Nhà tiền tỷ Hàng Bông, Hà Nội làm du lịch tại gia Nhà tiền tỷ Hàng Bông, Hà Nội làm du lịch tại gia Tổ Quốc - Một sáng đầu hè Hà Nội, chúng tôi được chị Nguyễn Anh Đào chỉ dẫn len lỏi vào con ngõ nhỏ tới mức chỉ có 1 người ngồi trên xe máy đi vào số nhà 94, phố Hàng Bông, Hà Nội mà không thể dắt xe được. Và điều bất ngờ hiện ra sau con ngõ nhỏ này... Làm du lịch từ những điều nhỏ nhất Nhưng thật tuyệt vời, lên tới tầng 2 của khu nhà, bỏ lại đằng sau sự ồn ào của con phố sầm uất bậc nhất Hà Thành, chúng tôi như được thỏa nguyện trong không gian sâu lắng, nhẹ nhàng, thanh thoát với mầu trầm của những bộ bàn ghế, tủ tường… ẩn chứa cả nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của gia đình chị Nguyễn Anh Đào cũng như của đa phần người Hà Nội khác. Ngôi nhà số 94 này được xây dựng từ năm 1929 của cụ Nguyễn Duy Đạt làm tại Sở Công Chính Hà Nội (thời thuộc Pháp) – người từng được trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh vì những cống hiến của ông với nghề kiến trúc. Giờ đây ngôi nhà được chuyển cho bố chị Đào và cả gia đình đang tập trung thực hiện một dự án du lịch tại chính ngôi nhà đầy giá trị lịch sử, văn hóa của người Hà Nội này. Ngôi nhà có giá trị lớn được đưa vào khai thác du lịch. Từng có 15 năm là nhân viên của một hãng du lịch nổi tiếng của Việt Nam, năm 2016 chị Đào đột ngột quyết định nghỉ việc và tìm tới nhiều vùng đất mới mẻ để khám phá, trải nghiệm. "Khi ấy tôi không nghĩ mình sẽ quay trở lại làm du lịch mà chỉ là dừng lại để cảm nhận xem mình thích làm gì? Sau một thời gian nghỉ ngơi, tôi nhận ra cần gì làm ở đâu mà chỉ cần làm ở nhà, chú tâm phát triển những giá trị vốn có của gia đình, chuẩn hóa lại quy trình và mở rộng hơn cho tour du lịch tại gia và kết nối các công ty tour"- Chị Đào chia sẻ. Được biết, chị Đào có người nhà lấy chồng và sinh sống bên Pháp, hàng năm nhà chị Đào luôn đón các nhóm khách quen biết là người Pháp sang Việt Nam chơi và "tá túc" tại số nhà 94 Hàng Bông này. "Gia đình tôi có nhiều bạn bè nước ngoài cứ tới Việt Nam chơi là mời ăn tại gia đình. Họ rất thích và đặt câu hỏi tại sao không kết nối tới công ty tour. Cả nhà có lợi thế là đều biết tiếng Pháp và có thể làm thêm hướng dẫn viên. Bố mẹ tôi là giáo viên nghỉ hưu, thi thoảng nhận 1-2 nhóm khách. Mẹ tôi thì dạy khách học nấu ăn"- chị Đào kể về những ý tưởng đầu tiên. Sau khi bàn bạc với gia đình, chị Đào đã chuẩn hóa lại toàn bộ quy trình làm tour và mở rộng hơn như làm tour uống trà nói chuyện với một gia đình ở Hà Nội với tên gọi Hanoi Cuisine (Ẩm thực Hà Nội). Tại đây, bố mẹ chị Đào sẽ kể về câu chuyện của gia đình và khách có thể gợi ý bất kể chủ đề nào về Hà Nội trong thời gian từ nửa tiếng tới 45 phút. Một điều thuận lợi, ngôi nhà này gần cung đường với Bờ Hồ, gần các điểm tham quan. Buổi sáng hoặc buổi chiều, khách đều có thể ghé qua uống trà với chủ nhà. Có những đoàn đặc biệt, gia đình chị mời nhạc công chơi các nhạc cụ truyền thống trên chiếc sập gụ như hát xẩm, đàn tranh, đàn tì bà. Đích thân chị Đào và các hướng dẫn viên cùng giới thiệu cho du khách. Khách và chủ cùng thưởng trà trong không gian truyền thống của người Hà Nội xưa. Nhà tiền tỷ Hàng Bông, Hà Nội làm du lịch tại gia: "Bán thứ tâm huyết, sẽ nhận về những người bạn" Thời sự 10/05/2019 08:29 Chia sẻ 34 (Tổ Quốc) - Một sáng đầu hè Hà Nội, chúng tôi được chị Nguyễn Anh Đào chỉ dẫn len lỏi vào con ngõ nhỏ tới mức chỉ có 1 người ngồi trên xe máy đi vào số nhà 94, phố Hàng Bông, Hà Nội mà không thể dắt xe được. Và điều bất ngờ hiện ra sau con ngõ nhỏ này... 26.03.2019 Làm sản phẩm du lịch trải nghiệm, kiếm triệu đô một năm không phải là không thể Làm du lịch từ những điều nhỏ nhất Nhưng thật tuyệt vời, lên tới tầng 2 của khu nhà, bỏ lại đằng sau sự ồn ào của con phố sầm uất bậc nhất Hà Thành, chúng tôi như được thỏa nguyện trong không gian sâu lắng, nhẹ nhàng, thanh thoát với mầu trầm của những bộ bàn ghế, tủ tường… ẩn chứa cả nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của gia đình chị Nguyễn Anh Đào cũng như của đa phần người Hà Nội khác. Ngôi nhà số 94 này được xây dựng từ năm 1929 của cụ Nguyễn Duy Đạt làm tại Sở Công Chính Hà Nội (thời thuộc Pháp) – người từng được trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh vì những cống hiến của ông với nghề kiến trúc. Giờ đây ngôi nhà được chuyển cho bố chị Đào và cả gia đình đang tập trung thực hiện một dự án du lịch tại chính ngôi nhà đầy giá trị lịch sử, văn hóa của người Hà Nội này. Ngôi nhà có giá trị lớn được đưa vào khai thác du lịch. Từng có 15 năm là nhân viên của một hãng du lịch nổi tiếng của Việt Nam, năm 2016 chị Đào đột ngột quyết định nghỉ việc và tìm tới nhiều vùng đất mới mẻ để khám phá, trải nghiệm. "Khi ấy tôi không nghĩ mình sẽ quay trở lại làm du lịch mà chỉ là dừng lại để cảm nhận xem mình thích làm gì? Sau một thời gian nghỉ ngơi, tôi nhận ra cần gì làm ở đâu mà chỉ cần làm ở nhà, chú tâm phát triển những giá trị vốn có của gia đình, chuẩn hóa lại quy trình và mở rộng hơn cho tour du lịch tại gia và kết nối các công ty tour"- Chị Đào chia sẻ. Được biết, chị Đào có người nhà lấy chồng và sinh sống bên Pháp, hàng năm nhà chị Đào luôn đón các nhóm khách quen biết là người Pháp sang Việt Nam chơi và "tá túc" tại số nhà 94 Hàng Bông này. "Gia đình tôi có nhiều bạn bè nước ngoài cứ tới Việt Nam chơi là mời ăn tại gia đình. Họ rất thích và đặt câu hỏi tại sao không kết nối tới công ty tour. Cả nhà có lợi thế là đều biết tiếng Pháp và có thể làm thêm hướng dẫn viên. Bố mẹ tôi là giáo viên nghỉ hưu, thi thoảng nhận 1-2 nhóm khách. Mẹ tôi thì dạy khách học nấu ăn"- chị Đào kể về những ý tưởng đầu tiên. Sau khi bàn bạc với gia đình, chị Đào đã chuẩn hóa lại toàn bộ quy trình làm tour và mở rộng hơn như làm tour uống trà nói chuyện với một gia đình ở Hà Nội với tên gọi Hanoi Cuisine (Ẩm thực Hà Nội). Tại đây, bố mẹ chị Đào sẽ kể về câu chuyện của gia đình và khách có thể gợi ý bất kể chủ đề nào về Hà Nội trong thời gian từ nửa tiếng tới 45 phút. Một điều thuận lợi, ngôi nhà này gần cung đường với Bờ Hồ, gần các điểm tham quan. Buổi sáng hoặc buổi chiều, khách đều có thể ghé qua uống trà với chủ nhà. Có những đoàn đặc biệt, gia đình chị mời nhạc công chơi các nhạc cụ truyền thống trên chiếc sập gụ như hát xẩm, đàn tranh, đàn tì bà. Đích thân chị Đào và các hướng dẫn viên cùng giới thiệu cho du khách. Khách và chủ cùng thưởng trà trong không gian truyền thống của người Hà Nội xưa. "Mùa nào thức ấy, mình cần có câu chuyện, không gian và đặt ví trí là một người khách thì mình muốn tìm hiểu điều gì tại đây. Đó là những trải nghiệm, là những cái mới khi mình tới một vùng đất. Tôi nghĩ tâm lý của khách khi tới Hà Nội cũng thế. Nhà tôi có thể không thể đẹp như nhà cổ Mã Mây nhưng nhà mình cần có hồn, có câu chuyện, có người sống thực ở đây tới lúc này đã là 6 thế hệ, khách có thể hiểu được biến động về Hà Nội và Việt Nam qua những giai đoạn lịch sử"- chị Đào chia sẻ. Cùng vào bếp và trò chuyện Rất nhiều khách uống trà ở đây được nghe những câu chuyện về gia đình chị Đào, thông qua đó là những biến thiên thăng trầm về lịch sử của Hà Nội, của đất nước trong hàng thập kỷ qua. Khách Mỹ thường hỏi thẳng thắn về những niềm vui, nỗi buồn của gia đình ở đây. "Bố tôi kể về chiến tranh, nhà phải đi sơ tán, hay những niềm vui về những lần tụ tập con cháu về giỗ chạp. Điều này với chúng ta không có gì mới cả nhưng đó lại là một phần ký ức của người Hà Nội, là cái nếp của người Hà Nội"- chị Đào chia sẻ. Hay khách rất chịu khó tìm hiểu và ngạc nhiên về gia phả trong gia đình, những thứ sắp xếp bàn thờ của người Việt Nam như hoa quả, các loại đồ cúng… Du khách hào hứng với cách làm món nem cuốn. "Nhiều người nghĩ rằng làm du lịch là những thứ to tát nhưng không cần quá phức tạp đâu. Có những vị khách người chồng làm ở Thung lũng Silicon và vợ là nhà văn tại Mỹ, khi biết chủ nhà đều là giáo viên, họ đặt câu hỏi: trẻ con Việt Nam và các nước châu Á học nhiều hơn trẻ em châu Âu và Mỹ. Họ cùng bố mẹ tôi chia sẻ về truyền thống hiếu học ở Việt Nam như thế nào, đất nước Việt Nam trải qua nhiều khó khăn ra sao và học hành là con đường duy nhất để có thể tìm kiếm cơ hội công việc. Dù vậy, tôi cũng không ủng hộ con trẻ phải học quá nhiều, chúng cần được vui chơi và quan sát cuộc sống… Những chia sẻ giản dị như vậy thôi, trong không gian thưởng trà nhẹ nhàng. Khách và chủ đã tìm được những sự đồng cảm để chuyện trò, trao đổi và họ thích những điều giản dị ấy"- chị Đào cho biết. Họ cũng tìm hiểu rất kỹ về câu chuyện tình yêu của vị chủ nhà, hay cách bài trí trong nhà, phòng bếp, phòng ngủ… để thấy nếp sinh hoạt, ăn ở của người Việt như thế nào… Với tour nấu ăn, sau khi khách lựa chọn thực đơn, nhà chị Đào sẽ đưa khách vào phố Yên Thái với đặc trưng "local market"- chợ trên phố, ngõ nhỏ, hai bên họp chợ, đúng nếp sinh hoạt thuận tiện của người Việt Nam để du khách có thể hiểu, cùng đi chợ, chọn rau, các loại rau gia vị, thịt, cá… Thi thoảng khách muốn được dạy làm món bún bò trộn, món cuốn, các món cơm với những món thịt kho Tàu, cá kho tộ… Tất cả các món ăn Việt Nam sẽ được gia giảm theo khẩu vị của người nước ngoài để khi về nước họ có thể làm được. Một chương trình nữa của gia đình chị Đào mang lại là khách có thể tham gia vào một bữa ăn tối cùng gia đình 4 thế hệ nhà chị Đào đang chung sống tại đây. Khách du lịch hào hứng với "thành quả" tự tay làm món nem cuốn nổi tiếng của Việt Nam. Khách có thể giao lưu với từng thế hệ trong gia đình, đôi khi chỉ là hỏi giờ giấc giữa các thế hệ như thế nào để đảm bảo sinh hoạt chung với gia đình khi khoảng cách tuổi tác của người ít tuổi nhất là 5 và người cao tuổi nhất là 93 tuổi. Chị Đào tiết lộ: "bữa tối là bữa quan trọng nhất trong gia đình người Việt- du khách cũng rất ngạc nhiên về điều này khi mà bà nội tôi vẫn cùng tham gia nhiều sinh hoạt với gia đình, vào những ngày đầu năm, bà thậm chí còn tham gia vào "tour" bằng cách tặng quà lì xì cho các khách tới thăm quan gia đình để du khách hiểu thêm về một phong tục của Việt Nam…" Bán thứ tâm huyết, sẽ nhận về những người bạn Khi không thấy chị Đào đi làm như nhiều người lao động khác là ra khỏi nhà trước 8h sáng về về nhà sau 5 chiều, nhiều người đặt câu hỏi:Tại sao không bán ngôi nhà đi sống sung túc ở đâu đó với số tiền dư dả, sao không đi làm công ty cho quy củ?… Nhưng nhìn thấy bố mẹ sau mỗi ngày cảm thấy hữu ích, sống không phụ thuộc vào con cái, được làm những thứ mình thích và thậm chí kể lại cho cả gia đình nghe về câu chuyện từ các vị khách, cuộc sống vì thế mà rất vui vẻ, chị Đào thấy hướng đi của mình là đúng. "Tôi không tham gia quá sâu vào việc đón tiếp khách mà xây dựng quy trình để ông bà ở nhà tiếp. Cách làm hồi xưa theo mô hình công nghiệp, làm sản phẩm tour theo một lối tư duy và sản phẩm đó, giờ thì như vào ngã 5 ngã 7, nhưng tôi cảm thấy những việc mình làm là có giá trị, mình thích và mọi người cùng vui vẻ. Mỗi tháng ngôi nhà này đón trung bình 50 khách nước ngoài tới đây"- chị Đào chia sẻ. và lời cảm ơn từ những người bạn. Chị Đào vẫn đang cùng với gia đình tiếp tục thực hiện một số dự án du lịch cho ngôi nhà số 94 Hàng Bông này. "Bán ngôi nhà đi thì rất dễ nhưng muốn giữ lại nếp nhà này, giữ cho con cháu. Tìm trong những cái cổ có cái giá trị, hữu ích, giá trị của ngõ nhỏ, mình nhìn nó ở góc độ nào đó để khai thác"- chị Đào cho hay. Theo chị Đào, phần gia tăng giá trị sản phẩm, các công ty tour lớn không thể bao quát hết thì đây là hướng đi cho các nhóm du lịch nhỏ. Hà Nội còn rất nhiều thứ duyên dáng, nhiều câu chuyện hay ho mà chưa thể mang tới cho du khách, chỉ cần các bạn trẻ quyết tâm, đam mê, cùng ngồi với nhau, cùng chung chí hướng để ra sản phẩm du lịch tử tế. "Mình phải bán thứ tâm huyết thì mới lâu dài được và gắn bó với bản thân. Giá trị nhận lại là những lời chia sẻ trong cuốn số ghi lại. Có những du khách nói, họ viết cảm ơn thì quá bình thường, du khách còn mời luôn gia đình khi tới Pháp hoặc Luxembourg thì hãy tới nhà họ, bởi gia đình chị đã coi khách là bạn và họ cũng muốn đối đãi với bạn bè Việt Nam như những người bạn như thế. Đó là những phần thưởng mà mình thấy tuyệt vời nhất. So với nhiều nhà ở đây mình không bằng được nhưng đã mang lại cho họ một không khí khác biệt, ấm áp của một gia đình Hà Nội vừa truyền thống vừa cởi mở"- Chị Đào nói. Tới thời điểm này, chị Đào cho hay, gia đình đã thống nhất là không ham phát triển về số lượng mà tập trung nâng cao chất lượng. Trước đây thì "lên xe xuống ngựa", "sang chảnh" nhưng giờ chị Đào sẵn sàng xỏ giày thể thao, quần bò để đi tìm một chút tư liệu cho gia đình, lăn lộn bắt tay làm từng chi tiết nhỏ đòi hỏi sự kiên nhẫn cao độ… để làm từng sản phẩm du lịch nhỏ cũng phải trở nên hoàn hảo. Sinh năm 1979, chị Đào giờ đây ngày ngày vẫn kiên trì, trau chuốt với từng sản phẩm du lịch của gia đình và tìm cách kể lại câu chuyện về lịch sử gia đình qua nhiều phương tiện khác nhau, để du khách tới sẽ hiểu thêm về Hà Nội, về con người Việt Nam và về sự thăng trầm của đất nước tươi đẹp, bình yên này./. Song Đào Tổ Quốc - Một sáng đầu hè Hà Nội, chúng tôi được chị Nguyễn Anh Đào chỉ dẫn len lỏi vào con ngõ nhỏ tới mức chỉ có 1 người ngồi trên xe máy đi vào số nhà 94, phố Hàng Bông, Hà Nội mà không thể dắt xe được. Và điều bất ngờ hiện ra sau con ngõ nhỏ này... Làm du lịch từ những điều nhỏ nhất Nhưng thật tuyệt vời, lên tới tầng 2 của khu nhà, bỏ lại đằng sau sự ồn ào của con phố sầm uất bậc nhất Hà Thành, chúng tôi như được thỏa nguyện trong không gian sâu lắng, nhẹ nhàng, thanh thoát với mầu trầm của những bộ bàn ghế, tủ tường… ẩn chứa cả nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của gia đình chị Nguyễn Anh Đào cũng như của đa phần người Hà Nội khác. Ngôi nhà số 94 này được xây dựng từ năm 1929 của cụ Nguyễn Duy Đạt làm tại Sở Công Chính Hà Nội (thời thuộc Pháp) – người từng được trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh vì những cống hiến của ông với nghề kiến trúc. Giờ đây ngôi nhà được chuyển cho bố chị Đào và cả gia đình đang tập trung thực hiện một dự án du lịch tại chính ngôi nhà đầy giá trị lịch sử, văn hóa của người Hà Nội này. Ngôi nhà có giá trị lớn được đưa vào khai thác du lịch.Từng có 15 năm là nhân viên của một hãng du lịch nổi tiếng của Việt Nam, năm 2016 chị Đào đột ngột quyết định nghỉ việc và tìm tới nhiều vùng đất mới mẻ để khám phá, trải nghiệm. "Khi ấy tôi không nghĩ mình sẽ quay trở lại làm du lịch mà chỉ là dừng lại để cảm nhận xem mình thích làm gì? Sau một thời gian nghỉ ngơi, tôi nhận ra cần gì làm ở đâu mà chỉ cần làm ở nhà, chú tâm phát triển những giá trị vốn có của gia đình, chuẩn hóa lại quy trình và mở rộng hơn cho tour du lịch tại gia và kết nối các công ty tour"- Chị Đào chia sẻ.Được biết, chị Đào có người nhà lấy chồng và sinh sống bên Pháp, hàng năm nhà chị Đào luôn đón các nhóm khách quen biết là người Pháp sang Việt Nam chơi và "tá túc" tại số nhà 94 Hàng Bông này."Gia đình tôi có nhiều bạn bè nước ngoài cứ tới Việt Nam chơi là mời ăn tại gia đình. Họ rất thích và đặt câu hỏi tại sao không kết nối tới công ty tour. Cả nhà có lợi thế là đều biết tiếng Pháp và có thể làm thêm hướng dẫn viên. Bố mẹ tôi là giáo viên nghỉ hưu, thi thoảng nhận 1-2 nhóm khách. Mẹ tôi thì dạy khách học nấu ăn"- chị Đào kể về những ý tưởng đầu tiên.Sau khi bàn bạc với gia đình, chị Đào đã chuẩn hóa lại toàn bộ quy trình làm tour và mở rộng hơn như làm tour uống trà nói chuyện với một gia đình ở Hà Nội với tên gọi Hanoi Cuisine (Ẩm thực Hà Nội). Tại đây, bố mẹ chị Đào sẽ kể về câu chuyện của gia đình và khách có thể gợi ý bất kể chủ đề nào về Hà Nội trong thời gian từ nửa tiếng tới 45 phút.Một điều thuận lợi, ngôi nhà này gần cung đường với Bờ Hồ, gần các điểm tham quan. Buổi sáng hoặc buổi chiều, khách đều có thể ghé qua uống trà với chủ nhà. Có những đoàn đặc biệt, gia đình chị mời nhạc công chơi các nhạc cụ truyền thống trên chiếc sập gụ như hát xẩm, đàn tranh, đàn tì bà. Đích thân chị Đào và các hướng dẫn viên cùng giới thiệu cho du khách. Khách và chủ cùng thưởng trà trong không gian truyền thống của người Hà Nội xưa. Nhà tiền tỷ Hàng Bông, Hà Nội làm du lịch tại gia: "Bán thứ tâm huyết, sẽ nhận về những người bạn" Thời sự 10/05/2019 08:29 Chia sẻ 34 (Tổ Quốc) - Một sáng đầu hè Hà Nội, chúng tôi được chị Nguyễn Anh Đào chỉ dẫn len lỏi vào con ngõ nhỏ tới mức chỉ có 1 người ngồi trên xe máy đi vào số nhà 94, phố Hàng Bông, Hà Nội mà không thể dắt xe được. Và điều bất ngờ hiện ra sau con ngõ nhỏ này... 26.03.2019 Làm sản phẩm du lịch trải nghiệm, kiếm triệu đô một năm không phải là không thể Làm du lịch từ những điều nhỏ nhấtNhưng thật tuyệt vời, lên tới tầng 2 của khu nhà, bỏ lại đằng sau sự ồn ào của con phố sầm uất bậc nhất Hà Thành, chúng tôi như được thỏa nguyện trong không gian sâu lắng, nhẹ nhàng, thanh thoát với mầu trầm của những bộ bàn ghế, tủ tường… ẩn chứa cả nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của gia đình chị Nguyễn Anh Đào cũng như của đa phần người Hà Nội khác.Ngôi nhà số 94 này được xây dựng từ năm 1929 của cụ Nguyễn Duy Đạt làm tại Sở Công Chính Hà Nội (thời thuộc Pháp) – người từng được trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh vì những cống hiến của ông với nghề kiến trúc. Giờ đây ngôi nhà được chuyển cho bố chị Đào và cả gia đình đang tập trung thực hiện một dự án du lịch tại chính ngôi nhà đầy giá trị lịch sử, văn hóa của người Hà Nội này.Ngôi nhà có giá trị lớn được đưa vào khai thác du lịch.Từng có 15 năm là nhân viên của một hãng du lịch nổi tiếng của Việt Nam, năm 2016 chị Đào đột ngột quyết định nghỉ việc và tìm tới nhiều vùng đất mới mẻ để khám phá, trải nghiệm. "Khi ấy tôi không nghĩ mình sẽ quay trở lại làm du lịch mà chỉ là dừng lại để cảm nhận xem mình thích làm gì? Sau một thời gian nghỉ ngơi, tôi nhận ra cần gì làm ở đâu mà chỉ cần làm ở nhà, chú tâm phát triển những giá trị vốn có của gia đình, chuẩn hóa lại quy trình và mở rộng hơn cho tour du lịch tại gia và kết nối các công ty tour"- Chị Đào chia sẻ.Được biết, chị Đào có người nhà lấy chồng và sinh sống bên Pháp, hàng năm nhà chị Đào luôn đón các nhóm khách quen biết là người Pháp sang Việt Nam chơi và "tá túc" tại số nhà 94 Hàng Bông này."Gia đình tôi có nhiều bạn bè nước ngoài cứ tới Việt Nam chơi là mời ăn tại gia đình. Họ rất thích và đặt câu hỏi tại sao không kết nối tới công ty tour. Cả nhà có lợi thế là đều biết tiếng Pháp và có thể làm thêm hướng dẫn viên. Bố mẹ tôi là giáo viên nghỉ hưu, thi thoảng nhận 1-2 nhóm khách. Mẹ tôi thì dạy khách học nấu ăn"- chị Đào kể về những ý tưởng đầu tiên.Sau khi bàn bạc với gia đình, chị Đào đã chuẩn hóa lại toàn bộ quy trình làm tour và mở rộng hơn như làm tour uống trà nói chuyện với một gia đình ở Hà Nội với tên gọi Hanoi Cuisine (Ẩm thực Hà Nội). Tại đây, bố mẹ chị Đào sẽ kể về câu chuyện của gia đình và khách có thể gợi ý bất kể chủ đề nào về Hà Nội trong thời gian từ nửa tiếng tới 45 phút.Một điều thuận lợi, ngôi nhà này gần cung đường với Bờ Hồ, gần các điểm tham quan. Buổi sáng hoặc buổi chiều, khách đều có thể ghé qua uống trà với chủ nhà. Có những đoàn đặc biệt, gia đình chị mời nhạc công chơi các nhạc cụ truyền thống trên chiếc sập gụ như hát xẩm, đàn tranh, đàn tì bà. Đích thân chị Đào và các hướng dẫn viên cùng giới thiệu cho du khách.Khách và chủ cùng thưởng trà trong không gian truyền thống của người Hà Nội xưa."Mùa nào thức ấy, mình cần có câu chuyện, không gian và đặt ví trí là một người khách thì mình muốn tìm hiểu điều gì tại đây. Đó là những trải nghiệm, là những cái mới khi mình tới một vùng