PHUNUTODAY - Đầu năm là thời điểm thích hợp để đi du xuân. Tại Hà Nội, có một số điểm nên tới thăm, vãn cảnh dịp đầu xuân cho độc giả. Dưới đây là những điểm đến tại Hà Nội được cho là khá lý tưởng để các bạn chọn cho chuyến du xuân đầu năm.
Khu du lịch Đồng Mô
Khu du lịch sinh thái Đồng Mô cách Thủ đô Hà Nội gần
40 km về phía Tây, nằm trong quần thể Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam
và là điểm đầu của quần thể du lịch Sơn Tây – Ba Vì.
Nơi đây hội tụ đủ 3 yếu tố nghỉ dưỡng cho gia đình: thiên
nhiên trong lành, có nhiều trò giải trí và ẩm thực phong phú. Quan trọng hơn là
mọi chi phí khá rẻ và tiện lợi cho việc đi du lịch trong ngày quanh Hà Nội.
Sẽ thật thú vị khi được cùng gia đình thân yêu quây quần cắm
trại ven bìa rừng, tham gia những hoạt động lý thú như trèo thuyền, câu cá, đào
măng... và thưởng thức những món nướng đặc sản của Sơn Tây như gà đồi, cá hồ nướng...
Giá thuê trại trong ngày là 300.000 đồng/ngày, qua đêm là 600.000 đồng/đêm.
Ngoài ra từ Đồng Mô bạn còn có thể đi đến một vài nơi lân cận
như Thành cổ Sơn Tây, đền Và, chùa Mía và các khu du lịch Suối Hai, thăm K9 và
đền thờ Bác ở Ba Vì.
Suối Yến chùa Hương
Chùa Hương mùa giá rét, không còn đông đúc, vắng hẳn không
khí nườm nượp đổ về của du khách tứ phương như trong mùa lễ hội nhưng vẫn có những
cái thú riêng.
Thuyền đò vắng người, không còn bị chen lấn, chờ đợi, suối Yến
yên bình càng cho chúng ta sự tĩnh tâm, xua hết mọi ưu tư. Xung quanh im ắng và
tĩnh lặng, đôi khi còn nghe thấy cả tiếng lá xào xạc. Thi thoảng ta mới gặp một
vài đoàn người đi thăm thú, nên những ai có thú chụp ảnh tha hồ thoải mái mà
không phải lo người đông che mất cảnh đẹp.
Lễ hội Phủ Dầy - tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Phủ Tây Hồ và đền Kim Ngưu thuộc thôn Tây Hồ, nay là phường
Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ Tây Hồ cách trung tâm Thủ đô khoảng 4km về
phía Tây. Phủ nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây, trước
là đất của một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía Đông của hồ Tây nay
thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ - Hà Nội.
Các công trình kiến trúc của Phủ Tây Hồ, bao gồm cổng làm kiểu
tam quan, kiến trúc chính 3 nếp (Tam tòa thánh mẫu); phương đình, tiền tế, hậu
cung; Điện Sơn Trang, khu nhà khách, lầu Cô, lầu Cậu. Di tích Phủ Tây Hồ hiện
còn lưu giữ được khối di vật khá phong phú mang giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ
thuật thuộc thế kỷ XIX, XX như bộ tượng tròn gần 300 pho, hoành phi, câu đối...Đặc
sắc nhất là bức đại tự ghi: "Thiên tiên trắc giáng" (Tiên trời xuất
hiện) và bức hoành phi ở cửa cung đề: "Mẫu nghi thiên hạ" (làm mẹ của
cả thiên hạ).
Đáng chú ý nhất trong các điện thờ Mẫu thường có ba pho tượng
nữ thần đặt song hành: Mẫu Thượng Ngàn là vị mặc áo xanh lá cây tượng trưng cho
rừng, nơi con người xưa sinh sống bằng các loại củ; Mẫu Thoải (thủy) là vị mặc
áo trắng, tượng trưng cho nước; Mẫu Địa là vị mặc áo vàng, tượng trưng cho đất.
Ba vị mẫu này hợp thành Tam phủ, giải thích quá trình tiến hóa của cư dân Việt,
từ rừng núi, sông suối xuống đồng bằng định cư trồng lúa nước. Cũng theo quan
niệm Tam phủ thì, cai quản thiên phủ có thiên quan ban phúc lộc cho con người,
cai quản địa phủ có địa quán xá bỏ tội lỗi cho con người, cai quản thủy phủ có
thủy quan cởi bỏ mọi chướng ngại, khó khăn cho con người. Với sức mạnh huyền bí
ban phúc, xá tội và giải ách, tín ngưỡng Tam phủ rất hấp dẫn mọi người.
