Người ta bảo con rồng thứ tám, dòng Ba Thắc mảnh mai đắm đuối trong tình yêu với đại dương mà hoài thai nên vùng đất ấy. Cù Lao Dung được sông mẹ trút hết sinh lực phù sa, nuôi vâm váp, vươn ngực ra biển.
Giữa hai cửa biển Định An và Trần Đề, của Cửu Long Giang có cù lao Dung (huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng), hình tam giác cân rộng hơn 23 nghìn héc ta. Người ta bảo con rồng thứ tám, dòng Ba Thắc mảnh mai đắm đuối trong tình yêu với đại dương mà hoài thai nên vùng đất ấy. Cù Lao Dung được sông mẹ trút hết sinh lực phù sa, nuôi vâm váp, vươn ngực ra biển.
Mẹ sông sau cuộc sinh nở vĩ đại, như mãn nguyện, tự ẩn thân, chút dấu vết còn lại là sông Cồn Tròn hôm nay, làm cho bộ Cửu Long khuyết một còn Bát Long. Cù Lao Dung sinh ra bới muối mặn của cha biển, phù sa của mẹ sông, ngày vẫn đôi lần giao nhau mặn – ngọt.
Thứ đất – nước trong vùng giao hòa ấy sinh ra ngàn thứ, cái gì cũng có thể nuôi được người. Đất khó có đâu màu mỡ hơn, mía ở đây cho năng suất có lẽ cao nhất cả nước, tới 200 tấn/ha. Nước ở đây tôm, cá, cua đặc sịt, con gì cũng béo, ngọt, đến ong trong rừng bần năm cũng cho ba lần vắt mật. Trong cái cuồn cuộn, vật vã của vòng thiên tạo, người xứ ấy cũng như đất - nước: mạnh mẽ và dữ dội, rộng bụng và thẳng ngay.
Thủy triều rút, bãi bồi Cù Lao Dung lộ ra đặc sịt cá tôm.
Sông Cồn Tròn chảy hiền hòa giữa Cù Lao Dung, dấu tích của dòng Ba Thắc xưa.
“Cờ cá ngạnh” của anh ngư dân Cù Lao Dung trong buổi dồn cá lúc hoàng hôn.
Diệp Văn Hoàng ( Ấp rạch chốt,xã An Thạnh Ba, Cù Lao Dung) một con rái cá của vùng bãi bồi trong buổi bắt cá bống sao.
Ván trượt “phương tiện giao thông” hữu hiệu nhất trên vùng bùn lầy rộng hàng cây số, dài vài chục cây.
Mía Cù Lao Dung với năng suất tới 200 tấn/ha
Tổ ong tự nhiên trong rừng bần, mỗi năm cho người dân “ăn” 3 lần
Nguồn : Danviet