Làng Lạc Thổ - Miền quê Văn Hiến Làng Lạc Thổ - Miền quê Văn Hiến Nằm ven bờ nam sông Đuống, bên triền đê uốn lượn. Làng Lạc Thổ là một trong những làng cổ thuộc trung tâm Văn hóa, Tôn giáo và Tín ngưỡng vùng Dâu - Luy Lâu xưa và cũng là làng quê của trung tâm huyện lỵ Thuận Thành - Thị Trấn Hồ ngày nay. Những người từng đến với Lạc Thổ, đều có những cảm nhận về những nét đặc trưng của một làng quê Văn hiến, đằm thắm, ân tình của miền quê “Bên kia Sông Đuống” ! Là một vùng đất luôn có nhịp sống năng động, nhờ vào lợi thế địa Văn hóa / Chính trị / kinh tế… trên bến dưới thuyền. Nơi hội tụ đủ các lĩnh vực hoạt động trong giao thương buôn bán, phát triển nghành nghề và giao lưu, phát triển về Văn hóa … Với cảnh quan thiên nhiên nên thơ, hữu tình, mang nét đẹp đặc trưng của làng quê Việt Nam. Được Vua Tự Đức triều Nguyễn đã từng phong tặng danh hiệu là làng quê "Mỹ tục khả phong", điều đó đủ thấy đất và người nơi đây có tầm ảnh hưởng của cả vùng bờ nam Sông Đuống của miền quê Bắc Ninh - Kinh Bắc. Làng Lạc Thổ cổ xưa vốn là đất tổng Lạc Thổ huyện Siêu Loại, phủ Thuận An xứ Kinh Bắc, sau thuộc phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Tổng Lạc Thổ vốn chỉ là một làng/ xã ( Nhất xã/ nhất thôn) tên nôm là “Làng Hồ”. Đến nay, gồm toàn bộ dân, thôn của Lạc Thổ Nam, Lạc Thổ Bắc và khu Phố Hồ thuộc Thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Với lợi thế đắc địa, về phong thủy được ví như là vùng đất có địa thế mắt Rồng. Dân làng vẫn bảo tồn và phát huy được những di sản Văn hóa do tiền nhân để lại như: Đình làng - Di tích LSVH cấp tỉnh; Công trình Văn Chỉ, đang được phục dựng lại; Ngôi chùa cổ kính và di tích “Cầu Chiêu” ở trung tâm làng…Cùng các trò chơi dân gian, các môn thi truyền thống, như: Hội thi gà Hồ; Hội thi thả chim Bồ Câu bay; Thi đấu Cờ Tướng… Lịch sử trình hình thành và phát triển của làng Lạc Thổ cũng trải qua bao biến cố thăng trầm cùng quê hương, đất nước. Theo các văn bia, thư tịch của làng còn lưu giữ được, Năm 1786, đã từng bị triều đình Nhà Lê ban chiếu triệt hạ (Xóa tên làng Lạc Thổ) do dân làng phạm trọng tội, đã đánh chết một viên quan của triều đình (gọi là Nghè Hành) đến xem Hội Làng vì hống hách, ghẹo gái làng... Về sau nhờ một người con gái Họ Tá của làng - Bà Tá Thị Hoa là vợ của một hoàng tử con vua, đã có công tâu trình minh oan xin ân chuẩn tha tội cho dân làng Lạc Thổ. Sau đó bà Tá Thị Hoa đã đứng ra lập “ Cầu Chiêu ”chiêu mộ dân về để tái thiết lại làng Lạc Thổ. Hiện ở làng Lạc Thổ vẫn còn có tấm bia ghi lại sự việc trên và công đức của bà Tá Thị Hoa. Đến thời Pháp thuộc, làng Lạc Thổ cũng là nơi giặc Pháp lập đồn bốt, làng xóm luôn bị đốt phá và người dân cũng luôn bị giặc càn quét bắn giết… Nhưng những người dân Lạc Thổ vẫn một lòng tin theo cách mạng, nhiều người con ưu tú của quê hương đã vượt sông Đuống tham gia kháng chiến để giải phóng quê hương. Tiêu biểu, như: Anh hùng liệt sĩ Vương Văn Trà - Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn Thiên Đức; Thi sĩ cách mạng/ lãn mạn Hoàng Cầm - Trưởng đoàn Văn công đầu tiên của QĐND Việt Nam… Với công lao, thành tích trong kháng chiến. Thị trấn Hồ, trong đó có nhân dân làng Lạc thổ, được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống pháp. Ngày nay, mỗi khi du khách ghé thăm làng Lạc Thổ, thăm quan di tích LSVH đình làng, được nghe giới thiệu nội dung đôi câu đối khắc họa về mảnh đất văn hiến và địa linh Nhân kiệt vang danh thủa nào được treo tại Đình làng do cụ Cử nhân - Tiên chỉ làng Nguyễn Xuân Điềm phụng soạn, nội dung như sau: 別佔中區,有亭有寺,有四達龍衢,君子停車應眼括 Biệt chiếm trung khu, hữu đình hữu tự, hữu tứ đạt Long cù, quân tử đình xa ưng nhãn quát 儼然方面,之市之江,之重堤地險,姦雄到處亦魂消 Nghiễm nhiên phương diện, chi thị chi giang, chi trùng đê địa hiểm, gian hùng đáo xứ diệc hồn tiêu. Dịch nghĩa: Riêng một cõi trời, có đình có chùa, bốn phương khoáng đạt thế rồng, quân tử dừng xe thỏa nguyện phóng tầm mắt; Uy nghi một phương, đây chợ đây sông, đê quai ôm đê chính địa thế hiểm trở, gian hùng đến đây hồn xiêu phách lạc. Lạc Thổ cũng mang danh là đất khoa bảng, Văn học nổi tiếng xưa và nay. Theo bia văn chỉ của làng, thì Lạc Thổ có 7 tiến sĩ. Tiêu biểu đỗ đạt có cụ Dương Như Châu đỗ đầu kỳ thi đình thời Lê Thánh Tông và trong khoa thi năm 1505 thời Lê Uy Mục có 2 người cùng đỗ đồng Tiến Sĩ, đến khoa thi năm 1535 lại có 3 người làng Lạc Thổ cùng đỗ Tiến Sĩ ... (Theo các tài liệu thống kê, tỉnh Bắc Ninh có hai làng là Lạc Thổ và Đại Tráng có số tiến sĩ đỗ đạt từ 5 người trở lên... Riêng số cử nhân thời phong kiến, làng Lạc Thổ cũng có trên 50 người). Tên tuổi các bậc tài nhân đều được ghi trên bia đá của Văn chỉ, hiện lưu giữ ở làng. Với truyền thống thi thư, lễ nghĩa ấy, Lạc Thổ còn là miền quê nổi tiếng bởi giống gà Hồ. Một trong những giống gà quý hiếm, đặc biệt chỉ có duy nhất ở nơi đây. Vóc dáng cao to, mào kép, da cổ đỏ, cánh hình vỏ trai, vảy chân sáng mịn màu vàng trắng như màu hạt đậu nành, lưng vuông dài, đuôi đày đặn và úp như hình nơm, dáng đi uy nghi oai vệ, tiếng gáy vang dội, thân mình chắc nịch... Chính vì vậy, từ xưa gà Hồ đã được xem là biểu tượng cho người quân tử với 5 đức tính: văn, võ, dũng, nhân, tín. Giống gà này nuôi lớn có thể đạt mức 7-8 kg một con gà trống - Là một trong những vật phẩm tiến Vua thời xưa. Trong tâm thức của người dân làng Lạc Thổ luôn coi Gà Hồ như biểu tượng “ Linh vật của làng”. Mỗi dịp lễ, Tết trên mâm lễ mỗi nhà không thể thiếu con gà Hồ ( Là loại gà trốn, kém nhất cũng trên 4 kg ) để thờ cúng tổ tiên và dâng cúng Thành Hoàng làng. Sách “Dư địa chí Bắc Ninh” ghi: “Xã này thờ thần, lấy gà làm giống quý… con to nặng 12 đến 13 cân ta, con bé không dưới 8 đến 9 cân ta”. Từ xa xưa, làng Lạc Thổ đã có tục thi gà Hồ giữa các giáp với nhau vào dịp Hội Làng (mồng mười tháng hai âm lịch hàng năm). Gà trống dự thi phải có đầu gộc (to, xù xì như gộc tre), mào xít hoặc mào hoa đơn, sắc lông nền nã đen óng như màu lĩnh hoặc mận chín, đuôi nơm, chân cao, mình trường, ngực nở, cổ tròn. Gà mái dự thi phải có mã thó (lông màu đất thó) hay mã nhãn (màu quả nhãn), mào xít, thân săn chắc, bảo đảm mắn đẻ. Giáp nào ăn giải ( đạt giải) là năm đó sẽ làm ăn thịnh vượng hơn các giáp khác. Theo quan niệm và tiêu chí này, hàng năm các giáp đều cắt cử người chọn gà giống tốt, nuôi vỗ cẩn thận để ăn giải hội làng… Con gà nào đạt giải nhất cũng chính là gà được chọn để tiến hành tế lễ dâng lên thành Hoàng làng và chủ nhân con gà là người thắng cuộc. Người thắng cuộc không chỉ đem lại vinh quang cho cả giáp mà còn được số tiền thưởng bằng trọng lượng của con gà. Gia đình nào nuôi gà thắng cuộc liên tiếp trong 3 năm thì được cấy một mẫu ruộng của làng, uy tín của gia đình đó đối với người trong giáp cũng tăng lên.Tên gọi và hình ảnh Gà Hồ đã đi vào thi ca và được các nghệ nhân làng tranh dân gian Đông Hồ đã khắc họa trong Tranh Đông Hồ, trên nền giấy điệp lung linh sắc mầu với nhiều mẫu khác nhau - Một biểu tượng của sự sung túc, sinh sôi phồn thực: “ Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, Mầu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. ” Thơ- Hoàng Cầm. Gà Hồ theo tranh đã đi ra khỏi lũy tre làng tới khắp các miền quê và đến với bạn bè gần xa, đặc biệt là món quà không thể thiếu của du khách quốc tế khi đến với Việt Nam. Hiện nay, việc giữ gìn và nhân giống gà Hồ ở làng Lạc Thổ là hướng phát triển kinh tế mang lại hiệu quả rất cao cho người dân địa phương. Gà giống, thường có giá từ 200.000 - 300.000 đồng/ con bằng bốc tay và gà thịt, thương phẩm từ 4 kg trở lên, có giá trên 400.000 - 600.000/ kg tùy theo trọng lượng, càng to càng được giá cao. CLB những người nuôi Gà Hồ cũng đã được thành lập hơn 10 năm nay, với hơn 40 hội viên thường xuyên tham gia. Lạc Thổ còn có hội thi thả chim bồ câu bay, nghề nuôi chim hội rất tốn kém và chăm sóc rất công phu. Giải thưởng thì thật đơn giản, ngày xưa ai giật giải thì được miễn phu phen tạp dịch một năm… Ngày nay giải chỉ mang tính chất tượng trưng, ghi nhận trình độ, công lao của những người có thú vui tao nhã. Ấy vậy mà làng có tới hơn 50 nhà nuôi chim hội, mỗi đàn có từ 20 đến 40 con. Hội thi chim làng Lạc Thổ còn hấp dẫn những người đam mê chơi chim hội ở các vùng quê khác đến tham dự. Với truyền thống thi ca, khoa bảng, con người lịch lãm, tao nhã, Lạc Thổ còn gìn giữ bản sắc tài trí được thể hiện thông qua Hội cờ đầu xuân và trong những ngày hội làng hằng năm. Tương truyền, vào thời kỳ nhà nước Đại Việt có trạng cờ Vũ Huyên, một kỳ vương của Trung Quốc theo thuyền buôn cắm sào ở bến sông Lạc Thổ. Thăm thú Hội làng, đã thách đấu với các cao thủ cờ trong vùng đến so tài trong ngày lễ hội và qua nhiều ván đấu đều đánh bại các đấu thủ địa phương. Một cụ già làng Lạc Thổ cứ lặng lẽ quan sát để tìm ra điểm yếu của đối phương, vị này có bộ quân cờ ngà voi ( Sau được biết do vua Trung Quốc ban tặng) được hắn giữ như mạng sống vậy. Cụ già Lạc Thổ nhận đấu, vừa bày quân xong, cụ già nói “Tôi là chủ, xin chấp tiên sinh một xe”, đoạn cầm quân cờ ngà voi ném ra giữa ao đình làng. Kỳ vương Trung Quốc phần vì tiếc mất quân cờ ngà voi vua ban, phần vì ngạc nhiên, hồi hộp tưởng là chạm trán Trạng cờ Đại Việt mà đã để thua ván cờ đó. Vị kỳ vương ấy không muốn mất mặt thêm, vội vã rút chạy và cho thuyền rời bến sông làng Lạc Thổ... Xưa kia, hội cờ kéo dài cả tuần lễ từ khi nhập tịch đến khi rã đám và tổ chức bằng hình thức cờ người bên nam thanh bên nữ tú. Tướng ông, tướng bà chọn người phúc hậu cha mẹ song toàn, sinh con đủ nếp đủ tẻ, học hành thành đạt gia... Người ngồi/đứng (đóng vai) quân cờ và người chơi đều có trang phục riêng. Mỗi bên lại có một người thúc trống như kiểu đánh trận thời xưa. Trước khi vào chơi phải làm lễ cáo chơi, chơi xong làm lễ tất cáo ở đình. Chơi cờ là đấu trí, nhưng nghi thức chơi cờ cũng là một phần của lễ tế thành cầu cho người yên, vật thịnh như lời bài chúc trước lúc ra quân: “Chúc xã dân phong cảnh sống thanh bình, vui vẻ hát ca. Chúc trên thuận dưới hòa, giữ gìn mỹ tục nhà nhà yên vui”. Sau bài chúc của người cầm chịch hội cờ, là bài sai tướng sĩ của từng bên quân cờ nam và nữ. Hội cờ Lạc Thổ luôn thu hút đông đảo anh tài trong vùng đến dự. Trong hơn 10 năm gần đây các thế hệ con em Lạc Thổ luôn duy trì phong trao tập luyện môn cờ tướng, thường xuyên góp mặt trong đội tuyển của