Thanh Hóa có hàng trăm làng nghề truyền thống, rải đều khắp các vùng trong tỉnh: Vùng biển có các làng nghề chiếu cói Nga Sơn; đan mây tre ghép dừa xuất khẩu ở Hoằng Hóa, Sầm Sơn; chạm khắc gỗ mỹ nghệ, đồ thờ ở Hoằng Lương, Hoằng Đạt. Nghề dệt thổ cẩm ở các huyện miền núi: Quan Hóa, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước…
Dạy nghề đan hàng xuất khẩu ở Nông Cống.
Làng nghề dệt thổ cẩm.
Thanh Hóa có hàng trăm làng nghề truyền thống, rải đều khắp các vùng trong tỉnh: Vùng biển có các làng nghề chiếu cói Nga Sơn; đan mây tre ghép dừa xuất khẩu ở Hoằng Hóa, Sầm Sơn; chạm khắc gỗ mỹ nghệ, đồ thờ ở Hoằng Lương, Hoằng Đạt. Nghề dệt thổ cẩm ở các huyện miền núi: Quan Hóa, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước…
Những chú chim linh vật.
Người giữ lửa làng nghề đúc đồng.
Do cạnh tranh khốc liệt của thương trường, một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống bị mai một. Để hòa nhập thị trường trong nước và quốc tế, Sở Công thương Thanh Hóa triển khai kế hoạch đầu tư phục hồi và phát triển các làng nghề, tập huấn và mở nhiều lớp dạy nghề cho các làng, bản; cùng các tổ chức, đoàn thể tạo thuận lợi về tiêu thụ, vay vốn, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, dạy nghề cho bà con khu vực lúc nông nhàn. Việc tận dụng nguồn nhân lực dồi dào cho việc phát triển làng nghề đã đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân.
Sản xuất hàng gỗ mỹ nghệ.
Từ những làng nghề đã tạo việc làm cho hàng ngàn phụ nữ.
Người dân thị xã Sầm Sơn tận dụng vỏ ốc, trai, ngao, sò… làm hàng mỹ nghệ.
Nhiều mặt hàng mới, mẫu mã mới được khách hàng trong nước và nước ngoài ưa chuộng, với nhiều hợp đồng lớn, lâu dài. Nghề đúc đồng, nhất là trống đồng và các mặt hàng mỹ nghệ bằng đồng phát triển mạnh.
Báo ảnh đất mũi