Trong danh sách 12 con giáp, ngoài con rồng (không có thật), thì con rắn, đại diện là hổ mang - chúa tể của loài rắn, hay còn gọi là mãng xà vương gắn liền với đời sống tâm linh, với những câu chuyện thần thoại và được phật tử suy tôn là thần rắn.
Rắn Nagar 9 đầu cuộn tròn nâng Đức Phật lên cao, khỏi ngập nước và dùng đầu của mình che cho Đức Phật khỏi ướt trong khi ngài tọa thiền ngay dưới cội bồ đề. Ảnh chụp tại chùa Phật Tổ, Phường 4, TP. Cà Mau.
Cột cờ chùa Monivongsa Bopharam được rắn Nagar 5 đầu bảo vệ.
Theo tiếng Phạn, Nagar có nghĩa là rắn hổ mang. Phật giáo hệ Nam tông (Phật giáo truyền thống) coi rắn hổ mang là tượng trưng cho thần Siva tối cao, nắm giữ trong tay sự hủy diệt và tái sinh. Truyền thuyết Phật giáo Nam tông kể rằng, vị vua đầu tiên sáng lập ra vương quốc Chân Lạp là Kampu, cưới nữ vương - con gái vua rắn Nagar. Chính quốc vương Kampu và hoàng hậu Nagar là người sáng lập và xây dựng nên đất nước Campuchia. Theo quan niệm của người dân xứ Angkor, rắn 3 đầu tượng trưng cho thiên - địa - nhân, 5 đầu theo thuyết ngũ hành kim - mộc - thủy - hỏa - thổ, 7 đầu tượng trưng cho sự đắc đạo trong tu hành. Tại những ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, hình tượng rắn Nagar xuất hiện đều khắp, từ cổng chùa, cửa chùa, cột cờ, cầu thang, mái chùa đến chính điện… với quan niệm thần rắn Nagar bảo vệ Đức Phật, xua đuổi tà ma. Còn theo truyền thuyết Ấn Độ giáo thì rắn Nagar đại diện cho linh hồn thiên nhiên, bảo vệ các con suối, giếng nước và các con sông. Sự tích Phật giáo kể về cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Khi hoàng hậu Maya hạ sinh ngài tại vườn Lâm tì ni, thái tử Tất Đạt Đa được vua rắn Nagar 9 đầu phun nước tắm. Trong một truyền thuyết khác, rắn Nagar chính là vị thần hộ pháp gắn liền với sự tích “Bảy ngày tu đầu tiên của Đức Phật”: Trong thời gian tu khổ hạnh, Đức Phật ngồi tọa thiền dưới cội bồ đề thì mưa to gió lớn nổi lên làm nước dâng cao ngập cả chỗ ngồi thiền của Đức Phật.
Bảo vệ ngôi chánh điện, rắn Nagar 5 đầu trấn giữ bên phải, rắn Nagar 3 đầu trấn giữa bên trái.
Toàn cảnh chùa Monivongsa Bopharam, Phường 1, TP. Cà Mau.
Khi đó, vua rắn Nagar liền bò ra khỏi nơi trú ẩn, cuốn lại thành 7 vòng tròn và vươn cao 7 chiếc đầu phình mang to, che chở Đức Phật. Đạo hạnh của Đức Phật đã cảm hóa được loài rắn hung tợn, đó cũng là chân lý của Phật giáo nhằm cảm hóa, hướng thiện con người. Đối với truyền thuyết này, theo Phật giáo Bắc tông (Phật giáo phát triển) thì rắn Nagar có 9 đầu, mang ý nghĩa là con đường dẫn lên thiên đàng.
Hiện, Phật giáo phát triển thành hai hệ phái: Tiểu thừa (Nam tông) và Đại thừa (Bắc tông) với 18 bộ phái gắn liền với sự tích rắn Nagar có khác nhau. Song, tất cả đều lấy hình tượng thần rắn Nagar làm mô típ trong kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ tại các chùa, nơi thờ tự.
Nguồn : baoanhdatmui