:Loạt ảnh trăm tuổi của chùa Bà Thiên Hậu ở Chợ Lớn :Loạt ảnh trăm tuổi của chùa Bà Thiên Hậu ở Chợ Lớn Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760, là một trong những ngôi chùa cổ nhất người Hoa đã gây dựng ở Chợ Lớn xưa. Chùa Bà Thiên Hậu trong bức ảnh chụp vào khoảng năm 1865-1875 của nhiếp ảnh gia Pháp Emile Gsell. Chùa có tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, là một trong những ngôi chùa cổ nhất người Hoa đã gây dựng ở Chợ Lớn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, Quận 5, TP HCM. Một bức ảnh khác chụp Chùa Bà Thiên Hậu năm 1866 của Emile Gsell. Theo các sử liệu, chùa được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760. Cổng chùa Bà Thiên Hậu trong bức ảnh xuất bản năm 1895, ảnh của André Salles. Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán. Chùa Bà Thiên Hậu khoảng năm 1908. Chùa được xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa. Đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau, 3 dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Chùa Bà Thiên Hậu thập niên 1920. Vị thần được thờ chính trong chùa là Thiên Hậu Thánh Mẫu, được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển. Chùa Bà Thiên Hậu thập niên 1920. Bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu ở tiền điện. Theo truyền thuyết thì Thiên Hậu Thánh Mẫu là người thời Tống, tên thật là Mi Châu. 8 tuổi bà biết đọc, 11 tuổi bà tu theo Phật giáo, 13 tuổi đã đắc đạo và có phép thần thông… Giữa lúc đó mẹ gọi, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm 1110 nhà Tống sắc phong cho bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”.Kiến trúc của chùa Bà Thiên Hậu về cơ bản vẫn được giữ nguyên cho đến nay. Giữa lúc đó mẹ gọi, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm 1110 nhà Tống sắc phong cho bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”.Kiến trúc của chùa Bà Thiên Hậu về cơ bản vẫn được giữ nguyên cho đến nay. Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn, mang đậm phong cách chùa cổ của người Hoa, từ đường nét, kiến trúc đến vật liệu xây dựng. Theo nhà văn hóa – học giả Vương Hồng Sển, từng viên gạch, mái ngói, đồ gốm ở chùa đều được đem từ Trung Quốc sang. Chùa Bà Thiên Hậu có hàng trăm đồ cổ có niên đại từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, bao gồm các tượng gỗ, tượng đá, bia đá, lư đồng, câu đối, phù điêu,… được chế tác rất tỉ mỉ và tinh tế. Đặc biệt, phải nói đến 2 đại đồng chung bằng gang, có niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796) và Đạo Quang năm thứ 10 (1830) cùng với bộ lư lớn có niên hiệu Quang Tự năm thứ 12 (1886). Miếu thờ trong chùa bà Thiên Hậu gồm 3 điện thờ chính: tiền điện, trung điện và chính điện. Chính điện thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Hai bên trang thờ Bà là trang thờ Kim Huê nương nương và Long Mẫu nương nương. Giữa các dãy nhà trong miếu đều có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh, giúp thu ánh sáng, không khí và thoát khói hương. Vào các ngày mùng một, ngày rằm, Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu và đặc biệt là vào ngày lễ vía Bà (23.3 âm lịch), luôn có nhiều du khách hành hương Phật giáo, Phật tử đến chiêm bái, đứng kín cả trong và ngoài chùa. Vì vậy, cũng như chùa Ngọc Hoàng, bạn nên đến viếng chùa vào ngày thường để có thể dễ dàng thưởng lãm từng dấu tích lịch sử của ngôi cổ tự. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Thanh Tâm (Tổng hợp) Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760, là một trong những ngôi chùa cổ nhất người Hoa đã gây dựng ở Chợ Lớn xưa. Chùa Bà Thiên Hậu trong bức ảnh chụp vào khoảng năm 1865-1875 của nhiếp ảnh gia Pháp Emile Gsell. Chùa có tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, là một trong những ngôi chùa cổ nhất người Hoa đã gây dựng ở Chợ Lớn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, Quận 5, TP HCM. Một bức ảnh khác chụp Chùa Bà Thiên Hậu năm 1866 của Emile Gsell. Theo các sử liệu, chùa được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760. Cổng chùa Bà Thiên Hậu trong bức ảnh xuất bản năm 1895, ảnh của André Salles. Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán. Chùa Bà Thiên Hậu khoảng năm 1908. Chùa được xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa. Đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau, 3 dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Chùa Bà Thiên Hậu thập niên 1920. Vị thần được thờ chính trong chùa là Thiên Hậu Thánh Mẫu, được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển. Chùa Bà Thiên Hậu thập niên 1920. Bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu ở tiền điện. Theo truyền thuyết thì Thiên Hậu Thánh Mẫu là người thời Tống, tên thật là Mi Châu. 8 tuổi bà biết đọc, 11 tuổi bà tu theo Phật giáo, 13 tuổi đã đắc đạo và có phép thần thông… Giữa lúc đó mẹ gọi, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm 1110 nhà Tống sắc phong cho bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”.Kiến trúc của chùa Bà Thiên Hậu về cơ bản vẫn được giữ nguyên cho đến nay. Giữa lúc đó mẹ gọi, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm 1110 nhà Tống sắc phong cho bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”.Kiến trúc của chùa Bà Thiên Hậu về cơ bản vẫn được giữ nguyên cho đến nay. Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn, mang đậm phong cách chùa cổ của người Hoa, từ đường nét, kiến trúc đến vật liệu xây dựng. Theo nhà văn hóa – học giả Vương Hồng Sển, từng viên gạch, mái ngói, đồ gốm ở chùa đều được đem từ Trung Quốc sang. Chùa Bà Thiên Hậu có hàng trăm đồ cổ có niên đại từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, bao gồm các tượng gỗ, tượng đá, bia đá, lư đồng, câu đối, phù điêu,… được chế tác rất tỉ mỉ và tinh tế. Đặc biệt, phải nói đến 2 đại đồng chung bằng gang, có niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796) và Đạo Quang năm thứ 10 (1830) cùng với bộ lư lớn có niên hiệu Quang Tự năm thứ 12 (1886). Miếu thờ trong chùa bà Thiên Hậu gồm 3 điện thờ chính: tiền điện, trung điện và chính điện. Chính điện thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Hai bên trang thờ Bà là trang thờ Kim Huê nương nương và Long Mẫu nương nương. Giữa các dãy nhà trong miếu đều có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh, giúp thu ánh sáng, không khí và thoát khói hương. Vào các ngày mùng một, ngày rằm, Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu và đặc biệt là vào ngày lễ vía Bà (23.3 âm lịch), luôn có nhiều du khách hành hương Phật giáo, Phật tử đến chiêm bái, đứng kín cả trong và ngoài chùa. Vì vậy, cũng như chùa Ngọc Hoàng, bạn nên đến viếng chùa vào ngày thường để có thể dễ dàng thưởng lãm từng dấu tích lịch sử của ngôi cổ tự. Thanh Tâm (Tổng hợp) Trở về đầu trang chùaChùa Bà Thiên HậuSài GònPhật giáo 2 Tổng số:3 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10