Vào mỗi buổi bình minh, những vị sư ở khắp đất nước Lào trong màu áo vàng nghệ lại lặng lẽ chân trần đi khất thực, mở đầu một ngày mới. Đây là nét văn hóa đặc sắc của đất nước trải qua nhiều thế kỷ lấy Phật giáo làm Quốc giáo này.
Đa phần người dân Lào theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravada)
hay còn gọi là Phật giáo Nam tông, với chủ trương khất
thực độ nhật (xin ăn sống qua ngày).
Người ta đã quá quen mắt với hình ảnh mỗi sáng sớm,
từng đoàn chư tăng trẻ, đi thành dãy dài, tỏa xuống
các khu phố hoặc xóm làng thôn ấp, im lặng thọ nhận sự
dâng cúng thực phẩm của tín đồ đang rất kính cẩn quỳ
lạy dưới đất và sau đó các sư chúc phúc cho họ.
Theo giáo lý nhà Phật, trì bình khất thực
mang lại nhiều lợi ích cho các vị khất sĩ và cho chúng
sinh. Đối với các vị sư, các khất sĩ, việc ôm bình bát
đi xin khiến cho tâm trí họ được rảnh rang, ít phiền não.
Họ không phải lo kiếm kế sinh nhai, có nhiều thời gian để tu
hành và đoạn trừ được tâm kiêu căng ngã mạn, cũng
như đoạn trừ lòng tham, không thể tham ăn ngon và ăn nhiều vì
ai cho gì ăn nấy, thức ăn chỉ đầy bát chứ không nhiều hơn, tránh
khỏi sự tích trữ vật thực tiền của.
|
Phật giáo từ lâu đã trở thành quốc
giáo ở Lào, vào mỗi buổi sáng những
Phật tử mang lễ vật là đồ ăn chín ra trước cửa nhà
dâng lễ vật lên các nhà sư hành
lễ khất thực. Trong ảnh là cảnh người dân ở tỉnh Pakse
chuẩn bị dâng lễ vật cho các nhà sư đi khất
thực. |
|
Hầu hết mọi người quàng chiếc khăn được gọi là
phạ biêng, chéo qua vai trái xuống một cách
trang trọng trang trọng |
|
Các Phật tử ở huyện Champasak, tỉnh Champasak để chân
trần, quì gối, chắp tay trước ngực dâng đồ lễ cho nhà
sư hành lễ khất thực. Khi hành lễ cả nhà sư
và phật tử phải để chân trần. |
|
Đồ đựng lễ vật là chiếc thố có chân cao
bằng nhôm, bằng đồng... có hoa văn tinh xảo, đựng các
lễ vật cúng dường. Lễ vật trước hết là nắm xôi
nhỏ, những chiếc bánh tự gói, trái cây,
rồi các loại bánh mua sẵn, sữa hộp, sữa tươi, có
khi kèm theo một tờ tiền... |
|
Theo giới luật của phật giáo nguyên thủy, phật
tử chỉ cúng bằng thức ăn đã nấu chín như cúng
cơm chứ không cúng gạo, cúng rau đã nấu
chín chứ không cúng rau tươi. Vì vậy
mà nhà chùa không có bếp (Ảnh
chụp tại một khu phố thuộc tỉnh Pakse). |
Phật
tử cầm sẵn lễ vật, đưa lên trán khấn nguyện rồi cung
kính đặt vào bát của mỗi vị sư. Khi đi
khất thực, vị khất sĩ không được nhìn vào mặt
phật tử dù đó là một cụ già, trẻ nhỏ
hay một cô gái đẹp, cũng không được để ý
xem mình được cái gì và cũng không
được thỏa mãn cũng như bất mãn. (Ảnh chụp trên
một dãy phố chạy dọc bờ sông Mê Kông thuộc
địa phận tỉnh Pakse). |
|
Đồ đựng lễ vật của các nhà sư được lồng trong
một túi vải màu vàng, có quai đeo, vì
thế khi nhận lễ vật, một tay sư mở nắp, một tay giữ bát để
nó không đung đưa. |
|
Sau khi đã cung kính đặt đồ lễ, nhà sư
sẽ cầu nguyện những điều tốt lành đến các phật tử,
trong khi đó phật tử cúi đầu, một tay đưa lên
như bông hoa sen trước ngực trong tư thế niệm Phật. Một tay
cầm bình nước nhỏ rót xuống đất hay rót vào
cái âu nhỏ bằng đồng mà họ mang theo, sau đó
rót vào gốc cây một cách kính
cẩn, mang ý nghĩa hồi hướng công đức cho đến tổ tiên, ông
bà đã khuất được mát mẻ, an lành. |
|
Sau khi hành lễ, phật tử sống tại bản Khon, huyện Chawmpasak,
tỉnh Champasak đính những cục xôi nhỏ lên các
hàng rào quanh nhà để chim chóc có
cái ăn. |
|
Tục lệ để những cục xôi dành cho chim chóc
cũng gần giống với tục cúng chúng sinh của người miền
bắc Việt Nam chỉ khác là mang ý nghĩa thực
tế hơn. Cúng chúng sinh theo quan niệm của người Việt
là để dành thức ăn cho những linh hồn lang thang trên
thế gian. |
|
Các nhà sư ở Lào chỉ đi khất thực đến trước
giờ ngọ (12 giờ trưa), chỉ lấy thức ăn đã chín, không
khất thực quá 7 nhà, không phân biệt giàu
nghèo, thức ăn ngon dở, không đứng trước cửa chợ và
một ngày chỉ ăn một bữa trước khi trời đứng bóng. |
|
Phật tử thường bận rộn sinh kế, ít có điều kiện
đến chùa cúng dường, chưa kể không ít
người vì nghèo khó mà ngại ngùng
vì thế các vị sư đi khất thực là tạo cơ hội
bình đẳng cho tất cả Phật tử cúng dường Tam Bảo. Như
vậy, khất thực vừa để độ nhật, vừa để thuyết pháp độ sinh
và là nỗ lực hành thiền đoạn trừ lòng
tham dục… (Ảnh: Một buổi khất thực trên quốc lộ đoạn
qua tỉnh Pakse). |
|
Vật phẩm khất thực mang về thường được chia ra làm bốn
phần, một phần nhường cho các sư đồng tu nếu họ không
có, hay có ít, một phần dành cho người
nghèo, một phần dành cho những con vật sống chung
như chó, mèo và phần còn lại của người
khất thực dùng (Các nhà sư đang phân
chia vật phẩm khất thực tại ngôi chùa thuộc tỉnh Pakse). |
|
Cũng như mọi người dân Lào, các nhà
sư dùng tay bốc thức ăn mà không dùng
đũa, thìa, dĩa... |
|
Vietnamnet