đường uốn lượn theo triền núi, thấp thoáng hai bên là những nếp nhà sàn đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng. Núi Mắt thần Trong hệ thống cảnh quan thiên nhiên của Cao Bằng, đặc biệt nhất phải kể đến Công viên Địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng, nơi tập trung trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo mang giá trị quốc tế, trong đó có 1 khu bảo tồn quốc gia, 5 khu bảo tồn loài sinh cảnh, 5 khu bảo vệ cảnh quan và 2 hành lang đa dạng sinh học. Trải dài trên diện tích hơn 3.275km2, CVĐC nằm trên địa phận 6 huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích các huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An của tỉnh Cao Bằng. Đây cũng là vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử khi sở hữu tới hơn 200 di tích được xếp hạng, trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt (Khu di tích Pác Bó, Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích địa điểm chiến thắng biên giới 1950) và được coi là một trong những khu vực ở Việt Nam được người tiền sử chiếm cư từ rất sớm, đồng thời là cái nôi của cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhà trưng bày Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo CVĐC còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Khu sinh thái Phja Oắc, Phja Đén, quần thể hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao… và nổi bật nhất là thác Bản Giốc - một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam, thác nước tự nhiên lớn ở Đông Nam Á và lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới quốc gia. Mỗi mùa trôi qua, Cao Bằng đều có một vẻ đẹp đặc trưng dễ dàng làm xiêu lòng du khách. Nếu như mùa xuân, từng cánh hoa đào bung nở khoe sắc nhuộm thắm một vùng trời Đông Bắc thì vào mùa đông, vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén (huyện Nguyên Bình) lại là địa điểm lý tưởng được du khách chọn để ngắm băng tuyết, săn mây. Thác Bản Giốc Tuy nhiên, để chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp tuyệt mỹ của non nước Cao Bằng, du khách thường bảo nhau rằng hãy đi Cao Bằng vào mùa thu, khi Thác Bản Giốc đã đầy nước trong xanh. Màu xanh của những vạt rừng phủ kín hai bên thác, màu vàng rực rỡ của những thửa ruộng bên dòng sông Quây Sơn, dưới chân thác Bản Giốc, từng làn hơi nước mỏng manh bao trùm lấy mặt sông rất đỗi hiền hòa… Những gam màu tuyệt đẹp nhất trong bức tranh thủy mặc đã lột tả trọn vẹn vẻ đẹp vừa hùng vỹ, vừa nên thơ của miền biên giới. Không phải ngẫu nhiên, Cao Bằng được đi vào thơ ca và được nhiều người dùng những mỹ từ hay nhất để nói về nơi đây: Thác Bản Giốc – Hòn ngọc xanh của vùng biên viễn, Hồ Thang Hen – Sơn cốc đẹp nguyên sơ và bình dị, hay Động Ngườm Ngao – kiệt tác của hàng triệu năm do thiên nhiên bồi đắp… Non nước Cao Bằng luôn khiến người lữ khách quyến luyến không rời. Quang cảnh rừng quốc gia Phja Oắc - Phja Đén quanh năm có mây bao phủ Bên cạnh hệ thống danh lam thắng cảnh nổi tiếng và các di tích lịch sử, văn hóa, Cao Bằng còn là một kho tàng đặc sắc và phong phú. Vốn là nơi sinh sống của 8 dân tộc anh em: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay (Sán Chỉ), Lô Lô, trong đó có hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa đặc trưng thu hút du khách khám phá và trải nghiệm. Mỗi mùa lễ hội, “Xứ sở của những con nước” lại chìm đắm trong không gian rực rỡ với hình ảnh những chàng trai, cô gái từ các bản làng xúng xính trong bộ áo chàm, váy thổ cẩm để tham dự những lễ hội dân gian nổi tiếng như: lễ hội Nàng Hai, lễ hội Lồng tồng, lễ cấp sắc, lễ hội pháo hoa. Đâu đó trong phiên chợ, du khách còn nghe văng vẳng những làn điệu dân ca đắm say lòng người như hát then đàn tính, hát sli, hát lượn… Trong đó, hát then đàn tính được biết đến là loại hình dân ca đặc sắc nhất của Cao Bằng, từng làn điệu, từng lời then đều mang giá trị nhân văn và giàu tính giáo dục, nói về cách đối nhân xử thế, về đạo hiếu trong gia đình, cầu mong phúc lộc an lành, mùa màng tươi tốt, hay chỉ đơn giản là những lời tâm tình, giao duyên nhân dịp tết đến xuân về… Khách du lịch tại Khu di tích Pác Bó Nét văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Cao