Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng làm rạng rỡ non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Làm vẻ vang phụ nữ Việt Nam, đem lại vinh dự tự hào cho Mê Linh - Vĩnh Phúc ngày nay - vùng đất anh hùng đã sinh ra người nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc và một thời tuy không dài là đất đế đô. Đó là Kinh đô Mê Linh thời "Trưng Nữ Vương "
Trong tất cả thư tịch cổ đều nước ta còn
lưu giữ đều khẳng định rằng Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em ruột người họ
Trưng (mà họ Trưng lại nguyên là họ Lạc) nhưng trong thực tế thì cả họ Trưng và
họ Lạc đều không có ở nước ta. Phải chăng, vào những năm đầu Công nguyên thì hầu
như toàn bộ xã hội người Việt đều chỉ mới có tên chứ chưa
có
họ. Như vậy
vấn
đề
quan
trọng còn lại có lẽ chỉ
là tìm cách giải mã ý nghĩa tên gọi của Hai
Bà Trưng
Dưới thời Tuỳ (602-618), đất Vạn Xuân cộng với một
phần lãnh thổ thuộc vương quốc của người Chăm được chia lại thành 6 quận, Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ. Năm 679, khi chính quyền đô hộ của nhà Đường tiến hành
chia đặt lại các đơn vị hành chính, đất Mê Linh thuộc Phong Châu (là một trong
số 12 châu ở vùng đồng bằng và trung du của An Nam Đô Hộ Phủ).
Dưới thời Đinh (968-980), thời Tiền Lê
(980-1009) và thời Lý (1010-1225) đất Mê Linh một phần thuộc về Phong Châu và
một phần thuộc Quốc Oai Châu. Sang thời Trần (1226-1400), đất Mê Linh thuộc Lộ
Quốc Oai (rồi Trấn Quốc Oai).
Thời Hậu Lê, Mê Linh thuộc Thừa Tuyên Sơn Tây. Dưới
thời nhà Nguyễn, đất Mê Linh thuộc tỉnh Sơn Tây. Tỉnh này có 5 phủ và một phân phủ (53). Mê Linh thuộc phân phủ Vĩnh Tường.
Bấy giờ, phân phủ Vĩnh Tường quản lĩnh hai huyện là Yên Lãng và Yên Lạc. Đất Mê
Linh chủ yếu thuộc huyện Yên Lãng.
Đất Mê Linh
nay tương ứng với cả một khu vực lãnh
thổ rộng lớn.
kéo dài từ Ba Vì đến
Tam Đảo, tức là vùng
tiếp giáp giữa Hà Nội,
Hà Tây, Vĩnh
Phúc và Phú Thọ. Đây là nơi phát tích của một loạt những
nền văn hoá khảo cổ học từ đầu thời đại đồ đá cũ. đến cuối thời đại đồ đồng. Đây cũng là đất dựng nghiệp của Hùng vương và cũng là trung tâm chính trị của nhà nước Văn Lang
- nhà nước đầu tiên của lịch sử nước nhà. Về kinh tế, Mê Linh được coi là đất tổ của nghề
trồng dâu nuôi tằm.
Đền thờ Nhị vị Thánh Vương - Hai Bà Trưng Ở Quảng Đông - Trung Quốc
Thực ra, ngay từ sơ kì của thời đồ đá mới, cư dân tiền sử trên đất nước ta đã biết tới kĩ thuật đan lát với trình độ khá cao. Đến trung kì của thời đồ đá mới, nghề dệt đã xuất hiện. Tất nhiên, sợi dệt lúc đầu được khai thác chủ yếu từ vỏ cây. Sang thời sơ sử, nghề trồng
dâu, nuôi tằm và dệt lụa được khai sinh mà người được tôn làm tổ sư của nghề
này chính là Thiều Hoa - một trong
những người con gái của Hùng Vương.
Tên Trần Thị Đoan của mẹ Hai Bà chỉ là tên
thần phả đặt sau này, khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Cả tên Man Thiện nghĩa là người Man tốt, có thể do người
Hán gọi. Theo một số dẫn chứng biện giải không rõ luận cứ và nguồn gốc cho rằng,
tên của Hai Bà có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự
như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới.
(còn tiếp)
Nguồn: Danh tướng Việt Nam Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần