Bình Thuận có 26 thôn của người Chăm, trong đó có rất nhiều thôn làm gốm với kỹ thuật và quy trình thủ công truyền thống duy trì qua nhiều đời và còn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống.
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA
Kỹ thuật chế tác gốm, không dùng bàn xoay, nung lộ thiên để cho ra đời sản phẩm độc đáo mang nhiều dấu ấn lịch sử văn hóa của cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận. Năm 2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Nghề thủ công truyền thống.
Báo ảnh Đất Mũi giới thiệu một số hình ảnh độc đáo của nghề này.
Sản phẩm gốm của người Chăm được tiêu thụ ở rất nhiều tỉnh, thành trong khu vực và xuất khẩu.Công đoạn làm bền sản phẩm.Quy trình làm gốm truyền thống của người Chăm bao gồm nhiều công đoạn: Chọn đất và lấy loại đất sét có màu vàng nhạt, có độ dẻo và độ mịn vừa phải, không bị lẫn nhiều hạt sạn, sỏi nhỏ. Thời điểm lấy đất thường diễn ra vào mùa khô, sau đó đập, ủ, pha trộn và nhồi bóp đất.Dụng cụ tạo hình sản phẩm gốm gồm một chiếc bàn kê và một miếng vải thô nhỏ. Người thợ lấy một ít cát trắng rải đều lên mặt bàn kê rồi đặt đất sét lên để chống dính.Gốm của người Chăm được nung lộ thiên. Thông thường, một lần nung phải có từ vài trăm sản phẩm trở lên. Việc nung gốm diễn ra quanh năm và nhiều nhà cùng nung chung một lần. Thời gian để nung chín toàn bộ sản phẩm gốm khoảng 2 giờ, hướng đốt luôn theo nguyên tắc ngược chính diện với chiều gió. Gốm được xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ dày đến mỏng.
Nguồn : Báo ảnh đất mũi