Cổng ngoại đền Bà Triệu - được tạc từ đá nguyên khối
Để tưởng nhớ công lao to lớn của Bà Triệu, nhân dân đã xây
lăng, dựng tháp trên đỉnh núi Tùng – nơi người nữ anh hùng dân tộc họ Triệu đã
ngã xuống tại vùng đất Lịch sử này. Đền thờ dựa lưng vào sườn núi, nằm sát lề
phía Đông đường Quốc lộ 1A bên trái đường theo hướng từ Hà Nội vào. Ở phía Bắc
cách đền Bà Triệu khoảng gần 1km là làng xóm trù mật, đông vui trong đó có ngôi
đình làng Phú Điền cũng thờ Bà Triệu với danh nghĩa Thành hoàng làng. Khu di
tích Bà Triệu đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Đền thờ Bà Triệu có lịch sử đã lâu đời, lúc mới khởi dựng chỉ
có 3 gian gỗ lợp bằng tranh, bên trong có một bệ thờ Bà Triệu. Đến thời tiền Lý
(549 – 602) vua Lý Nam Đế trong một lần kéo quân vào Nam tiễu trừ phong kiến
Lâm Ấp đã nghỉ tại làng Bình Lâm (thuộc xã Hà Lân, huyện
Hà Trung hiện nay). Vua Lý Nam Đế đã đến thăm đền và cầu xin giúp đánh
thắng giặc. Khi chiến thắng trở về, Lý Nam Đế đã phong cho Bà làm thần và cấp
tiền cho dân làng sửa sang ngôi đền…
Cổng tam quan đền Bà Triệu
Sau rất nhiều lần trùng tu qua các thời kỳ, đến nay đền Bà
Triệu được Xây dựng theo hình thức kiến trúc truyền thống vùng đồng bằng Bắc
trung bộ trên diện tích gần 4ha với cổng ngoại, hồ nước hình chữ nhật, bình
phong, cổng nội, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung. Trong đó, hậu
cung có chiều cao ưu thế hơn cả.
Theo ThanhhoaPlus