Vào thời Hai Bà Trưng, nước ta có tên gọi là Lĩnh Nam, biên giới phía bắc lên tận tới Hồ Động Đình (phía bắc thành phố Hồ Nam thuộc Trung Quốc). Ngày nay vẫn còn đó rất nhiều miếu thờ Hai Bà Trưng cùng các tướng của mình ở vùng đất Trung Quốc thuộc Lĩnh Nam xưa kia.
Phúc Kiến, Hải Nam
Tại vùng biển Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam có nhiều đền thờ nữ
tướng Trần Quốc, tước Gia Hưng công chúa, giữ chức Trung Dũng đại tướng quân
chỉ huy quân Lĩnh Nam trấn giữ vùng biển Nam Hải, trong dân gian vẫn gọi là
“Nàng Quốc”.
Theo đó, danh tướng nhà Hán được phong đến tước “Hầu” là Đoàn
Chí đem đại quân tiến đánh Nam Hải để quân Hán có thể theo đường biển tiến vào
quận Giao Chỉ. Nữ tướng Trần Quốc dàn quân trên biển với thế trận biến hóa khôn
lường. Đoàn Chí cùng đại quân 6 lần tiến đánh nhưng không sao thắng nổi, quân
Hán tử trận vô số, thậm chí tướng giỏi như Đoàn Chí cũng phải bỏ mạng, quân Hán
thất kinh hồn vía không dám tiến đánh nữa.
Quảng Tây
Nhà báo Phạm Hồng từng cho biết ông đã thấy nhiều đền thờ Trưng
Trắc, Trưng Nhị ở Quảng Tây. Nơi đây cũng có nhiều đền thờ nữ Đại tướng quân
Thánh Thiên.
Hồ Nam
Nguyễn Thực là người làng Vân Điềm, đỗ tiến sĩ thời Lê Trung
Hưng, làm quan rất thanh liêm. Ông làm nhiều thơ, nhưng phần nhiều bị thất lạc.
Đến thế kỷ 18 Lê Quý Đôn sưu tầm được một số bài, trong đó có một bài được làm
khi Nguyễn Thực đi sứ ở Trung Quốc, đó là bài “Nam hoàn chí Ngũ Lĩnh” (về Nam
đến rặng núi Ngũ Lĩnh):
Ngũ Lĩnh điêu nghiêu trấn Việt thùy
Hứa đa cảnh trí chiếm thanh kỳ
Uất thông đông hậu thùy thiên cán
Nùng diễm xuân tiền mai nhất chi
Đồng trụ Trưng vương lưu cựu tích
Thạch nhai Trưng tướng phục tùng từ
Phong cương tự cổ phân trung ngoại
Thậm tiễn thiên công xảo thiết thi
Diễn nghĩa
Núi Ngũ Lĩnh chất ngất trấn ở vùng biên cương đất Việt
Biết bao cảnh trí tươi tắn kỳ lạ
Sau mùa đông ngàn cây tùng xanh um
Trước mùa xuân một nhành mai diễm lệ
Cột đồng còn lưu dấu cũ Trưng Vương
Đường đá nghiêng bên ngôi đền Trưng tướng
Chốn biên cương từ xưa phân rõ trong, ngoài
Rất phục thợ trời sao khéo đặt bày
Câu thơ “Cột đồng còn lưu dấu cũ Trưng Vương, Đường đá nghiêng
bên ngôi đền Trưng tướng” nói rõ những có những đền thờ Hai Bà Trưng cùng các
tướng của bà.
Ngô Thì Nhậm khi đi sứ nhà Thanh năm 1793 có làm một tập thơ,
trong đó có bài “Phân Mao lĩnh” như sau:
Nhất đái thanh sơn Sở, Việt giao
Hoàng Mao dịch lộ nhận Phân Mao
Thiên thư bất tận Hành Sơn Lĩnh
Địa khí hoàng phù Nhạn Trạch Mao
Trưng Trắc kiếm mang khai động phủ
Uy đà quế đố lạc sơn sào
Phong lai giải uấn tay nam lợi
Vị ứng Hùng Bi vạn nhận ca
Nghĩa là:
Một
dải núi xanh ở nơi giáp giới với Sở và Việt
Trên đường đến trạm Hoàng Mai nhận ra đó là núi Phân Mao
Sách trời định ra không quá núi Hành Sơn
Khí đất làm trôi ngược lông chim nhạn ở Nhạn Trạch
Lưỡi kiếm của bà Trưng mở ra động phủ
Sâu quế của Triệu Đà còn đầy trong hang núi
Gió từ tây nam làm nguôi cơn nồng
Coi thường núi Hùng Bi dù cao tới
muôn sải
Nước Sở xưa kia chính là tỉnh Hồ Nam, nơi giáp với Sở và Việt
chính là khu vực giáp ranh giữa tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay.
Hồ Động Đình là biên giới của Lĩnh Nam với nhà Hán (phía bắc
tỉnh Hồ Nam). Khi Mã Viện cùng Lưu Long, Đoàn Chí thống lĩnh 30 vạn quân tiến
đánh Lĩnh Nam, trận đánh đầu tiên chính là ở Hồ Động Đình. Tổng trấn Hồ Động
Đình là nữ tướng Phật Nguyệt dụng binh như thần khiến quân Hán nhiều trận thảm
bại, thây chết nghẽn cả sông Trường Giang.
Nguồn: Danh tướng Việt Nam tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần