Nguyên sơ đền Sóc Nguyên sơ đền Sóc “Sóc Sơn là ngọn núi nào/ Có ông Thánh Gióng bay vào trời xanh”. Câu ca dao ấy khiến chúng tôi nhớ đến đền Sóc, ngôi đền nằm dưới chân núi Vệ Linh ngút trời, thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Dọc theo hướng tây bắc Hà Nội chừng 40km, chúng tôi đến với đền Sóc. Đây là ngôi đền thờ Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Trăm nghe không bằng một thấy, chỉ khi đến tham quan nơi này bạn sẽ nhận ra đền Sóc không chỉ là quần thể di tích linh thiêng thờ vị thánh của dân tộc, mà còn là một khu du lịch văn hóa - sinh thái hiếm có của thủ đô. Cổng vào đền Sóc Phía trước đền là hồ Sóc Sơn rộng lớn, tương truyền dấu tích của vết chân ngựa Thánh Gióng năm xưa. Quần thể di tích nằm ẩn dật dưới chân núi Vệ Linh (núi Sóc Sơn) bạt ngàn cây cối, có hồ nước rộng với phong cảnh hùng vĩ, không khí trong lành, mát mẻ. Nhờ cảnh quan và môi trường, khách đến tham quan di tích không chỉ cúng lễ mà còn được thưởng ngoạn cảnh quan và tận hưởng bầu không khí trong lành. Giữa lưng chừng núi Sóc, xen lẫn với rừng thông, rừng keo là những khóm tre ngà, thân vàng óng, tương truyền được người tráng sĩ năm xưa dùng làm vũ khí đánh đuổi kẻ thù. Truyền thuyết kể lại sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng phi ngựa qua sông Hồng rồi lên thẳng phương bắc và cuối cùng là tới núi Sóc. Đến chân núi, Gióng ghìm cương, ngựa hí vang, giẫm chân xoay bốn phía. Bây giờ nơi đấy gọi là làng Mã. Gióng thúc ngựa lên đỉnh núi, cởi áo sắt treo lên cành cây rồi cả người và ngựa bay lên trời. Ngày nay, dấu tích của vết chân ngựa được cho là những hồ nước trước cổng đền.Đền Trình Kiến trúc viền mái hình bậc thang của đền Trình Đền Mẫu nhìn từ mặt chính diện Nói đến kiến trúc của đền Sóc phải kể tới 4 ngôi đền nằm ẩn mình dưới tán lá cổ thụ. Từ ngoài cổng bước vào là đền Trình, tiếp là đền Mẫu, chùa Đại Bi và đền Thượng. Ngoài ra, trên đỉnh núi Vệ Linh còn có nhà bia đã tồn tại hàng trăm năm. Vì mỗi công trình không nằm gần nhau nên ta phải đi qua những tàng cây, tán lá cổ thụ mới thấy được hình dáng của ngôi đền hoặc chùa tiếp theo. Dường như chính màu xanh bạt ngàn của rừng núi cùng với màu đỏ của đất đồi đã khiến quần thể đền Sóc nhuốm màu sắc của chốn thâm nghiêm, cổ kính. Đền Trình mở đầu cho một thế giới linh thiêng bằng những gốc đa xù xì, với những pho tượng cổ và thoang thoảng mùi hương. Đặc biệt trên gác đền có viền tường chạy theo hình bậc thang, lượn sóng với những họa tiết cầu kỳ, đẹp mắt. Đi mấy bước qua con đường lát gạch hai bên là chùa Đại Bi. Ngôi chùa nhỏ nhưng “hút mắt” người xem bởi lối kiến trúc độc đáo từ mái vòm uốn cong hai đầu, đến những cánh cửa còn nguyên màu sơn son. Bên trong đền được phủ bởi hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng đẹp lộng lẫy và uy nghiêm. Chùa Đại Bi Đối diện với chùa Đại Bi là đền Mẫu, tựa mình bên tán lá cổ thụ hàng trăm năm. Cảnh