Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một Quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Nhiều phiến đá to là vật liệu chính để xây dựng nhà thờ. Ảnh: NT
Những bức phù điêu bằng đá được chạm khắc rất tinh xảo. Ảnh: NT
Quần thể Nhà thờ Phát Diệm gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ (trong đó có một nhà thờ được xây dựng bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá), 1 Phương Đình (nhà chuông), ao hồ và 3 hang đá nhân tạo.
Nhà thờ đá, một trong những công trình độc đáo nhất trong Quần thể Nhà thờ Phát Diệm. Ảnh: NT
Mọi thứ ở đây đều được làm bằng đá. Ảnh: NT
Chiếc sập được làm bằng đá nguyên khối. Ảnh: NT
Nét độc đáo nhất trong Quần thể Nhà thờ Phát Diệm đó chính là nhà thờ đá, đây là 1 trong 5 nhà thờ nhỏ nằm trong Quần thể Nhà thờ Phát Diệm. Công trình được khởi công xây dựng từ năm 1883 với chiều dài 15,3m, rộng 8,5m và cao 6m. Đây là nhà thờ đầu tiên trong Quần thể được dựng để kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ. Nơi đây được gọi là Nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở đây từ nền nhà, tường, cột, kèo, chấn song cửa, bàn thờ... đều được làm bằng đá. Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu bằng đá rất đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm.
Phương Đình (nhà chuông) được làm bằng đá. Ảnh: NT
Hiện nay, tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện hồ sơ về kiến trúc Nhà thờ Phát Diệm để đề nghị UNESCO công nhận Nhà thờ Phát Diệm là Di sản văn hóa thế giới.
Laodong