Đây là điểm đến đầu tiên trong chuyến đi Ninh Bình lần này. Bọn mình chạy thẳng từ Hà Nội đến Phát Diệm rồi sau đó mới quay lại TP Ninh Bình. Phát Diệm cách TP Ninh Bình khoảng 30km và cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam.
Đến nơi còn rất sớm, ánh nắng buổi sáng vừa vặn đẹp cho những tấm hình. Tuy đến sớm vào ngày thường, nhưng nơi này đã tấp nập du khách. Đây quả là một điểm đến không thể thiếu được khi du lịch Ninh Bình.
Nhà thờ Phát Diệm được xây dựng vào những năm 1875 - 1898. Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, tên Phát Diệm do Nguyễn Công Trứ đặt. Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nhà thờ Phát Diệm được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, được ví như "kinh đô công giáo" của Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng bởi linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu) - linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm. Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn và 4 nhà thờ nhỏ, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá.
Tượng đài chúa Giê su trên hồ
Phương Đình
Phương Ðình là khu vực đầu tiên trong kiến trúc của nhà thờ
Phát Diệm. Ðây là một công trình kiến trúc cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng
được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá
xanh. Nghệ thuật xây dựng Phương Ðình rất đáng khâm phục, với kỹ nghệ thủ công
những người thợ địa phương đã ghép những phiến đá nặng hàng nghìn cân, mức độ
chính xác rất cao. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa
Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những
bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Jêsu và các vị thánh rất đẹp
với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của Phương Ðình treo một trống lớn.
Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2000 kg, quả
chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890. Mái của Phương Ðình có năm vòm,
bốn vòm ở bốn góc thấp hơn, vòm cao nhất là vòm ở giữa tầng ba. Mái của Phương
Ðình ở nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà
là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa.
Nhà thờ lớn
Nhà thờ lớn và mộ Cụ Sáu
Nhà thờ lớn là nhà thờ chính được xây dựng năm 1891, có năm
lối vào vòm đá được chạm trổ. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn
mái. Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới
11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn. Gian thượng của thánh đường có một
bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng
khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn
mùa làm cho bàn thờ như được phủ một chiếc khăn màu thạch sáng. Hai phía bên
nhà thờ có bốn nhà thờ nhỏ được kiến trúc theo một phong cách riêng.
Nhà thờ thánh Phe ro
Nhà thờ đá
Nhà thờ đá còn được gọi là nhà thờ dâng kính trái tim Ðức Mẹ.
Gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền,
tường, cột, chấn song cửa... Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc
biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ
đẹp riêng của bốn mùa trong một năm. Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử,
phượng sống động đến lạ thường.
Tượng chân dung cha xứ Phêrô Trần Lục, còn gọi là Cụ Sáu
Nhà thờ trái tim chúa Giê su
Hoài Vân