Sông Gianh, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, rồi đổ ra Biển Đông ở Cửa Gianh. Ở thượng nguồn Sông Gianh, núi non trùng điệp, vào những buổi chiều nắng đẹp, mặt sông lấp lánh ánh bạc. Những con thuyền nhanh tay chèo lái của ngư dân trên dòng Sông Gianh đã tạo nên cảnh sắc non bồng thủy tú như bức tranh “sơn thủy hữu tình”.
Vẻ đẹp
thượng nguồn Sông Gianh.
Cuộc sống
thanh bình của ngư dân trên dòng Sông Gianh.
Trong lịch sử, Sông Gianh được gọi là Linh Giang. Nếu Đèo Ngang
là ranh giới thời Đại Việt và Chiêm Thành sau khi người
Việt giành được độc lập thì Sông Gianh là ranh giới thời
Trịnh - Nguyễn phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài
(1570 - 1786). Trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, quân Trịnh án
ngữ ở Đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc - Nam là Sông Gianh.
Quãng sông đẹp nhất là khúc trung lưu chạy dài
từ chân ga Lệ Sơn lên đến cầu Chợ Gát, sông quãng
này không rộng như ở hạ lưu, không hẹp như phần thượng nguồn,
lòng sông vừa phải, nước chảy lững lờ, những đêm trăng lấp lánh
nước dường như không chảy mà dùng dằng nửa ở nửa về, như một
chàng thi sĩ đa tình muốn ở lại để giữ hết vào lòng
mình cảnh đẹp. Những lúc thủy triều lên, sóng vỗ vào
vách đá qua tháng năm hình thành những phần lèn
đứt chân, ăn sâu vào núi đá tạo nên cảnh
đẹp kỳ thú và bí ẩn mà không một con sông
nào có được!
Xuôi
dòng Sông Gianh.
Thuyền ngư
dân neo đậu dưới chân Cầu Gianh.
Ngư dân
đánh bắt hải sản trên dòng Sông Gianh. Ảnh: ĐỨC THÀNH