Tại Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thiên nhiên Thế giới ngày 16/9/2023 vừa qua, UNESCO đã công nhận Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) - Quần đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên thế giới liên tỉnh - thành phố đầu tiên ở Việt Nam.
Đây là thành quả của hơn
12 năm nỗ lực chuẩn bị hồ sơ đệ trình cũng như vận động, bảo vệ, gìn giữ
của các cấp, các ngành Trung ương, thành phố Hải Phòng; là minh chứng
cho sự liên kết hợp tác giữa 2 địa phương Hải Phòng - Quảng Ninh và sự
chung tay của các doanh nghiệp, chính quyền và người dân huyện đảo Cát
Hải. Vinh dự này là cơ hội thiết lập một thương hiệu du lịch quốc tế,
cũng đặt ra trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân trong bảo
tồn, phát huy tốt giá trị Di sản thiên nhiên thế giới.
Với sự giao thoa của núi rừng và
biển đảo, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là khu vực tiêu biểu,
có mức độ đa dạng cao của Châu Á khi sở hữu 7 hệ sinh thái
biển - đảo, nhiệt đới, cận nhiệt đới liền kề, kế tiếp nhau
phát triển. Các hệ sinh thái này đại diện cho các quá trình
sinh thái và sinh học vẫn đang tiến hóa và phát triển, thể
hiện qua sự đa dạng của các quần xã động thực vật.
Voọc Cát Bà được ghi vào Sách Đỏ thế giới.
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là điểm cư ngụ của 4.910 loài động thực vật trên cạn và dưới biển
Vịnh
Hạ Long - Quần đảo Cát Bà còn là nơi chứa đựng một môi trường sống của
nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Sở hữu khu rừng trên biển lớn nhất
Việt Nam với diện tích hơn 17.000 ha cùng các hệ sinh thái đa dạng,
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là điểm cư ngụ của 4.910 loài
động thực vật trên cạn và dưới biển, trong số này có tới 198 loài
thuộc Danh mục Đỏ IUCN, 51 loài đặc hữu. Diện tích rừng nguyên sinh
khoảng 1.045,2 ha trên đảo Cát Bà là một trong những nhân tố
quan trọng làm nên giá trị sinh thái và đa dạng sinh học của di
sản. Đặc biệt, Voọc Cát Bà là loài quý hiếm, nằm trong danh sách các
loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất và được ghi vào Sách Đỏ
thế giới. Đến nay, còn khoảng 60 - 70 cá thể phân bố duy nhất ở Cát Bà,
không còn nơi nào khác trên thế giới xuất hiện loài này.
Quần đảo Cát Bà với hàng trăm đảo đá vôi kỳ vĩ.
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà với hàng nghìn đảo nhỏ cũng đã tạo nên quần thể đảo đá vôi muôn hình, muôn vẻ giữa biển Đông.
Sau
12 năm nỗ lực chuẩn bị hồ sơ đệ trình lên Ủy ban Di sản Thiên nhiên Thế
giới (UNESCO) , Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản
Thiên nhiên Thế giới liên tỉnh - thành phố đầu tiên ở Việt Nam
12
năm nỗ lực chuẩn bị hồ sơ đệ trình lên Ủy ban Di sản Thiên nhiên Thế
giới gặp không ít khó khăn nhưng với những khuyến nghị, góp ý của
UNESCO, Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới và tinh thần, trách nhiệm
của các cơ quan chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự quyết
tâm của thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban quốc gia UNESCO
Việt Nam, hồ sơ Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã được chỉnh sửa, hoàn
thiện theo nội dung khuyến nghị.
Từ
29/10 đến 2/11/2021, Đoàn đánh giá của Liên minh quốc tế Bảo tồn thiên
nhiên và Tài nguyên thiên nhiên đã có chuyến làm việc tại Hải Phòng
trong 5 ngày nhằm đánh giá hồ sơ đề cử Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh
Hạ Long - Quần đảo Cát Bà. Kết quả của chuyến thực địa là yếu tố quan
trọng giúp Liên minh quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên
nhiên có cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra các khuyến nghị trình Ủy
ban Di sản thế giới (UNESCO) trước khi thông qua việc ghi danh đề cử di
sản tại kỳ họp thường niên vào năm 2022.
Vịnh
Hạ Long và Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên
thế giới khẳng định cho sự quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị từ
trung ương đến địa phương; là minh chứng cho sự liên kết hợp tác cùng
phát triển giữa 2 địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh.
Du khách khám phá Quần đảo Cát Bà.
Đối
với Hải Phòng nói riêng, đây là cơ hội thiết lập một thương hiệu du
lịch quốc tế, đúng với tinh thần ba trụ cột kinh tế (công nghiệp công
nghệ cao; cảng biển - logistics; du lịch - thương mại”) của Nghị quyết
Đại hội XIV Đảng bộ thành phố và Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về xây
dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Phó
Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam chia sẻ mong muốn cũng
như quyết tâm của thành phố để “di sản không chỉ là danh hiệu, mà phải
là thương hiệu”.
Phó
Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam cho hay: “Vinh dự này,
cũng đặt ra trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân trong bảo
tồn, phát huy tốt giá trị Di sản thiên nhiên thế giới.Và
điều quan trọng là sự phối hợp chặt chẽ và mật thiết hơn nữa giữa thành
phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh trong quản lý để luôn lưu giữ được
hình ảnh tuyệt vời của di sản, cũng như là điểm đến hấp dẫn du khách
trong nước và quốc tế. Khi đó, di sản không chỉ là danh hiệu, mà phải là
thương hiệu.”
Chủ tịch UBND huyện đảo Cát Hải Bùi Tuấn Mạnh chia sẻ việc thành phố và huyện quyết liệt trong thực hiện sắp xếp, tiết giảm và chuẩn hóa các bè nuôi thủy sản, bè du lịch trên vịnh biển.
Chủ tịch UBND huyện đảo Cát Hải Bùi Tuấn Mạnh cũng cho biết: “Thành
phố Hải Phòng và huyện Cát Hải đã kiên trì và quyết liệt trong thực
hiện sắp xếp, tiết giảm và chuẩn hóa các bè nuôi thủy sản, bè du lịch
trên vịnh biển nhằm vừa bảo đảm sinh kế người dân, vừa gìn giữ, bảo tồn,
tôn tạo cảnh quan, môi trường tự nhiên, phát triển du lịch. Cùng với
đó, các cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư ngày càng khang trang, hiện
đại với hàng loạt các dự án tổ hợp nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của các
tập đoàn lớn không chỉ làm thay da, đổi thịt mà còn tạo cơ hội bứt phá
cho du lịch, cũng như kinh tế - xã hội huyện đảo.”
Phương Mai
Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng