Trên khắp làng quê Việt Nam, có rất nhiều những làng nghề. Một trong những làng nghề được lưu danh và phát triển rực rỡ là làng gốm Bát Tràng, được hình thành từ thời hậu Lê (1428 - 1527). Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội ngày nay).
Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”. Nghĩa là đất làm gốm phải được nén chặt, để đảm bảo độ rắn chắc cho sản phẩm. Kế đó là kỹ thuật tạo lớp men phủ (men trắng, men lam, men nâu, men xanh rêu, men rạn…). Cuối cùng là kỹ thuật nung lò để có được sản phẩm hoàn chỉnh.
Bộ gốm sứ gia dụng tinh xảo.Gốm sứ phong thủy.Tháng Hai (âm lịch) hằng năm là lễ hội truyền thống, quảng bá nghề gốm của cư dân làng gốm Bát Tràng. Rất đông du khách trong và ngoài nước đến thăm và tìm hiểu về truyền thống phát triển làng gốm.
Người Bát Tràng ngoài cái tinh, cái nhạy còn tiềm ẩn một tình yêu da diết với nghề gốm cổ truyền. Mỗi người dân làng nghề luôn hướng đến sự tìm tòi, phát hiện để góp những kiến thức, kinh nghiệm phát triển làng nghề. Ngày nay, người Bát Tràng còn phục chế các nước men gốm sứ Bát Tràng xưa, làm nên một thế giới đa dạng, sống động sắc màu từ nắm đất quê hương.
Nguồn : baoanhdatmui