Bảo tàng gốm cổ sông Hương đặt tại 120 Nguyễn Phúc Nguyên hướng ra bờ sông Hương, cạnh chùa Thiên Mụ (TP Huế) vừa chính thức đi vào hoạt động, đón du khách tham quan vào ngày 17/4 đã trở thành điểm đến mới tại đất Cố Đô với rất nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa Việt Nam.
Bảo tàng này sẽ là bảo tàng ngoài công lập, có trụ sở tại số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương là bảo tàng ngoài công lập do GS.TS Thái Kim Lan (Việt kiều Đức) thành lập và làm chủ. Tại đây sẽ trưng bày, giới thiệu 4 bộ sưu tập quý gồm: bộ sưu tập gốm Sông Hương (hơn 2.500 hiện vật), bộ sưu tập áo dài triều Nguyễn, bộ sưu tập đồ đồng, bộ sưu tập đồ gỗ.
Nhiều hiện vật đồ đồng cũng được trưng bày tại Bảo tàng gốm cổ sông Hương.
Bảo tàng là nơi trưng bày hơn 2.500 hiện vật được trục vớt lên từ dòng sông Hương do chủ nhân là GS.TS Thái Kim Lan cất công sưu tầm từ nhiều năm trước đó.
Trong dịp ra mắt này, bảo tàng đã giới thiệu, trưng bày chuyên đề “Sông Hương – nơi gặp gỡ các nền văn hóa” với hơn 100 hiện vật thuộc 3 thời kỳ: tiền Sa Huỳnh – Sa Huỳnh (cách ngày nay 3.000 – 2.500 năm), Champa (thiên niên kỷ 1 đầu Công nguyên), Lý – Trần đến thời Nguyễn (thế kỷ 19 – 20).
Bảo tàng gốm cổ sông Hương là bảo tàng duy nhất trên cả nước trưng bày gốm được tìm thấy từ các dòng sông trong không gian địa lý hẹp (tỉnh Thừa Thiên Huế).
Bảo tàng gốm cổ sông Hương có tiền thân là không gian trưng bày gốm cổ sông Hương do GS.TS Thái Kim Lan và anh trai là cố họa sĩ Thái Nguyên Bá dày công sưu tầm hơn mấy chục năm qua. Hiện nay bảo tàng có hơn 5.000 hiện vật, trong đó phần lớn là gốm cổ được vớt từ dưới lòng sông Hương.
Đây là bảo tàng tư nhân thứ 3 ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Trước đó tỉnh này có Bảo tàng đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn (thành lập năm 2012) và Bảo tàng Thêu XQ (thành lập năm 2016).
Thành lập cuối năm 2021, Bảo tàng Gốm cổ sông Hương (120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP. Huế) của GS. TS. Thái Kim Lan là nơi lưu giữ bộ sưu tập gốm cổ vớt từ sông Hương. Với số lượng phong phú, độc đáo cả về chất liệu, loại hình, sưu tập gốm cổ sông Hương được coi là một bộ thông sử bằng vật thật độc đáo, ghi lại sự hiện diện của các nền văn hóa xuyên suốt chặng đường hàng nghìn năm lịch sử cũng như quá trình hình thành, phát triển của vùng đất Cố đô xưa.
Đây là bảo tàng ngoài công lập thứ ba ở Thừa Thiên Huế và thứ 55 ở Việt Nam.
Từ gần 40 năm trước, hai anh em cố họa sĩ Thái Nguyên Bá và GS.TS. Thái Kim Lan tiến hành sưu tầm cổ vật dưới dòng sông Hương và các dòng sông khác ở Huế, như sông Bồ, sông Ô Lâu… như là một cách thức để hiểu hơn về lịch sử hình thành và phát triển của Huế xưa. Đến nay, bộ sưu tập gốm cổ ấy lên đến hàng ngàn hiện vật, trong đó có không ít những tiêu bản quý hiếm và tiêu biểu của các nền văn hóa Sa Huỳnh – Champa – Đại Việt.
Du khách tham quan bảo tàng sau khi mở cửa.
Một góc trưng bày bên trong không gian Bảo tàng gốm cổ sông Hương.
Trong khuôn viên của “Thái tộc từ đường”, gần 2.500 cổ vật đủ các chất liệu, như: Sành, đất nung, bán sứ và sứ thuộc các giai đoạn lịch sử đang được trưng bày. Những chiếc bình, vò, ấm, chum, hũ, nắp, bình vôi, bùng binh, đĩa, bát, nồi, ché, cốc… được bảo quản rất tốt, phần lớn đều còn khá nguyên vẹn. Tiêu chí chọn hiện vật trưng bày phải đại diện tiêu biểu cho những lát cắt lịch sử ở mảnh đất này, kể những câu chuyện về cuộc sống đời thường của cư dân cổ cư trú trên mảnh đất Thừa Thiên Huế từ thời tiền Sa Huỳnh, Sa Huỳnh, Champa.
Một góc hành lang ngôi nhà được bài trí gốm khá đẹp mắt.
Tay nâng niu những chiếc bình gốm cổ, GS. TS. Thái Kim Lan vui mừng khi tâm nguyện bao nhiêu năm trở thành hiện thực: Bộ sưu tập gốm cổ bao năm dày công sưu tầm, gìn giữ được UBND tỉnh công nhận trở thành Bảo tàng Gốm cổ sông Hương. “Bao năm sưu tập và giữ gìn gốm cổ, đây là tình cảm của một người Huế xa quê hương trở về, dồn lại tất cả những di sản của Huế trở thành một địa chỉ văn hóa. Dĩ nhiên không gian này vẫn hiện hữu nhưng khi trở thành bảo tàng lại có ý nghĩa khác. Đó là sự công nhận của tất cả mọi người như là một di sản của Huế”, GS. TS. Thái Kim Lan nói.
Bên cạnh hoạt động trưng bày, bảo tàng còn tổ chức một số hoạt động ngoài trời phục vụ du khách.
Du khách được thưởng thức những món ăn đậm đà vùng đất cố đô Huế.
Về đêm, tại bảo tàng dòn diễn ra các hoạt động giao lưu văn nghệ vui nhộn.
Bài viết: Minh Tuệ
Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh