Lần trước đi Ninh Bình, tôi mới đến được hai điểm du lịch Tràng An và Cúc Phương. Lần này, tôi đến thăm Tam Cốc, Bích Động, cố đô Hoa lư và chùa Bái đính. Quả là nơi sinh của tôi có rất nhiều thắng cảnh du lịch khuyến rũ đến mê hồn.
Lần đầu tiên đến di tích cố đô Hoa Lư, mặc dù tôi sinh ra ở
Ninh Bình. Khu di tích lịch sử này rất đẹp, với hai đền thờ vua Đinh và vua Lê
cạnh nhau, trước mặt là dãy Mã Yên có năm ngọn núi. Giữa trưa hè đến đây mà
không cảm thấy nóng vì địa điểm này rợp bóng cây xanh và mênh mang hồ nước.
Khuôn viên đền đài trầm mặc, yên tĩnh, mát rượi bóng cây.
Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích lịch sử thuộc ba triều đại
nhà Đinh, nhà Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái
Tông trong lịch sử Việt Nam. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân,
lên ngôi hoàng đế và đóng đô ở Hoa Lư, nơi đây trở thành trung tâm chính trị của
nước Đại Cồ Việt. Từ năm 968 đến năm1009, có 6 vị vua (Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế
Đế, Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh, Lý Thái Tổ) thuộc 3 triều đại
đóng đô tại đây.
Đền Vua Đinh Tiên Hoàng và đền Vua Lê Đại Hành được xây dựng
từ thời nhà Lý và xây dựng lại từ thời Hậu Lê theo kiểu nội công ngoại quốc và
mô phỏng kiến trúc kinh đô xưa. Trước mặt đền Đinh là núi Mã Yên có hình dáng
giống cái yên ngựa, trên núi có lăng mộ vua Đinh.
Đền Đinh Tiên Hoàng là một công trình kiến trúc độc đáo
trong nghệ thuật chạm khắc gỗ của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 và
là công trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn, như gạch
xây cung điện có khắc chữ Đại Việt quốc quân thành chuyên, cột kinh Phật khắc
chữ Phạn, các bài bia ký…
Đền Vua Lê Đại Hành nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300
mét. Đền vua Lê qui mô nhỏ hơn nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo.
Nét độc đáo ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ 17 đã đạt đến
trình độ điêu luyện, tinh xảo.Tương truyền, bà mẹ mơ thấy hoa sen mà sinh ra Lê
Hoàn, trong lúc đi cấy ở cạnh ao sen. Bà đã ủ Lê Hoàn trong khóm trúc và được
con hổ chúa rừng xanh ấp ủ. Sau lời cầu xin của bà mẹ con hổ bỏ đi. Vì vậy mà
nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam của các nghệ nhân ở đây cũng thống nhất
với truyền thuyết về các đề tài ca ngợi Lê Hoàn.
Hoài cảm và bâng khuâng nhớ đến những câu thơ nổi tiếng của Bà huyện Thánh Quan
“Tạo hóa gây
chi cuộc hí trường,
Đến nay thấm
thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe
ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu
đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ
gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau
mặt với tang thương.
Ngàn năm
tương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người
đây luống đoạn trường”
Phóng sự ảnh Hoài Vân