Bằng còn được thể hiện qua việc gìn giữ và phát huy các nghề thủ công truyền thống đã gắn bó chặt chẽ với đồng bào từ bao đời nay. Có thể kể đến các nghề thủ công truyền thống như nghề làm giấy bản, nghề rèn, dệt vải, làm hương, đan lát mây tre, nghề mộc… Mỗi nghề truyền thống đều gắn với sự tồn tại và phát triển của người dân địa phương, cũng trở thành tinh hoa văn hóa đặc sắc và là nét hấp dẫn riêng thu hút du khách tới trải nghiệm. Khám phá Cao Bằng không chỉ có Thác Bản Giốc hùng vĩ, có những làn điệu then mời gọi, mà ẩm thực Cao Bằng cũng vô cùng phong phú khiến du khách vấn vương. Vịt quay ngũ vị, bánh trứng kiến, phở chua, bánh khảo, coóng phù, lạp sườn, xôi trám, hạt dẻ Trùng Khánh… những món ăn mang đủ vị ngọt thanh và chắt lọc những gì tinh túy nhất của núi rừng nơi biên giới. Mùa nào thức nấy, món ngon Cao Bằng không những thưởng thức trực tiếp mà du khách còn có thể đem về làm quà biếu người thân, bạn bè. Vịt quay - Đặc sản nổi tiếng Cao Bằng Với tiềm năng du lịch phong phú, hiện nay Cao Bằng đang hướng đến phát triển các loại hình du lịch lấy các giá trị về màu xanh thiên nhiên, giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử và các giá trị về địa chất, đa dạng sinh học làm cốt lõi: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh - nông nghiệp xanh… Du khách có thể hòa mình vào nhịp sống bình dị của người dân địa phương thông qua các mô hình homestay, tự tay chế biến những món ăn truyền thống đặc sắc, hay chèo thuyền kayak du ngoạn trên dòng sông Quây Sơn… tất cả những trải nghiệm tại vùng đất xinh đẹp này sẽ trở thành những kỷ niệm khó quên trong hành trình khám phá biên giới Đông bắc. Thực hiện: Khánh Trang; Thế Phi TITC – Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó… những cái tên không còn xa lạ với nhiều người bởi đây là những điểm đến thu hút và mời gọi du khách đến với Cao Bằng – mảnh đất biên cương nơi địa đầu phía bắc của tổ quốc. Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình và nhiều giá trị văn hóa đặc sắc Cao Bằng nằm trên vùng rộng lớn có địa hình đa dạng với hệ thống sông suối, núi đá dày đặc. Thiên nhiên ưu đãi cho nơi đây một bầu khí hậu mát mẻ và những cảnh quan vừa hùng vỹ, vừa thơ mộng. Dọc theo con đường dài 280km từ thủ đô Hà Nội, bức tranh non nước Cao Bằng hiện lên trước mắt du khách với cung đường uốn lượn theo triền núi, thấp thoáng hai bên là những nếp nhà sàn đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng. Núi Mắt thần Trong hệ thống cảnh quan thiên nhiên của Cao Bằng, đặc biệt nhất phải kể đến Công viên Địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng, nơi tập trung trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo mang giá trị quốc tế, trong đó có 1 khu bảo tồn quốc gia, 5 khu bảo tồn loài sinh cảnh, 5 khu bảo vệ cảnh quan và 2 hành lang đa dạng sinh học. Trải dài trên diện tích hơn 3.275km2, CVĐC nằm trên địa phận 6 huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích các huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An của tỉnh Cao Bằng. Đây cũng là vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử khi sở hữu tới hơn 200 di tích được xếp hạng, trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt (Khu di tích Pác Bó, Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích địa điểm chiến thắng biên giới 1950) và được coi là một trong những khu vực ở Việt Nam được người tiền sử chiếm cư từ rất sớm, đồng thời là cái nôi của cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhà trưng bày Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo CVĐC còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Khu sinh thái Phja Oắc, Phja Đén, quần thể hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao… và nổi bật nhất là thác Bản Giốc - một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam, thác nước tự nhiên lớn ở Đông Nam Á và lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới quốc gia. Mỗi mùa trôi qua, Cao Bằng đều có một vẻ đẹp đặc trưng dễ dàng làm xiêu lòng du khách. Nếu như mùa xuân, từng cánh hoa đào bung nở khoe sắc nhuộm thắm một vùng trời Đông Bắc thì vào mùa