Ở phủ Tây Hồ, nơi thờ Mẫu lớn nhất ở Hà Nội, sau ban Tam Tòa
là hậu cung riêng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh: "tượng Mẫu Liễu được đặt trong
hậu cung nơi thâm nghiêm, sâu và cao nhất. Tượng mặc áo đỏ, có khăn vàng vắt
qua người, ngồi xếp bằng trong một khám thờ riêng được sơn son thếp vàng lộng lẫy
với các hình chạm trổ lưỡng long chầu nhật và nhiều hoa văn khác.
Phía sau đầu là vòng hào quang, tạo cho Mẫu Liễu có dáng vẻ
uy nghi linh thiêng.". Phủ Tây Hồ gắn liền với huyền thoại Thánh Mẫu Liễu
Hạnh gặp gỡ và họa thơ với các văn sĩ Phùng Khắc Hoan và hai ông Ngô, Lý.
Làm thế nào để có một cuộc sống hạnh phúc, sống cho ra sống,
sống thật hiển hách, rỡ ràng là tinh thần của Đạo Mẫu mà tiếng nói từ hình tượng
Thánh Mẫu Liễu Hạnh chính là phát ngôn hùng hồn cho Đạo Sống của người Việt
Nam.
Vào dịp tết đến xuân về, du khách thường đổ về đây rất đông,
vì cùng với việc lễ cầu may, họ còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ, nhớ về
"áo mây xe gió" của bà chúa Liễu Hạnh, khi nhớ về bài thơ Nôm của Tiến
sĩ triều Lê Lương Hữu Khánh vịnh cảnh đẹp Tây Hồ. Được coi là nơi linh thiêng
nên phủ Tây Hồ được nhiều người đến cúng lễ và cầu phúc, cầu lộc, nhất là vào
ngày 3 tháng ba và ngày 13 tháng tám âm lịch. Phủ Tây Hồ đã được Bộ văn hóa cấp
bằng Di tích lịch sử văn hóa ngày 13/2/1996.
Việt Phủ Thành Chương
Phủ Thành Chương cách
trung tâm thành phố khoảng hơn 30 km ở Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Đây như một
làng quê Bắc Bộ thu nhỏ đang lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống, giới
thiệu khá đầy đủ về cuộc sống của những người nông dân Việt Nam.
Bất cứ ai đã từng đặt chân đến biệt phủ của Thành Chương đều
cảm nhận được vẻ thanh bình, dân dã và những giây phút thư giãn hiếm có. Đến
đây, người ta có thể tìm thấy lối kiến trúc đặc trưng của làng cổ người Việt với
những cái cổng mang dáng dấp của làng Thổ Hà, Đường Lâm đan xen kiến trúc của
cung đình, lăng tẩm cố đô Huế…
Thiên Sơn Suối Ngà
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km, Thiên Sơn Suối Ngà nằm ở
phía Đông dãy núi Ba Vì là địa điểm vui chơi lý tưởng cho các bạn muốn đi “du lịch
bụi” một ngày, hoặc chơi cuối tuần. Thiên Sơn Suối Ngà ngự trị ngay trên Tản
Viên Sơn chia làm ba khu chính: Hạ Sơn, Trung Sơn và Ngoạn Sơn.
Nếu như Hạ Sơn hấp dẫn du khách bởi thác Tam Cấp, cùng rất
nhiều con suối nhỏ và những cây cầu uốn lượn bắc qua suối như những dải lụa
đào, thì Trung Sơn thu hút khách tham quan với những khu nhà sàn xinh xắn được
trang trí đèn lồng mọc lên giữa sườn núi với các món ăn dân dã, đặc sản của
vùng núi Ba Vì như gà quay, canh rau sắn nấu cá suối, lặc lày chấm muối vừng…
Trong đó, điểm nhấn trong khu du lịch chính là thác Cổng Trời quanh năm không cạn
nước.
Để cảm nhận được hết vẻ đẹp của Thiên Sơn Suối Ngà, bạn nên
đi bộ từ Hạ Sơn theo đường mòn ven suối để lên Thượng sơn, con đường mòn dài
khoảng 2km theo bờ suối quanh co, có những đoạn qua những khoảnh rừng thưa tuyệt
đẹp. Đặc sản ở đây có Bánh tẻ Phú Nhi, cơm lam xứ Mường, cá sông Đà, bê,
dê, lợn mán, gà ri… Bạn có thể tìm đến đồi cò Ngọc Nhị ăn thịt cò và các món được
làm từ chim vừa ngon lại rẻ, tận hưởng không khí thoáng mát luôn.