đất. Tôi nghĩ tâm lý của khách khi tới Hà Nội cũng thế. Nhà tôi có thể không thể đẹp như nhà cổ Mã Mây nhưng nhà mình cần có hồn, có câu chuyện, có người sống thực ở đây tới lúc này đã là 6 thế hệ, khách có thể hiểu được biến động về Hà Nội và Việt Nam qua những giai đoạn lịch sử"- chị Đào chia sẻ.Cùng vào bếp và trò chuyệnRất nhiều khách uống trà ở đây được nghe những câu chuyện về gia đình chị Đào, thông qua đó là những biến thiên thăng trầm về lịch sử của Hà Nội, của đất nước trong hàng thập kỷ qua. Khách Mỹ thường hỏi thẳng thắn về những niềm vui, nỗi buồn của gia đình ở đây. "Bố tôi kể về chiến tranh, nhà phải đi sơ tán, hay những niềm vui về những lần tụ tập con cháu về giỗ chạp. Điều này với chúng ta không có gì mới cả nhưng đó lại là một phần ký ức của người Hà Nội, là cái nếp của người Hà Nội"- chị Đào chia sẻ.Hay khách rất chịu khó tìm hiểu và ngạc nhiên về gia phả trong gia đình, những thứ sắp xếp bàn thờ của người Việt Nam như hoa quả, các loại đồ cúng… Du khách hào hứng với cách làm món nem cuốn."Nhiều người nghĩ rằng làm du lịch là những thứ to tát nhưng không cần quá phức tạp đâu. Có những vị khách người chồng làm ở Thung lũng Silicon và vợ là nhà văn tại Mỹ, khi biết chủ nhà đều là giáo viên, họ đặt câu hỏi: trẻ con Việt Nam và các nước châu Á học nhiều hơn trẻ em châu Âu và Mỹ. Họ cùng bố mẹ tôi chia sẻ về truyền thống hiếu học ở Việt Nam như thế nào, đất nước Việt Nam trải qua nhiều khó khăn ra sao và học hành là con đường duy nhất để có thể tìm kiếm cơ hội công việc. Dù vậy, tôi cũng không ủng hộ con trẻ phải học quá nhiều, chúng cần được vui chơi và quan sát cuộc sống… Những chia sẻ giản dị như vậy thôi, trong không gian thưởng trà nhẹ nhàng. Khách và chủ đã tìm được những sự đồng cảm để chuyện trò, trao đổi và họ thích những điều giản dị ấy"- chị Đào cho biết.Họ cũng tìm hiểu rất kỹ về câu chuyện tình yêu của vị chủ nhà, hay cách bài trí trong nhà, phòng bếp, phòng ngủ… để thấy nếp sinh hoạt, ăn ở của người Việt như thế nào…Với tour nấu ăn, sau khi khách lựa chọn thực đơn, nhà chị Đào sẽ đưa khách vào phố Yên Thái với đặc trưng "local market"- chợ trên phố, ngõ nhỏ, hai bên họp chợ, đúng nếp sinh hoạt thuận tiện của người Việt Nam để du khách có thể hiểu, cùng đi chợ, chọn rau, các loại rau gia vị, thịt, cá… Thi thoảng khách muốn được dạy làm món bún bò trộn, món cuốn, các món cơm với những món thịt kho Tàu, cá kho tộ… Tất cả các món ăn Việt Nam sẽ được gia giảm theo khẩu vị của người nước ngoài để khi về nước họ có thể làm được.Một chương trình nữa của gia đình chị Đào mang lại là khách có thể tham gia vào một bữa ăn tối cùng gia đình 4 thế hệ nhà chị Đào đang chung sống tại đây. Khách du lịch hào hứng với "thành quả" tự tay làm món nem cuốn nổi tiếng của Việt Nam.Khách có thể giao lưu với từng thế hệ trong gia đình, đôi khi chỉ là hỏi giờ giấc giữa các thế hệ như thế nào để đảm bảo sinh hoạt chung với gia đình khi khoảng cách tuổi tác của người ít tuổi nhất là 5 và người cao tuổi nhất là 93 tuổi. Chị Đào tiết lộ: "bữa tối là bữa quan trọng nhất trong gia đình người Việt- du khách cũng rất ngạc nhiên về điều này khi mà bà nội tôi vẫn cùng tham gia nhiều sinh hoạt với gia đình, vào những ngày đầu năm, bà thậm chí còn tham gia vào "tour" bằng cách tặng quà lì xì cho các khách tới thăm quan gia đình để du khách hiểu thêm về một phong tục của Việt Nam…"Bán thứ tâm huyết, sẽ nhận về những người bạnKhi không thấy chị Đào đi làm như nhiều người lao động khác là ra khỏi nhà trước 8h sáng về về nhà sau 5 chiều, nhiều người đặt câu hỏi:Tại sao không bán ngôi nhà đi sống sung túc ở đâu đó với số tiền dư dả, sao không đi làm công ty cho quy củ?