Núi Tản Viên – điểm đến du lịch đa mục đích ngay gần Hà Nội Núi Tản Viên – điểm đến du lịch đa mục đích ngay gần Hà Nội 1 Núi Tản Viên ở đâu? Núi Tản Viên (còn có tên gọi khác là Ngọc Tản, Tản Sơn, hay Phượng Hoàng Sơn), nằm trên địa bàn hai xã Minh Quang và Ba Vì, thuộc quần thể vườn Quốc gia Ba Vì. Núi Tản Viên cao 1281m so với mực nước biển, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản. Toàn bộ di tích thờ Đức Thánh Tản Sơn Tinh – vị thần đứng đầu trong bốn vị thần “bất tử” của người Việt (Thánh Tản Viên, Thánh mẫu Liễu Hạnh, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử) và hai người em là Cao Sơn (Sùng công) và Quý Minh (Hiển công). Phong cảnh tuyệt mỹ của núi Tản Viên từng được xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia Nơi đây chỉ cách Hà Nội khoảng 80km, mất khoảng hơn 1 tiếng di chuyển. Để đến đây bạn có thể đi tự túc bằng xe máy, ô tô hay xe bus, đi theo hướng Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 6 hay quốc lộ 32 đều được. Có 2 thời điểm đẹp nhất mà bạn nên ghé thăm núi Tản Viên là mùa Xuân và mùa Đông. Mùa Xuân là mùa mọi người đi lễ đền/chùa để cầu bình an may mắn. Mùa Đông là mùa những cánh hoa dã quỳ nở vàng rực những triền đồi của Tản Viên rất đẹp mắt. 2. Núi Tản Viên là điểm đến du lịch đa mục đích Núi Tản Viên và xung quanh chân núi Tản đều có rất nhiều những điểm đến du lịch nổi tiếng. Mỗi nơi đều có những hoạt động phục vụ nhu cầu du lịch riêng như tham quan, ngắm cảnh, khám phá, tâm linh, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng,… Vì vậy mà núi Tản Viên mới được coi là điểm đến du lịch đa mục đích. Bạn và người thân có thể lựa chọn điểm dừng chân tùy theo sở thích và nhu cầu đi du lịch của mình. Nhu cầu du lịch tâm linh, văn hóa Nếu bạn muốn tới tìm hiểu thêm về văn hóa và đi lễ cầu phúc thì bạn có thể tham quan quần thể Đền thờ tại núi Tản Viên. Núi Tản Viên và thần núi Tản Viên là địa bàn quan trọng có quan hệ trực tiếp với Phong Châu cùng tín ngưỡng của người Việt – Mường cổ. Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Đền Thượng: Đền Thượng hay còn gọi là Chính cung Thần điện, tọa lạc trên đỉnh núi Ba Vì ở độ cao 1.227m, thuộc địa phận xã Ba Vì. Theo truyền thuyết, đền Thượng có từ thời An Dương Vương. Đền nằm trên đỉnh núi thắt cổ bồng, có hình tròn như cái tán, gọi là núi Tản Viên hay núi Ngọc Tản. Lễ hội tại đền Thượng được tổ chức vào Rằm tháng Giêng hàng năm. Nơi đây thu hút hàng chục ngàn lượt khách trong nước và Quốc tế về tham quan. Đồng thời nghiên cứu những giá trị văn hoá của cha ông để lại. Đền Trung: Đền Trung tọa lạc ở lưng chừng núi phía tây Ba Vì (khoảng cốt 400m) thuộc xã Minh Quang. Đền Trung là ngôi đền có vị thế đẹp nhất trong các ngôi đền thờ Tản Viên ở sườn Tây núi Ba Vì, là nơi thờ bà Ma Thị, mẹ nuôi của Tản Viên. Đền Trung có kiến trúc kiểu chữ Tam, là biểu tượng của sự bền vững. Hậu cung của đền đặt ba pho tượng Tam vị Thánh Tản Viên. Đền Hạ: Đền Hạ còn gọi là Tây Cung, nằm dưới chân núi Tản trên bãi đất bằng phẳng ven bờ sông Đà thuộc địa phận xã Thủ Pháp xưa, nay là xã Minh Quang. Kiến trúc của đền Hạ cũng được làm theo kiểu chữ Tam. Tương truyền, thuở nhỏ, ba anh em Sơn Tinh đi từ Động Lăng Xương sang núi Ngọc Tản kiếm củi, nhiều hôm trời tối không về kịp, ba anh em phải đốn cây rừng dựng lều ngủ lại. Về sau nhân dân đã xây dựng một ngôi đền ngay tại nơi đó để tưởng nhớ ngài và gọi là đền Hạ. Đền Hạ có ba dãy nhà ngang, nhiều hạng mục lớn như cổng Tam quan, Đại bái, Tiền tế, Hậu cung, nhà thờ Mẫu. Đền có hai pho tượng Hộ pháp dáng oai phong, tay cầm giáo trấn giữ hai bên. Đền Thượng Nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng Dạo gần đây, hình thức du lịch nghỉ dưỡng tại Ba Vì đã được đơn vị Medi Thiên Sơn phát triển ở khu vực Thiên Sơn Suối Ngà, nằm cách chân núi Tản Viên chỉ khoảng vài cây số. Với những ai yêu thích nghỉ dưỡng, thư giãn thì hình thức này là rất phù hợp. Du lịch nghỉ dưỡng ở khu vực Thiên Sơn Suối Ngà, sát chân núi Tản Viên Dịch vụ trong những tour du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa lành của đơn vị này rất đa dạng, chủ yếu tập trung vào những hoạt động chăm sóc sức khỏe, cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, vừa phòng bệnh vừa chữa bệnh: tập yoga, thiền, ngâm chân thảo dược, bấm huyệt trị liệu, tự tay hái và bào chế lá thuốc, thưởng thức các món ăn ngon và lành mạnh, được tư vấn chữa bệnh theo Đông Y,… Đặc biệt, tất cả những hoạt động này đều diễn ra ở ngay trong khung cảnh hùng vĩ, thanh bình của thiên nhiên núi rừng Ba Vì. Nhờ đó mà tác dụng chữa lành cho cơ thể trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết. Ăn uống cũng là một trong những hình thức nghỉ dưỡng. Ở đây nổi tiếng với các món ngon được mệnh danh là đặc sản nơi đây như cá ngạnh, cá nheo sông Đà, các món dê, lợn lửng, sữa dê, thịt dê nướng, canh khoai sọ, dưa chua xào tóp mỡ, rau sắn,… Đặc biệt vào mùa lạnh, du khách tham gia dã ngoại có thể đốt lửa trại và trổ tài nấu nướng và tổ chức bữa tiệc thịt nướng ngay giữa không gian rộng lớn của khu rừng. Nhu cầu du lịch sinh thái Núi Tản Viên vốn dĩ nằm trong quần thể Vườn Quốc gia Ba Vì, là nơi hội tụ một hệ sinh thái rộng lớn và một thảm sinh vật vô cùng đa dạng, phong phú. Bạn có thể đi tham quan, tìm hiểu và khám phá thế giới sinh vật kỳ thú ở khắp mọi nơi, điển hình ở những điểm đến quanh khu vực này như rừng thiên nhiên Ba Vì, Nhà kính xương rồng, Đồi Thông, Nhà thờ Đổ, đồi hoa dã quỳ,… Cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ nơi đây cũng cực kỳ thích hợp để bạn check-in sống ảo, lưu lại những bức ảnh để đời với những người thân yêu đấy nhé. Cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà trữ tình của hệ sinh thái Vườn Quốc gia Ba Vì Nhu cầu vui chơi giải trí Chân núi Tản có vô vàn những điểm du lịch, khu du lịch với đủ loại hình dịch vụ vui chơi giải trí khác nhau, phục vụ nhu cầu của mọi đối tượng từ người lớn cho tới trẻ em. Bạn có thể lựa chọn các khu du lịch như Ao Vua, Khoang Xanh – Suối Tiên, Thiên Sơn Suối Ngà, Đầm Long, Tản Đà Resort,… Tại đây, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những thú vui như bể bơi, máng trượt, đạp vịt, leo núi, tản bộ, câu cá, ngắm thú,… Medi Thiên Sơn cũng có nhiều chương trình ưu đãi dành cho nhóm đông người hoặc vào các dịp lễ Tết. Tham khảo thêm về các tour du lịch nghỉ dưỡng chân núi Tản tại www.medithienson.com. 1 Núi Tản Viên ở đâu? Núi Tản Viên (còn có tên gọi khác là Ngọc Tản, Tản Sơn, hay Phượng Hoàng Sơn), nằm trên địa bàn hai xã Minh Quang và Ba Vì, thuộc quần thể vườn Quốc gia Ba Vì. Núi Tản Viên cao 1281m so với mực nước biển, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản. Toàn bộ di tích thờ Đức Thánh Tản Sơn Tinh – vị thần đứng đầu trong bốn vị thần “bất tử” của người Việt (Thánh Tản Viên, Thánh mẫu Liễu Hạnh, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử) và hai người em là Cao Sơn (Sùng công) và Quý Minh (Hiển công). Phong cảnh tuyệt mỹ của núi Tản Viên từng được xuất hiện trên sóng truyền hình quốc giaNơi đây chỉ cách Hà Nội khoảng 80km, mất khoảng hơn 1 tiếng di chuyển. Để đến đây bạn có thể đi tự túc bằng xe máy, ô tô hay xe bus, đi theo hướng Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 6 hay quốc lộ 32 đều được. Có 2 thời điểm đẹp nhất mà bạn nên ghé thăm núi Tản Viên là mùa Xuân và mùa Đông. Mùa Xuân là mùa mọi người đi lễ đền/chùa để cầu bình an may mắn. Mùa Đông là mùa những cánh hoa dã quỳ nở vàng rực những triền đồi của Tản Viên rất đẹp mắt. 2. Núi Tản Viên là điểm đến du lịch đa mục đíchNúi Tản Viên và xung quanh chân núi Tản đều có rất nhiều những điểm đến du lịch nổi tiếng. Mỗi nơi đều có những hoạt động phục vụ nhu cầu du lịch riêng như tham quan, ngắm cảnh, khám phá, tâm linh, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng,… Vì vậy mà núi Tản Viên mới được coi là điểm đến du lịch đa mục đích. Bạn và người thân có thể lựa chọn điểm dừng chân tùy theo sở thích và nhu cầu đi du lịch của mình.Nhu cầu du lịch tâm linh, văn hóaNếu bạn muốn tới tìm hiểu thêm về văn hóa và đi lễ cầu phúc thì bạn có thể tham quan quần thể Đền thờ tại núi Tản Viên.Núi Tản Viên và thần núi Tản Viên là địa bàn quan trọng có quan hệ trực tiếp với Phong Châu cùng tín ngưỡng của người Việt – Mường cổ. Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản).Đền Thượng: Đền Thượng hay còn gọi là Chính cung Thần điện, tọa lạc trên đỉnh núi Ba Vì ở độ cao 1.227m, thuộc địa phận xã Ba Vì. Theo truyền thuyết, đền Thượng có từ thời An Dương Vương. Đền nằm trên đỉnh núi thắt cổ bồng, có hình tròn như cái tán, gọi là núi Tản Viên hay núi Ngọc Tản. Lễ hội tại đền Thượng được tổ chức vào Rằm tháng Giêng hàng năm. Nơi đây thu hút hàng chục ngàn lượt khách trong nước và Quốc tế về tham quan. Đồng thời nghiên cứu những giá trị văn hoá của cha ông để lại.Đền Trung: Đền Trung tọa lạc ở lưng chừng núi phía tây Ba Vì (khoảng cốt 400m) thuộc xã Minh Quang. Đền Trung là ngôi đền có vị thế đẹp nhất trong các ngôi đền thờ Tản Viên ở sườn Tây núi Ba Vì, là nơi thờ bà Ma Thị, mẹ nuôi của Tản Viên. Đền Trung có kiến trúc kiểu chữ Tam, là biểu tượng của sự bền vững. Hậu cung của đền đặt ba pho tượng Tam vị Thánh Tản Viên. Đền Hạ: Đền Hạ còn gọi là Tây Cung, nằm dưới chân núi Tản trên bãi đất bằng phẳng ven bờ sông Đà thuộc địa phận xã Thủ Pháp xưa, nay là xã Minh Quang. Kiến trúc của đền Hạ cũng được làm theo kiểu chữ Tam. Tương truyền, thuở nhỏ, ba anh em Sơn Tinh đi từ Động Lăng Xương sang núi Ngọc Tản kiếm củi, nhiều hôm trời tối không về kịp, ba anh em phải