đông, vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén (huyện Nguyên Bình) lại là địa điểm lý tưởng được du khách chọn để ngắm băng tuyết, săn mây. Thác Bản Giốc Tuy nhiên, để chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp tuyệt mỹ của non nước Cao Bằng, du khách thường bảo nhau rằng hãy đi Cao Bằng vào mùa thu, khi Thác Bản Giốc đã đầy nước trong xanh. Màu xanh của những vạt rừng phủ kín hai bên thác, màu vàng rực rỡ của những thửa ruộng bên dòng sông Quây Sơn, dưới chân thác Bản Giốc, từng làn hơi nước mỏng manh bao trùm lấy mặt sông rất đỗi hiền hòa… Những gam màu tuyệt đẹp nhất trong bức tranh thủy mặc đã lột tả trọn vẹn vẻ đẹp vừa hùng vỹ, vừa nên thơ của miền biên giới. Không phải ngẫu nhiên, Cao Bằng được đi vào thơ ca và được nhiều người dùng những mỹ từ hay nhất để nói về nơi đây: Thác Bản Giốc – Hòn ngọc xanh của vùng biên viễn, Hồ Thang Hen – Sơn cốc đẹp nguyên sơ và bình dị, hay Động Ngườm Ngao – kiệt tác của hàng triệu năm do thiên nhiên bồi đắp… Non nước Cao Bằng luôn khiến người lữ khách quyến luyến không rời. Quang cảnh rừng quốc gia Phja Oắc - Phja Đén quanh năm có mây bao phủ Bên cạnh hệ thống danh lam thắng cảnh nổi tiếng và các di tích lịch sử, văn hóa, Cao Bằng còn là một kho tàng đặc sắc và phong phú. Vốn là nơi sinh sống của 8 dân tộc anh em: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay (Sán Chỉ), Lô Lô, trong đó có hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa đặc trưng thu hút du khách khám phá và trải nghiệm. Mỗi mùa lễ hội, “Xứ sở của những con nước” lại chìm đắm trong không gian rực rỡ với hình ảnh những chàng trai, cô gái từ các bản làng xúng xính trong bộ áo chàm, váy thổ cẩm để tham dự những lễ hội dân gian nổi tiếng như: lễ hội Nàng Hai, lễ hội Lồng tồng, lễ cấp sắc, lễ hội pháo hoa. Đâu đó trong phiên chợ, du khách còn nghe văng vẳng những làn điệu dân ca đắm say lòng người như hát then đàn tính, hát sli, hát lượn… Trong đó, hát then đàn tính được biết đến là loại hình dân ca đặc sắc nhất của Cao Bằng, từng làn điệu, từng lời then đều mang giá trị nhân văn và giàu tính giáo dục, nói về cách đối nhân xử thế, về đạo hiếu trong gia đình, cầu mong phúc lộc an lành, mùa màng tươi tốt, hay chỉ đơn giản là những lời tâm tình, giao duyên nhân dịp tết đến xuân về… Khách du lịch tại Khu di tích Pác Bó Nét văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Cao Bằng còn được thể hiện qua việc gìn giữ và phát huy các nghề thủ công truyền thống đã gắn bó chặt chẽ với đồng bào từ bao đời nay. Có thể kể đến các nghề thủ công truyền thống như nghề làm giấy bản, nghề rèn, dệt vải, làm hương, đan lát mây tre, nghề mộc… Mỗi nghề truyền thống đều gắn với sự tồn tại và phát triển của người dân địa phương, cũng trở thành tinh hoa văn hóa đặc sắc và là nét hấp dẫn riêng thu hút du khách tới trải nghiệm. Khám phá Cao Bằng không chỉ có Thác Bản Giốc hùng vĩ, có những làn điệu then mời gọi, mà ẩm thực Cao Bằng cũng vô cùng phong phú khiến du khách vấn vương. Vịt quay ngũ vị, bánh trứng kiến, phở chua, bánh khảo, coóng phù, lạp sườn, xôi trám, hạt dẻ Trùng Khánh… những món ăn mang đủ vị ngọt thanh và chắt lọc những gì tinh túy nhất của núi rừng nơi biên giới. Mùa nào thức nấy, món ngon Cao Bằng không những thưởng thức trực tiếp mà du khách còn có thể đem về làm quà biếu người thân, bạn bè. Vịt quay - Đặc sản nổi tiếng Cao Bằng Với tiềm năng du lịch phong phú, hiện nay Cao Bằng đang hướng đến phát triển các loại hình du lịch lấy các giá trị về màu xanh thiên nhiên, giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử và các giá trị về địa chất, đa dạng sinh học làm cốt lõi: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh - nông nghiệp xanh… Du khách có thể hòa mình vào nhịp sống bình dị của người dân địa phương thông qua các mô hình homestay, tự tay chế biến những món ăn truyền thống đặc sắc, hay chèo thuyền kayak du ngoạn trên dòng sông Quây Sơn… tất cả những trải nghiệm tại vùng đất xinh đẹp này sẽ trở thành những kỷ niệm khó quên trong hành trình khám phá biên giới Đông bắc. Thực hiện: Khánh Trang; Thế Phi Trở về đầu trang Non nước Cao Bằng Cao Bằng du lịch ẩm thực 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10