đền thanh tịnh, nghi ngút khói hương. Phía sau bức tường đền được phủ bởi những lớp đá cuội lồi lõm, gợi cảm giác huyền bí, cổ xưa. Từ đền này ta sẽ tới ngôi đền Thượng, đền thờ Đức Thánh Gióng. Đây là ngôi đền lớn, mang đậm lối kiến trúc cổ của nhà Phật (kiểu hai tầng tám mái). Trong đền còn có đôi ngựa gỗ tượng trưng cho ngựa sắt năm xưa Đức Thánh cưỡi để dẹp giặc Ân. Đền này cũng được bài trí lộng lẫy, uy nghiêm với hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng. Đền Thượng Điện thờ ở đền Thượng Cây đa cổ thụ Đường lên đỉnh Vệ Linh Cuối cùng, nếu có hứng thú và đủ sức leo lên đỉnh núi Vệ Linh, bạn hãy tới thăm nhà bia. So với các nhà bia mà ta thường gặp trong đình chùa (thường quét vôi) thì nhà bia này được xây dựng hoàn toàn bằng đá phiến. Phần thân nhà vững chãi gắn liền với đỉnh hình chóp nón, trông tựa như một chiếc mũ sắt của Đức Thánh Gióng năm xưa. Theo người dân Vệ Linh, với kiến trúc kiên cố, nhà bia đã tồn tại hàng trăm năm mà chưa hề bị phai mòn. Nhà bia tồn tại hàng trăm năm tuổi. Chiều về, chúng tôi rời đền Sóc trong tâm trạng vừa vui vừa tiếc nuối. Có lẽ không giống như những đền chùa mịt mù khói hương khác, đền Sóc gần gũi mà vẫn uy nghiêm. Đền mang dáng dấp của một quần thể di tích tự nhiên, hùng vĩ mà rất đỗi thơ mộng. Đó vừa là nơi để ta tưởng nhớ tới vị thánh của dân tộc, vừa là chốn để thư thái, chiêm ngẫm cuộc đời. Nguồn: Tuổi Trẻ “Sóc Sơn là ngọn núi nào/ Có ông Thánh Gióng bay vào trời xanh”. Câu ca dao ấy khiến chúng tôi nhớ đến đền Sóc, ngôi đền nằm dưới chân núi Vệ Linh ngút trời, thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Dọc theo hướng tây bắc Hà Nội chừng 40km, chúng tôi đến với đền Sóc. Đây là ngôi đền thờ Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Trăm nghe không bằng một thấy, chỉ khi đến tham quan nơi này bạn sẽ nhận ra đền Sóc không chỉ là quần thể di tích linh thiêng thờ vị thánh của dân tộc, mà còn là một khu du lịch văn hóa - sinh thái hiếm có của thủ đô. Cổng vào đền Sóc Phía trước đền là hồ Sóc Sơn rộng lớn, tương truyền dấu tích của vết chân ngựa Thánh Gióng năm xưa.Quần thể di tích nằm ẩn dật dưới chân núi Vệ Linh (núi Sóc Sơn) bạt ngàn cây cối, có hồ nước rộng với phong cảnh hùng vĩ, không khí trong lành, mát mẻ. Nhờ cảnh quan và môi trường, khách đến tham quan di tích không chỉ cúng lễ mà còn được thưởng ngoạn cảnh quan và tận hưởng bầu không khí trong lành. Giữa lưng chừng núi Sóc, xen lẫn với rừng thông, rừng keo là những khóm tre ngà, thân vàng óng, tương truyền được người tráng sĩ năm xưa dùng làm vũ khí đánh đuổi kẻ thù. Truyền thuyết kể lại sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng phi ngựa qua sông Hồng rồi lên thẳng phương bắc và cuối cùng là tới núi Sóc. Đến chân núi, Gióng ghìm cương, ngựa hí vang, giẫm chân xoay bốn phía. Bây giờ nơi đấy gọi là làng Mã. Gióng thúc ngựa lên đỉnh núi, cởi áo sắt treo lên cành cây rồi cả người và ngựa bay lên trời. Ngày nay, dấu tích của vết chân ngựa được cho là những hồ nước trước cổng đền.Đền TrìnhKiến trúc viền mái hình bậc thang của đền TrìnhĐền Mẫu nhìn từ mặt chính diện Nói đến kiến trúc của đền Sóc phải kể tới 4 ngôi đền nằm ẩn mình dưới tán lá cổ thụ. Từ ngoài cổng bước vào là đền Trình, tiếp là đền Mẫu, chùa Đại Bi và đền Thượng. Ngoài ra, trên đỉnh núi Vệ Linh còn có nhà bia đã tồn tại hàng trăm năm. Vì mỗi công trình không nằm gần nhau nên ta phải đi qua những tàng cây, tán lá cổ thụ mới thấy được hình dáng của ngôi đền hoặc chùa tiếp theo. Dường như chính màu xanh bạt ngàn của rừng núi cùng với màu đỏ của đất đồi đã khiến quần thể đền Sóc nhuốm màu sắc của chốn thâm nghiêm, cổ kính. Đền Trình mở đầu cho một thế giới linh thiêng bằng những gốc đa xù xì, với những pho tượng cổ và thoang thoảng mùi hương. Đặc biệt trên gác đền có viền tường chạy theo hình bậc thang, lượn sóng với những họa tiết cầu kỳ, đẹp mắt. Đi mấy bước qua con đường lát gạch hai bên là chùa Đại Bi. Ngôi chùa nhỏ nhưng “hút mắt” người xem bởi lối kiến trúc độc đáo từ mái vòm uốn cong hai đầu, đến những cánh cửa còn nguyên màu sơn son. Bên trong đền được phủ bởi hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng đẹp lộng lẫy và uy nghiêm.Chùa Đại Bi Đối diện với chùa Đại Bi là đền Mẫu, tựa mình bên tán lá cổ thụ hàng trăm năm. Cảnh đền thanh tịnh, nghi ngút khói hương. Phía sau bức tường đền được phủ bởi những lớp đá cuội lồi lõm, gợi cảm giác huyền bí, cổ xưa.Từ đền này ta sẽ tới ngôi đền Thượng, đền thờ Đức Thánh Gióng. Đây là ngôi đền lớn, mang đậm lối kiến trúc cổ của nhà Phật (kiểu hai tầng tám mái). Trong đền còn có đôi ngựa gỗ tượng trưng cho ngựa sắt năm xưa Đức Thánh cưỡi để dẹp giặc Ân. Đền này cũng được bài trí lộng lẫy, uy nghiêm với hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng.Đền Thượng Điện thờ ở đền ThượngCây đa cổ thụ Đường lên đỉnh Vệ LinhCuối cùng, nếu có hứng thú và đủ sức leo lên đỉnh núi Vệ Linh, bạn hãy tới thăm nhà bia. So với các nhà bia mà ta thường gặp trong đình chùa (thường quét vôi) thì nhà bia này được xây dựng hoàn toàn bằng đá phiến. Phần thân nhà vững chãi gắn liền với đỉnh hình chóp nón, trông tựa như một chiếc mũ sắt của Đức Thánh Gióng năm xưa. Theo người dân Vệ Linh, với kiến trúc kiên cố, nhà bia đã tồn tại hàng trăm năm mà chưa hề bị phai mòn.Nhà bia tồn tại hàng trăm năm tuổi.Chiều về, chúng tôi rời đền Sóc trong tâm trạng vừa vui vừa tiếc nuối. Có lẽ không giống như những đền chùa mịt mù khói hương khác, đền Sóc gần gũi mà vẫn uy nghiêm. Đền mang dáng dấp của một quần thể di tích tự nhiên, hùng vĩ mà rất đỗi thơ mộng. Đó vừa là nơi để ta tưởng nhớ tới vị thánh của dân tộc, vừa là chốn để thư thái, chiêm ngẫm cuộc đời. Nguồn: Tuổi Trẻ Trở về đầu trang Đền Sóc thờ phụng Phù Đổng Thiên Vương Đền Trình Đền Mẫu chùa Đại Bi 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10