Kỳ thú câu chuyện về giếng Tiên ở Sóc Trăng Kỳ thú câu chuyện về giếng Tiên ở Sóc Trăng Về huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng), chúng tôi được nhiều người dân kể cho nghe câu chuyện rất lý thú về một địa chỉ du lịch khá hấp dẫn ở địa phương. Đó là giếng Tiên, tọa lạc tại ấp Phước Thuận, xã Phú Tân. Nói về giếng Tiên, Thượng tọa Thạch Bone (Trụ trì chùa Bốn Mặt, xã Phú Tân) cho biết: Giếng Tiên có từ bao giờ thì không ai xác định được chính xác, nhưng theo lời truyền tụng của các bậc cao niên thì giếng Tiên có cách đây cả ngàn năm. Nói là giếng nhưng không phải hình tròn và sâu như giếng ở nông thôn mà thực chất là một cái ao đầm rộng khoảng 3 ha. Cách đây hàng mấy chục năm, giếng rất nhiều nước vì có độ sâu khoảng 4-5m, người dân ở địa phương vẫn lấy nước phục vụ sản xuất. Nhưng mấy năm gần đây, do không được nạo vét nên giếng đã bị cạn rất nhiều, mùa mưa thì nước tràn đầy, còn mùa khô thì chỉ còn một mương ở giữa rộng khoảng hơn 1 m còn nước nhưng không sâu. Đường vào khu vực giếng Tiên ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Về truyền thuyết giếng Tiên, ông Thạch Thol (67 tuổi, người dân địa phương) kể lại: Sự tích giếng Tiên thì chúng tôi nghe nhiều câu chuyện và thấy giống na ná như truyền thuyết về Ao Bà Om ở tỉnh Trà Vinh.Theo câu chuyện, trước đây, theo phong tục ở địa phương, người phụ nữ Khmer phải đi cưới chồng. Thấy điều này là bất công nên phụ nữ phản đối nhưng không được. Về sau, được sự “tư vấn” của một vị cao niên, chị em phụ nữ tổ chức bàn bạc, “thách đấu” với cánh đàn ông bằng việc tổ chức thi đào giếng.Theo lời thách đấu, trong một đêm, nếu bên nào đào xong giếng trước là bên chiến thắng và bên thua cuộc phải đi cưới bên thắng cuộc. Mới nghe các chị em thách đấu như vậy, cánh đàn ông cho rằng đào đất không phải là sở trường của phụ nữ, vốn là phái yếu, chân yếu tay mềm nên các ông vui vẻ nhận lời.Về phía chị em phụ nữ, biết sức mình không bằng cánh đàn ông trong đào đất nên các bà, các chị bàn với nhau dùng mẹo để “trị” cánh đàn ông. Theo qui định, các ông đào giếng ở phía bên kia đường, các bà đào giếng phía bên này đường (cách nhau khoảng gần 1 km). Ở phía mình, các bà cho đốt đèn treo lên cao cho sáng để đào giếng, đồng thời khi đào thì tất cả đều… ở trần, một phần vì đào đất nặng nề nóng nực đổ mồ hôi, một phần là… mẹo của các bà.Về phía các ông, sau khi cuộc thi đào giếng được tiến hành, dù biết mình là phái mạnh, quen thuộc với công việc nặng nhọc nhưng vẫn lo lo vì không biết các bà bên đây đào giếng như thế nào nên cử một vị đi… do thám.Người đi do thám đi lâu chưa về, các ông lại cử người khác đi tìm xem thế nào và người này cũng… không thấy về báo cáo tình hình. Cứ thế, cử người nào đi cũng không thấy trở về nên nhiều người cũng bí mật sang phía các bà đào giếng xem sao. Khi đến nơi, sự thật mới được hé mở. Hóa ra, khi sang kiểm tra tình hình, các ông thấy các bà ở… trần nên lo ngắm nhìn mà quên mất nhiệm vụ của mình là về báo cáo.Cũng vì nhiều người đi không quay lại nên kết thúc cuộc thi khi trời sáng, giếng các bà đào được sâu hơn, còn giếng của các ông đào chưa được bao nhiêu nên thua cuộc. Từ đó về sau, người đàn ông phải đi hỏi cưới người phụ nữ về nhà làm vợ.Riêng các ông, do bí mật sang do thám nên không dám đi như bình thường mà phải… bò để không bị các bà phát hiện. Và cũng vì có tới hàng trăm, hàng ngàn người bò sang phía giếng các bà nên khu vực đào giếng vốn là đất giồng cát cao đã trở thành cái hào giao thông khá sâu, vẹt hẳn xuống. Hiện nay, con đường này được cho là vẫn còn.Theo Thượng tọa Thạch Bone, vị trí giếng Tiên Ông hiện nay thuộc khu vực trại tạm giam của Công an tỉnh Sóc Trăng; còn giếng Tiên Bà nằm ngoài cánh đồng, gần chùa Bốn Mặt. Con đường được cho là theo truyền thuyết, do các ông bòsang thám thính phía bên giếng của các bà mà tạo thành. Bên cạnh đó, còn có một truyền thuyết về giếng Tiên mà bà con kể cho chúng tôi nghe. Theo lời kể, ngày xưa, vùng đất này không có nước ngọt, người dân sống trong cảnh nghèo nàn cơ cực, một phần vì đất đai cằn cỗi, một phần vì thiếu nước. Vì vậy, bà con ngày đêm cầu xin trời phật cứu giúp bằng việc cho một mạch nước ngọt trong lành, mát mẻ.Lời khẩn cầu của người dân thấu đến Ngọc Hoàng. Giữa lúc Ngọc Hoàng đang nghĩ cách để giúp người dân thì xảy ra chuyện bất hòa giữa Tiên Ông chăn trâu và Tiên Bà giặt lụa. Phía Tiên Ông cho rằng, Tiên Bà giặt lụa làm ô uế nước suối trâu uống; còn Tiên Bà bảo Tiên Ông lùa trâu xuống làm bẩn nước giặt lụa. Không ai chịu ai nên cả 2 mong Ngọc Hoàng phân xử.Nghe xong, Ngọc Hoàng phán: Để biết ai đúng, ai sai, truyền cho Tiên Ông và Tiên Bà nội trong một đêm mỗi bên phải đào được một cái giếng nước ngọt ở dưới trần gian (tức là địa phận xã Phú Tân ngày nay). Bên nào đào được giếng sâu hơn và có nhiều nước ngọt hơn thì bên đó thắng kiện. Khi trăng vừa xuất hiện, Tiên Ông và Tiên Bà cưỡi hạ mây xuống Phú Tân để đào giếng theo lời phán của Ngọc Hoàng.Cũng giống như câu chuyện phía trên, khi tiến hành đào giếng, các Tiên Ông lo lắng không biết giếng của các Tiên Bà đào có lớn và sâu bằng giếng của mình không, nên vị Tiên chỉ huy sai một vị Tiên khác đi do thám. Bên này, các Tiên Bà “thoát y” khi tiến hành đào giếng nên vị Tiên Ông đi do thám phát hiện cảnh tượng độc đáo đó đã mê mẩn người, chỉ lo ngắm nhìn mà quên mất nhiệm vụ được giao của mình.Các Tiên Ông chờ mãi không thấy vị Tiên kia về nên cử người khác đi tìm. Cứ thế, hết vị này đi tới vị khác đi và cũng không thấy ai trở về. Cuối cùng, các Tiên Ông đều có mặt phía bên phần đất các Tiên Bà thi công. Cuộc thi kết thúc, phần thắng thuộc về phía các Tiên Bà khi giếng đầy nước ngọt trong lành; còn giếng của Tiên Ông cạn trơ, khô khốc. Từ đó về sau, người dân địa phương có nước dùng thoải mái trong sinh hoạt và sản xuất. Toàn cảnh khu vực giếng Tiên vào mùa khô hiện nay. Giếng Tiên Bà bây giờ tuy đã cạn nhưng vẫn có sức hấp dẫn bởi giữa một vùng đất mênh mông có một dải nước trong xanh, xung quanh khu vực giếng có rất nhiều cây xanh, khung cảnh rất thơ mộng, trữ tình, yên ả,…Theo Thượng tọa Thạch Bone, giếng Tiên không chỉ là khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, mà còn được nhiều người dân ở địa phương truyền cho nhau nghe về sự kỳ diệu khi nhiều cặp vợ chồng lấy nhau lâu nhưng chưa có con đã tìm về giếng Tiên, đến trước bàn Tế Thiên dâng hương cầu xin các vị Tiên giúp đỡ cho con cái và được toại nguyện. Bàn Tế Thiên ở khu vực giếng Tiên. Được biết, UBND huyện Châu Thành và tỉnh Sóc Trăng đã có kế hoạch xây dựng dự án phát triển tuyến An Hiệp - Phú Tân trở thành điểm thu hút khách du lịch, phát triển du lịch tâm linh - tín ngưỡng, kết hợp văn hóa làng nghề dân tộc. Trong số các địa chỉ được chọn có giếng Tiên.Theo đó, thời gian tới, xã Phú Tân khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển, vận động người dân hiến đất, mở các dịch vụ du lịch tại giếng Tiên; nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thông, kiện toàn hệ thống cơ sở vật chất, điện, nước, điểm dừng chân, bãi đậu xe, duy trì và đa dạng các hoạt động văn hóa lễ hội dân gian độc đáo ở địa phương.Cao Xuân Lương Về huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng), chúng tôi được nhiều người dân kể cho nghe câu chuyện rất lý thú về một địa chỉ du lịch khá hấp dẫn ở địa phương. Đó là giếng Tiên, tọa lạc tại ấp Phước Thuận, xã Phú Tân. Nói về giếng Tiên, Thượng tọa Thạch Bone (Trụ trì chùa Bốn Mặt, xã Phú Tân) cho biết: Giếng Tiên có từ bao giờ thì không ai xác định được chính xác, nhưng theo lời truyền tụng của các bậc cao niên thì giếng Tiên có cách đây cả ngàn năm. Nói là giếng nhưng không phải hình tròn và sâu như giếng ở nông thôn mà thực chất là một cái ao đầm rộng khoảng 3 ha. Cách đây hàng mấy chục năm, giếng rất nhiều nước vì có độ sâu khoảng 4-5m, người dân ở địa phương vẫn lấy nước phục vụ sản xuất. Nhưng mấy năm gần đây, do không được nạo vét nên giếng đã bị cạn rất nhiều, mùa mưa thì nước tràn đầy, còn mùa khô thì chỉ còn một mương ở giữa rộng khoảng hơn 1 m còn nước nhưng không sâu. Đường vào khu vực giếng Tiên ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Về truyền thuyết giếng Tiên, ông Thạch Thol (67 tuổi, người dân địa phương) kể lại: Sự tích giếng Tiên thì chúng tôi nghe nhiều câu chuyện và thấy giống na ná như truyền thuyết về Ao Bà Om ở tỉnh Trà Vinh.Theo câu chuyện, trước đây, theo phong tục ở địa phương, người phụ nữ Khmer phải đi cưới chồng. Thấy điều này là bất công nên phụ nữ phản đối nhưng không được. Về sau, được sự “tư vấn” của một vị cao niên, chị em phụ nữ tổ chức bàn bạc, “thách đấu” với cánh đàn ông bằng việc tổ chức thi đào giếng.Theo lời thách đấu, trong một đêm, nếu bên nào đào xong giếng trước là bên chiến thắng và bên thua cuộc phải đi cưới bên thắng cuộc. Mới nghe các chị em thách đấu như vậy, cánh đàn ông cho rằng đào đất không phải là sở trường của phụ nữ, vốn là phái yếu, chân yếu tay mềm nên các ông vui vẻ nhận lời.Về phía chị em phụ nữ, biết sức mình không bằng cánh đàn ông trong đào đất nên các bà, các chị bàn với nhau dùng mẹo để “trị” cánh đàn ông. Theo qui định, các ông đào giếng ở phía bên kia đường, các bà đào giếng phía bên này đường (cách nhau khoảng gần 1 km). Ở phía mình, các bà cho đốt đèn treo lên cao cho sáng để đào giếng, đồng thời khi đào thì tất cả đều… ở trần, một phần vì đào đất nặng nề nóng nực đổ mồ hôi, một phần là… mẹo của các bà.Về phía các ông, sau khi cuộc thi đào giếng được tiến hành, dù biết mình là phái mạnh, quen thuộc với công việc nặng nhọc nhưng vẫn lo lo vì không biết các bà bên đây đào giếng như thế nào nên cử một vị đi… do thám.Người đi do thám đi lâu chưa về, các ông lại cử người khác đi tìm xem thế nào và người này cũng… không thấy về báo cáo tình hình. Cứ thế, cử người nào đi cũng không thấy trở về nên nhiều người cũng bí mật sang phía các bà đào giếng xem sao. Khi đến nơi, sự thật mới được hé mở. Hóa ra, khi sang kiểm tra tình hình, các ông thấy các bà ở… trần nên lo ngắm nhìn mà quên mất nhiệm vụ của mình là về báo cáo.Cũng vì nhiều người đi không quay lại nên kết thúc cuộc thi khi trời sáng, giếng các bà đào được sâu hơn, còn giếng của các ông đào chưa được bao nhiêu nên thua cuộc. Từ đó về sau, người đàn ông phải đi hỏi cưới người phụ nữ về nhà làm vợ.Riêng các ông, do bí mật sang do thám nên không dám đi như bình thường mà phải… bò để không bị các bà phát hiện. Và cũng vì có tới hàng trăm, hàng ngàn người bò sang phía giếng các bà nên khu vực đào giếng vốn là đất giồng cát cao đã trở thành cái hào giao thông khá sâu, vẹt hẳn xuống. Hiện nay, con đường này được cho là vẫn còn.Theo Thượng tọa Thạch Bone, vị trí giếng Tiên Ông hiện nay thuộc khu vực trại tạm giam của Công an tỉnh Sóc Trăng; còn giếng Tiên Bà nằm ngoài cánh đồng, gần chùa Bốn Mặt. Con đường được cho là theo truyền thuyết, do các ông bòsang thám thính phía bên giếng của các bà mà tạo thành. Bên cạnh đó, còn có một truyền thuyết về giếng Tiên mà bà con kể cho chúng tôi nghe. Theo lời kể, ngày xưa, vùng đất này không có nước ngọt, người dân sống trong cảnh nghèo nàn cơ cực, một phần vì đất đai cằn cỗi, một phần vì thiếu nước. Vì vậy, bà con ngày đêm cầu xin trời phật cứu giúp bằng việc cho một mạch nước ngọt trong lành, mát mẻ.Lời khẩn cầu của người dân thấu đến Ngọc Hoàng. Giữa lúc Ngọc Hoàng đang nghĩ cách để giúp người dân thì xảy ra chuyện bất hòa giữa Tiên Ông chăn trâu và Tiên Bà giặt lụa. Phía Tiên Ông cho rằng, Tiên Bà giặt lụa làm ô uế nước suối trâu uống; còn Tiên Bà bảo Tiên Ông lùa trâu xuống làm bẩn nước giặt lụa. Không ai chịu ai nên cả 2 mong Ngọc Hoàng phân xử.Nghe xong, Ngọc Hoàng phán: Để biết ai đúng, ai sai, truyền cho Tiên Ông và Tiên Bà nội trong một đêm mỗi bên phải đào được một cái giếng nước ngọt ở dưới trần gian (tức là địa phận xã Phú Tân ngày nay). Bên nào đào được giếng sâu hơn và có nhiều nước ngọt hơn thì bên đó thắng kiện. Khi trăng vừa xuất hiện, Tiên Ông và Tiên Bà cưỡi hạ mây xuống Phú Tân để đào giếng theo lời phán của Ngọc Hoàng.Cũng giống như câu chuyện phía trên, khi tiến hành đào giếng, các Tiên Ông lo lắng không biết giếng của các Tiên Bà đào có lớn và sâu bằng giếng của mình không, nên vị Tiên chỉ huy sai một vị Tiên khác đi do thám. Bên này, các Tiên Bà “thoát y” khi tiến hành đào giếng nên vị Tiên Ông đi do thám phát hiện cảnh tượng độc đáo đó đã mê mẩn người, chỉ lo ngắm nhìn mà quên mất nhiệm vụ được giao của mình.Các Tiên Ông chờ mãi không thấy vị Tiên kia về nên cử người khác đi tìm. Cứ thế, hết vị này đi tới vị khác đi và cũng không thấy ai trở về. Cuối cùng, các Tiên Ông đều có mặt phía bên phần đất các Tiên Bà thi công. Cuộc thi kết thúc, phần thắng thuộc về phía các Tiên Bà khi giếng đầy nước ngọt trong lành; còn giếng của Tiên Ông cạn trơ, khô khốc. Từ đó về sau, người dân địa phương có nước dùng thoải mái trong sinh hoạt và sản xuất. Toàn cảnh khu vực giếng Tiên vào mùa khô hiện nay. Giếng Tiên Bà bây giờ tuy đã cạn nhưng vẫn có sức hấp dẫn bởi giữa một vùng đất mênh mông có một dải nước trong xanh, xung quanh khu vực giếng có rất nhiều cây xanh, khung cảnh rất thơ mộng, trữ tình, yên ả,…Theo Thượng tọa Thạch Bone, giếng Tiên không chỉ là khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, mà còn được nhiều người dân ở địa phương truyền cho nhau nghe về sự kỳ diệu khi nhiều cặp vợ chồng lấy nhau lâu nhưng chưa có con đã tìm về giếng Tiên, đến trước bàn Tế Thiên dâng hương cầu xin các vị Tiên giúp đỡ cho con cái và được toại nguyện. Bàn Tế Thiên ở khu vực giếng Tiên. Được biết, UBND huyện Châu Thành và tỉnh Sóc Trăng đã có kế hoạch xây dựng dự án phát triển tuyến An Hiệp - Phú Tân trở thành điểm thu hút khách du lịch, phát triển du lịch tâm linh - tín ngưỡng, kết hợp văn hóa làng nghề dân tộc. Trong số các địa chỉ được chọn có giếng Tiên.Theo đó, thời gian tới, xã Phú Tân khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển, vận động người dân hiến đất, mở các dịch vụ du lịch tại giếng Tiên; nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thông, kiện toàn hệ thống cơ sở vật chất, điện, nước, điểm dừng chân, bãi đậu xe, duy trì và đa dạng các hoạt động văn hóa lễ hội dân gian độc đáo ở địa phương.Cao Xuân Lương Trở về đầu trang Giếng tiên sóc trăng bàn tế thiên 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10