huyện Thuận Thành, thi đấu giành nhiều giải cao cấp tỉnh. Tiêu biểu là các VĐV, như: Nguyễn Viết Tuấn, Nguyễn Văn Diện, Nguyễn Văn Hiền... vừa tham gia làm HLV và cũng là cao thủ cờ, giành ngôi vô địch của các giải do tỉnh Bắc Ninh tổ chức. Nhà thơ Hoàng Cầm - Người con làng Lạc Thổ cũng đã có bài thơ ngợi ca về Hội cờ quê hương… Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương , Hiện nay, trong các nhiệm vụ, công tác: Đẩy mạnh phát triển Kinh tế, Văn hóa - Xã hội và đảm bảo an ninh chính trị… Giữ vững danh hiệu Làng Văn Hóa - Nông Thôn mới. Đặc biệt sự nghiệp giáo dục – đào tạo luôn được cấp ủy và BQL làng/ thôn chăm lo. Nhiều con em của làng Lạc Thổ đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và tham dự các kỳ thi các cấp, đặc biệt là thi HS giỏi quốc gia những năm gần đây đạt nhiều giải cao, tiêu biểu như: Em Nguyễn Ngọc Trâm, đạt giải ba môn Anh năm học 2006-2007; Em Nguyễn Ngọc Long, đạt giải ba môn toán năm học 2010 -2011; Em Hà Văn Tư, đạt giải nhất quốc gia môn hóa năm 2007 -2008; em Đỗ Đoàn Phúc đạt giải ba môn lý năm học 2011-2012; Em Nguyễn Tá Sơn đạt giải ba nôn hóa năm học 2011-2012 và năm 2012-2013 em lại đạt tiếp giải nhì môn hóa… Con em Lạc Thổ - Thị trấn Hồ, năm nào cũng thi đỗ cấp Trung học phổ thông và cao đẳng, đại học với tỷ lệ cao. Trong 10 năm qua, dự thi đều đạt gần 70 % đỗ vào cao đẳng, đại học ( Bình quân hàng năm khoảng 12 em/1000 dân, đỗ vào đại học . Tỷ lệ chung của cả huyện là 7,2 em/1000 dân ). Hiện nay nếu tính cả những người đã ra trường đang phục vụ trên mọi miền đất nước và những sinh viên đang học, thì có tới hơn 1000 người học cao đẳng, đại học (bình quân khoảng 8% dân số), trong đó có 3 giáo sư, 65 tiến sỹ và thạc sỹ. Riêng trong ngành giáo dục có tới hơn 500 giáo viên đã và đang giảng dạy tại các trường tiểu học,THCS và THPT trong huyện là con em làng Lạc Thổ. Tiêu biểu là Nhà giáo nhân dân Nguyễn Tiến Chấn, nguyên là Hiệu trưởng Trường PTTH huyện Thuận Thành; Nhà giáo ưu tú Khúc Đình Cương nguyên là hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Bắc Ninh và còn nhiều con em Lạc Thổ đang công tác, giảng dậy ở ngoài huyện, ngoài tỉnh và một số ở các trường cao đẳng, đại học và các lĩnh vực công tác khác trên cả nước. Tiêu biểu, như: Phó giáo sư, tiến sỹ Dương Trọng Hiếu, nguyên phó giám đốc Viện đông y Việt Nam; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Hạnh, từng đạt giải Ba toán Quốc tế năm 1976, nay là Phó Viện trưởng viện nghiên cứu biển và hải đảo thuộc Bộ tài nguyên và môi trường; Thạc sỹ kinh tế Nguyễn Tuấn Anh, nay là tổng giám đốc tổng Cty GTVT thuộc Bộ giao thông vận tải Việt Nam; Tiến sĩ, KS Xây dựng Nguyễn Công Toàn,tốt nghiệp tại Viện hàn lâm khoa học Nga; Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Viện sĩ hàn lâm khoa học Nga, Chủ tịch HĐQT C.Ty AIC; Ths toán học Nguyễn Nho Hòa - Hiệu trưởng trường THPT chuyên tỉnh Bắc Ninh… Lớp ngươi trẻ tuổi nhất của Lạc Thổ là TS, KS Lâm nghiệp Dương Thanh Bình, chưa đầy 30 tuổi đã làm tổng giám đốc C.Ty xuất nhập khẩu đồ gỗ lớn Việt Nam. Những người con ưu tú xuất sắc như vậy không những làm rạng rỡ cho quê hương, đất nước mà còn khẳng định Lạc Thổ là “Đất văn hiến”, một làng quê hiếu học, một vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và nề nếp “ Mỹ tục khả phong” ./. Nho Thuận Nguồn: Cổng thông tin điện tử thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh Nằm ven bờ nam sông Đuống, bên triền đê uốn lượn. Làng Lạc Thổ là một trong những làng cổ thuộc trung tâm Văn hóa, Tôn giáo và Tín ngưỡng vùng Dâu - Luy Lâu xưa và cũng là làng quê của trung tâm huyện lỵ Thuận Thành - Thị Trấn Hồ ngày nay. Những người từng đến với Lạc Thổ, đều có những cảm nhận về những nét đặc trưng của một làng quê Văn hiến, đằm thắm, ân tình của miền quê “Bên kia Sông Đuống” ! Là một vùng đất luôn có nhịp sống năng động, nhờ vào lợi thế địa Văn hóa / Chính trị / kinh tế… trên bến dưới thuyền. Nơi hội tụ đủ các lĩnh vực hoạt động trong giao thương buôn bán, phát triển nghành nghề và giao lưu, phát triển về Văn hóa … Với cảnh quan thiên nhiên nên thơ, hữu tình, mang nét đẹp đặc trưng của làng quê Việt Nam. Được Vua Tự Đức triều Nguyễn đã từng phong tặng danh hiệu là làng quê "Mỹ tục khả phong", điều đó đủ thấy đất và người nơi đây có tầm ảnh hưởng của cả vùng bờ nam Sông Đuống của miền quê Bắc Ninh - Kinh Bắc. Làng Lạc Thổ cổ xưa vốn là đất tổng Lạc Thổ huyện Siêu Loại, phủ Thuận An xứ Kinh Bắc, sau thuộc phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Tổng Lạc Thổ vốn chỉ là một làng/ xã ( Nhất xã/ nhất thôn) tên nôm là “Làng Hồ”. Đến nay, gồm toàn bộ dân, thôn của Lạc Thổ Nam, Lạc Thổ Bắc và khu Phố Hồ thuộc Thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Với lợi thế đắc địa, về phong thủy được ví như là vùng đất có địa thế mắt Rồng. Dân làng vẫn bảo tồn và phát huy được những di sản Văn hóa do tiền nhân để lại như: Đình làng - Di tích LSVH cấp tỉnh; Công trình Văn Chỉ, đang được phục dựng lại; Ngôi chùa cổ kính và di tích “Cầu Chiêu” ở trung tâm làng…Cùng các trò chơi dân gian, các môn thi truyền thống, như: Hội thi gà Hồ; Hội thi thả chim Bồ Câu bay; Thi đấu Cờ Tướng… Lịch sử trình hình thành và phát triển của làng Lạc Thổ cũng trải qua bao biến cố thăng trầm cùng quê hương, đất nước. Theo các văn bia, thư tịch của làng còn lưu giữ được, Năm 1786, đã từng bị triều đình Nhà Lê ban chiếu triệt hạ (Xóa tên làng Lạc Thổ) do dân làng phạm trọng tội, đã đánh chết một viên quan của triều đình (gọi là Nghè Hành) đến xem Hội Làng vì hống hách, ghẹo gái làng... Về sau nhờ một người con gái Họ Tá của làng - Bà Tá Thị Hoa là vợ của một hoàng tử con vua, đã có công tâu trình minh oan xin ân chuẩn tha tội cho dân làng Lạc Thổ. Sau đó bà Tá Thị Hoa đã đứng ra lập “ Cầu Chiêu ”chiêu mộ dân về để tái thiết lại làng Lạc Thổ. Hiện ở làng Lạc Thổ vẫn còn có tấm bia ghi lại sự việc trên và công đức của bà Tá Thị Hoa. Đến thời Pháp thuộc, làng Lạc Thổ cũng là nơi giặc Pháp lập đồn bốt, làng xóm luôn bị đốt phá và người dân cũng luôn bị giặc càn quét bắn giết… Nhưng những người dân Lạc Thổ vẫn một lòng tin theo cách mạng, nhiều người con ưu tú của quê hương đã vượt sông Đuống tham gia kháng chiến để giải phóng quê hương. Tiêu biểu, như: Anh hùng liệt sĩ Vương Văn Trà - Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn Thiên Đức; Thi sĩ cách mạng/ lãn mạn Hoàng Cầm - Trưởng đoàn Văn công đầu tiên của QĐND Việt Nam… Với công lao, thành tích trong kháng chiến. Thị trấn Hồ, trong đó có nhân dân làng Lạc thổ, được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống pháp. Ngày nay, mỗi khi du khách ghé thăm làng Lạc Thổ, thăm quan di tích LSVH đình làng, được nghe giới thiệu nội dung đôi câu đối khắc họa về mảnh đất văn hiến và địa linh Nhân kiệt vang danh thủa nào được treo tại Đình làng do cụ Cử nhân - Tiên chỉ làng Nguyễn Xuân Điềm phụng soạn, nội dung như sau: 別佔中區,有亭有寺,有四達龍衢,君子停車應眼括 Biệt chiếm trung khu, hữu đình hữu tự, hữu tứ đạt Long cù, quân tử đình xa ưng nhãn quát 儼然方面,之市之江,之重堤地險,姦雄到處亦魂消 Nghiễm nhiên phương diện, chi thị chi giang, chi trùng đê địa hiểm, gian hùng đáo xứ diệc hồn tiêu. Dịch nghĩa: Riêng một cõi trời, có đình có chùa, bốn phương khoáng đạt thế rồng, quân tử dừng xe thỏa nguyện phóng tầm mắt; Uy nghi một phương, đây chợ đây sông, đê quai ôm đê chính địa thế hiểm trở, gian hùng đến đây hồn xiêu phách lạc. Lạc Thổ cũng mang danh là đất khoa bảng, Văn học nổi tiếng xưa và nay. Theo bia văn chỉ của làng, thì Lạc Thổ có 7 tiến sĩ. Tiêu biểu đỗ đạt có cụ Dương Như Châu đỗ đầu kỳ thi đình thời Lê Thánh Tông và trong khoa thi năm 1505 thời Lê Uy Mục có 2 người cùng đỗ đồng Tiến Sĩ, đến khoa thi năm 1535 lại có 3 người làng Lạc Thổ cùng đỗ Tiến Sĩ ... (Theo các tài liệu thống kê, tỉnh Bắc Ninh có hai làng là Lạc Thổ và Đại Tráng có số tiến sĩ đỗ đạt từ 5 người trở lên... Riêng số cử nhân thời phong kiến, làng Lạc Thổ cũng có trên 50 người). Tên tuổi các bậc tài nhân đều được ghi trên bia đá của Văn chỉ, hiện lưu giữ ở làng. Với truyền thống thi thư, lễ nghĩa ấy, Lạc Thổ còn là miền quê nổi tiếng bởi giống gà Hồ. Một trong những giống gà quý hiếm, đặc biệt chỉ có duy nhất ở nơi đây. Vóc dáng cao to, mào kép, da cổ đỏ, cánh hình vỏ trai, vảy chân sáng mịn màu vàng trắng như màu hạt đậu nành, lưng vuông dài, đuôi đày đặn và úp như hình nơm, dáng đi uy nghi oai vệ, tiếng gáy vang dội, thân mình chắc nịch... Chính vì vậy, từ xưa gà Hồ đã được xem là biểu tượng cho người quân tử với 5 đức tính: văn, võ, dũng, nhân, tín. Giống gà này nuôi lớn có thể đạt mức 7-8 kg một con gà trống - Là một trong những vật phẩm tiến Vua thời xưa. Trong tâm thức của người dân làng Lạc Thổ luôn coi Gà Hồ như biểu tượng “ Linh vật của làng”. Mỗi dịp lễ, Tết trên mâm lễ mỗi nhà không thể thiếu con gà Hồ ( Là loại gà trốn, kém nhất cũng trên 4 kg ) để thờ cúng tổ tiên và dâng cúng Thành Hoàng làng. Sách “Dư địa chí Bắc Ninh” ghi: “Xã này thờ thần, lấy gà làm giống quý… con to nặng 12 đến 13 cân ta, con bé không dưới 8 đến 9 cân ta”. Từ xa xưa, làng Lạc Thổ đã có tục thi gà Hồ giữa các giáp với nhau vào dịp Hội Làng (mồng mười tháng hai âm lịch hàng năm). Gà trống dự thi phải có đầu gộc (to, xù xì như gộc tre), mào xít hoặc mào hoa đơn, sắc lông nền nã đen óng như màu lĩnh hoặc mận chín, đuôi nơm, chân cao, mình trường, ngực nở, cổ tròn. Gà mái dự thi phải có mã thó (lông màu đất thó) hay mã nhãn (màu quả nhãn), mào xít, thân săn chắc, bảo đảm mắn đẻ. Giáp nào ăn giải ( đạt giải) là năm đó sẽ làm ăn thịnh vượng hơn các giáp khác. Theo quan niệm và tiêu chí này, hàng năm các giáp đều cắt cử người chọn gà giống tốt, nuôi vỗ cẩn thận để ăn giải hội làng… Con gà nào đạt giải nhất cũng chính là gà được chọn để tiến hành tế lễ dâng lên thành Hoàng làng và chủ nhân con gà là người thắng cuộc. Người thắng cuộc không chỉ đem lại vinh quang cho cả giáp mà còn được số tiền thưởng bằng trọng lượng của con gà. Gia đình nào nuôi gà thắng cuộc liên tiếp trong 3 năm thì được cấy một mẫu ruộng của làng, uy tín của gia đình đó đối với người trong giáp cũng tăng lên.Tên gọi và hình ảnh Gà Hồ đã đi vào thi ca và được các nghệ nhân làng tranh dân gian Đông Hồ đã khắc họa trong Tranh Đông Hồ, trên nền giấy điệp lung linh sắc mầu với nhiều mẫu khác nhau - Một biểu tượng của sự sung túc, sinh sôi phồn thực: “ Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong,Mầu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. ”Thơ- Hoàng Cầm. Gà Hồ theo tranh đã đi ra khỏi lũy tre làng tới khắp các miền quê và đến với bạn bè gần xa, đặc biệt là món quà không thể thiếu của du khách quốc tế khi đến với Việt Nam. Hiện nay, việc giữ gìn và nhân giống gà Hồ ở làng Lạc Thổ là hướng phát triển kinh tế mang lại hiệu quả rất cao cho người dân địa phương. Gà giống, thường có giá từ 200.000 - 300.000 đồng/ con bằng bốc tay và gà thịt, thương phẩm từ 4 kg trở lên, có giá trên 400.000 - 600.000/ kg tùy theo trọng lượng, càng to càng được giá cao. CLB những người nuôi Gà Hồ cũng đã được thành lập hơn 10 năm nay, với hơn 40 hội viên thường xuyên tham gia. Lạc Thổ còn có hội thi thả chim bồ câu bay, nghề nuôi chim hội rất tốn kém và chăm sóc rất công phu. Giải thưởng thì thật đơn giản, ngày xưa ai giật giải thì được miễn phu phen tạp dịch một năm… Ngày nay giải chỉ mang tính chất tượng trưng, ghi nhận trình độ, công lao của những người có thú vui tao nhã. Ấy vậy mà làng có tới hơn 50 nhà nuôi chim hội, mỗi đàn có từ 20 đến 40 con. Hội thi chim làng Lạc Thổ còn hấp dẫn những người đam mê chơi chim hội ở các vùng quê khác đến tham dự. Với truyền thống thi ca, khoa bảng, con người lịch lãm, tao nhã, Lạc Thổ còn gìn giữ bản sắc tài trí được thể hiện thông qua Hội cờ đầu xuân và trong những ngày hội làng hằng năm. Tương truyền, vào thời kỳ nhà nước Đại Việt có trạng cờ Vũ Huyên, một kỳ vương của Trung Quốc theo thuyền buôn cắm sào ở bến sông Lạc Thổ. Thăm thú Hội làng, đã thách đấu với các cao thủ cờ trong vùng đến so tài trong ngày lễ hội và qua nhiều ván đấu đều đánh bại các đấu thủ địa phương. Một cụ già làng Lạc Thổ cứ lặng lẽ quan sát để tìm ra điểm yếu của đối phương, vị này có bộ quân cờ ngà voi ( Sau được biết do vua Trung Quốc ban tặng) được hắn giữ như mạng sống vậy. Cụ già Lạc Thổ nhận đấu, vừa bày quân xong, cụ già nói “Tôi là chủ, xin chấp tiên sinh một xe”, đoạn cầm quân cờ ngà voi ném ra giữa ao đình làng. Kỳ vương Trung Quốc phần vì tiếc mất quân cờ ngà voi vua ban, phần vì ngạc nhiên, hồi hộp tưởng là chạm trán Trạng cờ Đại Việt mà đã để thua ván cờ đó. Vị kỳ vương ấy không muốn mất mặt thêm, vội vã rút chạy và cho thuyền rời bến sông làng Lạc Thổ...Xưa kia, hội cờ kéo dài cả tuần lễ từ khi nhập tịch đến khi rã đám và tổ chức bằng hình thức cờ người bên nam thanh bên nữ tú. Tướng ông, tướng bà chọn người phúc hậu cha mẹ song toàn, sinh con đủ nếp đủ tẻ, học hành thành đạt gia... Người ngồi/đứng (đóng vai) quân cờ và người chơi đều có trang phục riêng. Mỗi bên lại có một người thúc trống như kiểu đánh trận thời xưa. Trước khi vào chơi phải làm lễ cáo chơi, chơi xong làm lễ tất cáo ở đình. Chơi cờ là đấu trí, nhưng nghi thức chơi cờ cũng là một phần của lễ tế thành cầu cho người yên, vật thịnh như lời bài chúc trước lúc ra quân:“Chúc xã dân phong cảnh sống thanh bình, vui vẻ hát ca.Chúc trên thuận dưới hòa, giữ gìn mỹ tục nhà nhà yên vui”.Sau bài chúc của người cầm chịch hội cờ, là bài sai tướng sĩ của từng bên quân cờ nam và nữ. Hội cờ Lạc Thổ luôn thu hút đông đảo anh tài trong vùng đến dự. Trong hơn 10 năm gần đây các thế hệ con em Lạc Thổ luôn duy trì phong trao tập luyện môn cờ tướng, thường xuyên góp mặt trong đội tuyển của huyện Thuận Thành, thi đấu giành nhiều giải cao cấp tỉnh. Tiêu biểu là các VĐV, như: Nguyễn Viết Tuấn, Nguyễn Văn Diện, Nguyễn Văn Hiền... vừa tham gia làm HLV và cũng là cao thủ cờ, giành ngôi vô địch của các giải do tỉnh Bắc Ninh tổ chức. Nhà thơ Hoàng Cầm - Người con làng Lạc Thổ cũng đã có bài thơ ngợi ca về Hội cờ quê hương… Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương , Hiện nay, trong các nhiệm vụ, công tác: Đẩy mạnh phát triển Kinh tế, Văn hóa - Xã hội và đảm bảo an ninh chính trị… Giữ vững danh hiệu Làng Văn Hóa - Nông Thôn mới. Đặc biệt sự nghiệp giáo dục – đào tạo luôn được cấp ủy và BQL làng/ thôn chăm lo. Nhiều con em của làng Lạc Thổ đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và tham dự các kỳ thi các cấp, đặc biệt là thi HS giỏi quốc gia những năm gần đây đạt nhiều giải cao, tiêu biểu như: Em Nguyễn Ngọc Trâm, đạt giải ba môn Anh năm học 2006-2007; Em Nguyễn Ngọc Long, đạt giải ba môn toán năm học 2010 -2011; Em Hà Văn Tư, đạt giải nhất quốc gia môn hóa năm 2007 -2008; em Đỗ Đoàn Phúc đạt giải ba môn lý năm học 2011-2012; Em Nguyễn Tá Sơn đạt giải ba nôn hóa năm học 2011-2012 và năm 2012-2013 em lại đạt tiếp giải nhì môn hóa… Con em Lạc Thổ - Thị trấn Hồ, năm nào cũng thi đỗ cấp Trung học phổ thông và cao đẳng, đại học với tỷ lệ cao. Trong 10 năm qua, dự thi đều đạt gần 70 % đỗ vào cao đẳng, đại học ( Bình quân hàng năm khoảng 12 em/1000 dân, đỗ vào đại học . Tỷ lệ chung của cả huyện là 7,2 em/1000 dân ).Hiện nay nếu tính cả những người đã ra trường đang phục vụ trên mọi miền đất nước và những sinh viên đang học, thì có tới hơn 1000 người học cao đẳng, đại học (bình quân khoảng 8% dân số), trong đó có 3 giáo sư, 65 tiến sỹ và thạc sỹ. Riêng trong ngành giáo dục có tới hơn 500 giáo viên đã và đang giảng dạy tại các trường tiểu học,THCS và THPT trong huyện là con em làng Lạc Thổ. Tiêu biểu là Nhà giáo nhân dân Nguyễn Tiến Chấn, nguyên là Hiệu trưởng Trường PTTH huyện Thuận Thành; Nhà giáo ưu tú Khúc Đình Cương nguyên là hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Bắc Ninh và còn nhiều con em Lạc Thổ đang công tác, giảng dậy ở ngoài huyện, ngoài tỉnh và một số ở các trường cao đẳng, đại học và các lĩnh vực công tác khác trên cả nước. Tiêu biểu, như: Phó giáo sư, tiến sỹ Dương Trọng Hiếu, nguyên phó giám đốc Viện đông y Việt Nam; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Hạnh, từng đạt giải Ba toán Quốc tế năm 1976, nay là Phó Viện trưởng viện nghiên cứu biển và hải đảo thuộc Bộ tài nguyên và môi trường; Thạc sỹ kinh tế Nguyễn Tuấn Anh, nay là tổng giám đốc tổng Cty GTVT thuộc Bộ giao thông vận tải Việt Nam; Tiến sĩ, KS Xây dựng Nguyễn Công Toàn,tốt nghiệp tại Viện hàn lâm khoa học Nga; Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Viện sĩ hàn lâm khoa học Nga, Chủ tịch HĐQT C.Ty AIC; Ths toán học Nguyễn Nho Hòa - Hiệu trưởng trường THPT chuyên tỉnh Bắc Ninh… Lớp ngươi trẻ tuổi nhất của Lạc Thổ là TS, KS Lâm nghiệp Dương Thanh Bình, chưa đầy 30 tuổi đã làm tổng giám đốc C.Ty xuất nhập khẩu đồ gỗ lớn Việt Nam. Những người con ưu tú xuất sắc như vậy không những làm rạng rỡ cho quê hương, đất nước mà còn khẳng định Lạc Thổ là “Đất văn hiến”, một làng quê hiếu học, một vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và nề nếp “ Mỹ tục khả phong” ./. Nho ThuậnNguồn: Cổng thông tin điện tử thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh Trở về đầu trang Tranh làng Hồ thị xã Thuận Thành Bắc Ninh 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10