… Nhưng nhìn thấy bố mẹ sau mỗi ngày cảm thấy hữu ích, sống không phụ thuộc vào con cái, được làm những thứ mình thích và thậm chí kể lại cho cả gia đình nghe về câu chuyện từ các vị khách, cuộc sống vì thế mà rất vui vẻ, chị Đào thấy hướng đi của mình là đúng."Tôi không tham gia quá sâu vào việc đón tiếp khách mà xây dựng quy trình để ông bà ở nhà tiếp. Cách làm hồi xưa theo mô hình công nghiệp, làm sản phẩm tour theo một lối tư duy và sản phẩm đó, giờ thì như vào ngã 5 ngã 7, nhưng tôi cảm thấy những việc mình làm là có giá trị, mình thích và mọi người cùng vui vẻ. Mỗi tháng ngôi nhà này đón trung bình 50 khách nước ngoài tới đây"- chị Đào chia sẻ. và lời cảm ơn từ những người bạn.Chị Đào vẫn đang cùng với gia đình tiếp tục thực hiện một số dự án du lịch cho ngôi nhà số 94 Hàng Bông này. "Bán ngôi nhà đi thì rất dễ nhưng muốn giữ lại nếp nhà này, giữ cho con cháu. Tìm trong những cái cổ có cái giá trị, hữu ích, giá trị của ngõ nhỏ, mình nhìn nó ở góc độ nào đó để khai thác"- chị Đào cho hay. Theo chị Đào, phần gia tăng giá trị sản phẩm, các công ty tour lớn không thể bao quát hết thì đây là hướng đi cho các nhóm du lịch nhỏ. Hà Nội còn rất nhiều thứ duyên dáng, nhiều câu chuyện hay ho mà chưa thể mang tới cho du khách, chỉ cần các bạn trẻ quyết tâm, đam mê, cùng ngồi với nhau, cùng chung chí hướng để ra sản phẩm du lịch tử tế."Mình phải bán thứ tâm huyết thì mới lâu dài được và gắn bó với bản thân. Giá trị nhận lại là những lời chia sẻ trong cuốn số ghi lại. Có những du khách nói, họ viết cảm ơn thì quá bình thường, du khách còn mời luôn gia đình khi tới Pháp hoặc Luxembourg thì hãy tới nhà họ, bởi gia đình chị đã coi khách là bạn và họ cũng muốn đối đãi với bạn bè Việt Nam như những người bạn như thế. Đó là những phần thưởng mà mình thấy tuyệt vời nhất. So với nhiều nhà ở đây mình không bằng được nhưng đã mang lại cho họ một không khí khác biệt, ấm áp của một gia đình Hà Nội vừa truyền thống vừa cởi mở"- Chị Đào nói.Tới thời điểm này, chị Đào cho hay, gia đình đã thống nhất là không ham phát triển về số lượng mà tập trung nâng cao chất lượng. Trước đây thì "lên xe xuống ngựa", "sang chảnh" nhưng giờ chị Đào sẵn sàng xỏ giày thể thao, quần bò để đi tìm một chút tư liệu cho gia đình, lăn lộn bắt tay làm từng chi tiết nhỏ đòi hỏi sự kiên nhẫn cao độ… để làm từng sản phẩm du lịch nhỏ cũng phải trở nên hoàn hảo.Sinh năm 1979, chị Đào giờ đây ngày ngày vẫn kiên trì, trau chuốt với từng sản phẩm du lịch của gia đình và tìm cách kể lại câu chuyện về lịch sử gia đình qua nhiều phương tiện khác nhau, để du khách tới sẽ hiểu thêm về Hà Nội, về con người Việt Nam và về sự thăng trầm của đất nước tươi đẹp, bình yên này./. Song Đào Trở về đầu trang Hanoi Cuisine 94 hàng bông Nguyễn Anh Đào nhà tiền tỷ hàng bông 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10