đốn cây rừng dựng lều ngủ lại. Về sau nhân dân đã xây dựng một ngôi đền ngay tại nơi đó để tưởng nhớ ngài và gọi là đền Hạ. Đền Hạ có ba dãy nhà ngang, nhiều hạng mục lớn như cổng Tam quan, Đại bái, Tiền tế, Hậu cung, nhà thờ Mẫu. Đền có hai pho tượng Hộ pháp dáng oai phong, tay cầm giáo trấn giữ hai bên. Đền ThượngNhu cầu du lịch nghỉ dưỡngDạo gần đây, hình thức du lịch nghỉ dưỡng tại Ba Vì đã được đơn vị Medi Thiên Sơn phát triển ở khu vực Thiên Sơn Suối Ngà, nằm cách chân núi Tản Viên chỉ khoảng vài cây số. Với những ai yêu thích nghỉ dưỡng, thư giãn thì hình thức này là rất phù hợp. Du lịch nghỉ dưỡng ở khu vực Thiên Sơn Suối Ngà, sát chân núi Tản ViênDịch vụ trong những tour du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa lành của đơn vị này rất đa dạng, chủ yếu tập trung vào những hoạt động chăm sóc sức khỏe, cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, vừa phòng bệnh vừa chữa bệnh: tập yoga, thiền, ngâm chân thảo dược, bấm huyệt trị liệu, tự tay hái và bào chế lá thuốc, thưởng thức các món ăn ngon và lành mạnh, được tư vấn chữa bệnh theo Đông Y,… Đặc biệt, tất cả những hoạt động này đều diễn ra ở ngay trong khung cảnh hùng vĩ, thanh bình của thiên nhiên núi rừng Ba Vì. Nhờ đó mà tác dụng chữa lành cho cơ thể trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.Ăn uống cũng là một trong những hình thức nghỉ dưỡng. Ở đây nổi tiếng với các món ngon được mệnh danh là đặc sản nơi đây như cá ngạnh, cá nheo sông Đà, các món dê, lợn lửng, sữa dê, thịt dê nướng, canh khoai sọ, dưa chua xào tóp mỡ, rau sắn,… Đặc biệt vào mùa lạnh, du khách tham gia dã ngoại có thể đốt lửa trại và trổ tài nấu nướng và tổ chức bữa tiệc thịt nướng ngay giữa không gian rộng lớn của khu rừng.Nhu cầu du lịch sinh tháiNúi Tản Viên vốn dĩ nằm trong quần thể Vườn Quốc gia Ba Vì, là nơi hội tụ một hệ sinh thái rộng lớn và một thảm sinh vật vô cùng đa dạng, phong phú. Bạn có thể đi tham quan, tìm hiểu và khám phá thế giới sinh vật kỳ thú ở khắp mọi nơi, điển hình ở những điểm đến quanh khu vực này như rừng thiên nhiên Ba Vì, Nhà kính xương rồng, Đồi Thông, Nhà thờ Đổ, đồi hoa dã quỳ,…Cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ nơi đây cũng cực kỳ thích hợp để bạn check-in sống ảo, lưu lại những bức ảnh để đời với những người thân yêu đấy nhé. Cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà trữ tình của hệ sinh thái Vườn Quốc gia Ba VìNhu cầu vui chơi giải tríChân núi Tản có vô vàn những điểm du lịch, khu du lịch với đủ loại hình dịch vụ vui chơi giải trí khác nhau, phục vụ nhu cầu của mọi đối tượng từ người lớn cho tới trẻ em. Bạn có thể lựa chọn các khu du lịch như Ao Vua, Khoang Xanh – Suối Tiên, Thiên Sơn Suối Ngà, Đầm Long, Tản Đà Resort,…Tại đây, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những thú vui như bể bơi, máng trượt, đạp vịt, leo núi, tản bộ, câu cá, ngắm thú,… Medi Thiên Sơn cũng có nhiều chương trình ưu đãi dành cho nhóm đông người hoặc vào các dịp lễ Tết. Tham khảo thêm về các tour du lịch nghỉ dưỡng chân núi Tản tại www.medithienson.com. Trở về đầu trang Du lịch Núi Tản Viên Tản Viên Sơn Thánh 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10