Mùa ruốc bắt đầu vào khoảng đầu tháng 4 đến hết tháng 8 âm lịch hàng năm. Lúc này, tại các cửa biển như Hố Gùi, Sông Đốc, khu vực biển Hòn Đá Bạc... người dân tất bật với nghề làm ruốc.
Tất bật nghề ruốc.
Vùng biển bồi ở Cà Mau, con ruốc từ lâu trở thành một “sản vật” được thiên nhiên hào phóng ban tặng. Cà Mau có 3 mặt giáp biển, cùng nhiều cửa biển lớn, nhỏ thông với vùng biển rộng mênh mông… được xem là điều kiện tốt để ruốc sinh sôi và lưu trú. Cao điểm của mùa ruốc là tháng 5, tháng 6 âm lịch, lượng ruốc mà người dân khai thác được là rất lớn. Thường thì một gia đình có chừng chục miệng đáy, đóng cố định ở khu vực biển gần bờ, mỗi ngày có khi khai thác được hơn 1 tấn ruốc. Các chủ ghe cào, ghe te, nếu đi đúng “luồng ruốc”, thu được mỗi ngày 1 - 2 tấn là chuyện bình thường.
Làm ruốc được xem là một nghề khá phổ biến ở nhiều nơi trong tỉnh Cà Mau, nhất là tại các khu vực giáp biển có diện tích đất trống, rộng như ở Khóm 6B, thị trấn Sông Đốc hay Hòn Đá Bạc (huyện Trần Văn Thời), ven cửa biển Hố Gùi. Mỗi tháng, ruốc “đi” theo 2 “con nước” tính theo âm lịch (từ ngày 25 tháng này đến khoảng ngày 2 tháng sau; từ ngày 12 - 17) thì dứt. Thời gian khai thác có ruốc là khá ngắn, cho nên bà con ngư dân muốn có nguồn thu đảm bảo thì phải lao động cật lực với nghề.
Chuyển ruốc tươi vừa khai thác lên bờ.Sàng ruốc trên giàn phơi.Ruốc khô được người dân thu gom cẩn thận.Ruốc khô thành phẩm.
Nguồn : Báo ảnh đât mũi