Động Am Tiên nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư, xưa kia đây là nơi vua Đinh Tiên Hoàng từng xây pháp trường, trừng trị kẻ có tội, và đồng thời có ngôi chùa mà Thái hậu Dương Vân Nga tu hành cuối đời.
Đường đi đến đây khá hiểm trở bởi phần lớn khu vực động Am Tiên là một thung lũng ngập nước được bao bọc bởi những vách núi đá. Với địa hình đặc biệt, Am Tiên như một thế giới riêng biệt ẩn chứa nhiều màu sắc lịch sử thu hút bất kỳ du khách nào ghé thăm.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nhật (nguyên Viện trưởng Viện Sử học), chùa động Am Tiên như một thế giới riêng biệt, xưa kia đây là nơi vua Đinh nuôi nhốt hổ báo để trừng trị những kẻ có tội, còn ngay dưới chân núi Đìa là Ao Giải, nơi vua nuôi giải để ném những kẻ có tội xuống ao cho giải ăn thịt. Đây cũng là nơi vua Lê Đại Hành nhốt các tù binh Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân của nhà Tống xâm lược Đại Cồ Việt năm 981, đến năm 986 mới trả cho sứ giả Lý Giác.
Sau khi lên ngôi vua, Đinh Tiên Hoàng phong cho Trương Ma Ní làm Tăng Lục Đạo Sĩ. Sau đó, Trương Ma Ní và con trai Trương Ma Sơn đã cải tạo nơi hiểm trở này thành một pháp trường xử án để giúp vua trị nước (theo Việt sử tiêu án - Ngô Thì Sĩ).
Động Am Tiên ở lưng chừng núi, vị trí địa lý khá hiểm trở, phải leo qua 205 bậc đá qua vách núi mới được động. Từ xa, động có hình dạng giống như miệng con rồng nên còn được gọi là hang rồng. Nhiều nhũ đá có hình cây thóc, cây tiền, trái phật thủ, nụ hoa sen rủ xuống cùng những giọt nước. Ngoài ra trong khu vực còn có hang Muối, hang Tiền... là nơi vua cất giữ lương thực, ngân khố quốc gia thời Đinh Lê.
Bốn bề động là núi, tạo thành một thế giới riêng biệt - Ảnh: sưu tầm
|
Chùa động Am Tiên được bao quanh bốn bề là núi, nên không gian nơi đây gần như tách biệt với thế giới ngoài kia. Phong cảnh Am Tiên hùng vĩ, nên thơ, nhưng lại ám một màu u buồn, huyền bí như còn lưu dấn ấn tàn dư của pháp trường năm xưa.
Nước tại ao đặc biệt trong vắt, có thể nhìn thấu đáy. Các loài tảo, sinh vật nước phát triển mạnh mẽ, càng làm khung cảnh thêm huyền bí và thơ mộng - Ảnh: sưu tầm
|
Lật lại sử cũ, trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: “Vua (Đinh Tiên Hoàng) muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn”.
Phần lớn khu vực trong động Am Tiên là thung lũng ngập nước, địa hình lại đặc biệt khi được bao bọc xung quanh bởi vách núi đá, nên vua Đinh đã chọn lựa để làm nơi bắt giữ và xử án. Tương truyền vua Đinh đã cho nuôi những động vậy hoang dã và hung dữ tại đây, rồi cho những kẻ bị tử hình vào. Những kẻ nào trốn ra được thì sẽ được miễn tội
Để vào được động, sau khi qua cổng, bạn phải đi xuống một lối đi bên phía tay trái, cạnh hồ nước rộng được thả sen, súng, cá rô Tổng Trường và rùa. Nước đây rất trong xanh, có thể nhìn thấy tận đáy. Tương truyền nơi đây là ao mà vua Đinh đã nuôi giải thời xưa.
Trên núi có chùa Am Tiên. Đây cũng là nơi những năm cuối cuộc đời,Thái hậu Dương Vân Nga xuất gia tu hành. - Ảnh: sưu tầm
|
Những năm cuối cuộc đời, thái hậu Dương Vân Nga cũng xuất gia tu hành ở chùa Am Tiên. Một bài thơ truyền khẩu khắc được trên tường chùa đã tóm tắt phần nào cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Hậu Dương Vân Nga:
Hai vai gồng gánh hai Vua
Hai triều hoàng hậu, tu Chùa Am Tiên
Theo chồng đánh Tống bình Chiêm
Có công với nước, vô duyên với đời.
Đến thời Lý, nhà sư Nguyễn Minh Không đã ở trong hang tụng kinh thuyết pháp, xây thêm các bệ thờ Phật ở trong hang, người đời sau tiếp tục mở rộng cảnh chùa chiền để khách thập phương hành hương đến đó.
(Theo Mytour.vn)