Phương tiện đi lại chủ yếu là tàu điện, xe đạp, đường phố Hà Nội hơn 30 năm trước hiếm khi nào bị tắc hoặc ô nhiễm khói xe, tiếng ồn.
Hồ Hoàn Kiếm nhìn từ trên cao. Ảnh: TTXVN
Cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn. Ảnh: John Ramsden
Bộ đội diễu hành trên phố Tràng Tiền hướng về Nhà Hát Lớn trong buổi lễ kỷ niệm ngày thống nhất ở Hà Nội, tháng 4-5/1985. Ảnh: Philip Jones Griffiths.
Phố Hàng Ngang nhìn về hồ Hoàn Kiếm, chật cứng người đi bộ dưới lòng đường trong một dịp lễ. Ảnh: John Ramsden.
Bức ảnh chụp năm 1981, trên góc tranh có biểu ngữ "Tiến tới đại hội V".
Thời điểm này, Việt Nam vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa phải tiếp tục
công cuộc bảo vệ biên giới phía Bắc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế ở Tây
Nam nên kinh tế ngày càng sa sút. Ảnh: John Ramsden.
Bách hóa tổng hợp - cửa hàng mậu dịch quốc doanh lớn nhất Việt Nam suốt 3
thập kỷ, từ 1960 đến 1980. Đến 1995, Bách hóa được đổi thành Công ty
thương mại Hà Nội, nay là Tràng Tiền Plaza. Ảnh: TTXVN
Phố Đồng Xuân, mặt trước của chợ là điểm tránh tàu luôn tấp nập. Ảnh: John Ramsden.
Đại học Tổng hợp bề thế được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nằm cuối đường Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm). Ảnh: John Ramsden.
Phía sau toa tàu điện ngày xưa có những cái móc để hành khách là nông
dân vào nội thành buôn bán có thể treo quang thúng. Nông thôn tập thể
hóa nên ít hàng hóa mang ra phố, các móc treo thành chỗ cho trẻ con
nghịch ngợm. Ảnh: John Ramsden.
Một gia đình trên chiếc xe đạp Thống Nhất, phương tiện đi lại cũng là tài sản giá trị nhất của nhiều gia đình thời đó. Ảnh: John Ramsden.
Phố Tố Tịch (tên khác Tô Tịch) xưa nổi tiếng với nghề tiện gỗ. Ảnh: John Ramsden.
Hai cây đa trước đình Thanh Hà, phố Ngõ Gạch - con phố vốn là lòng sông Tô Lịch, bị lấp vào năm 1887. Ảnh: John Ramsden.
Thúng trên tay, quang gánh trên vai và sức bền của đôi chân là đặc trưng một thời của người dân cách đây 30 năm... Ảnh: John Ramsden
Theo VnExpress