Nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 8km, di tích Thành Bản Phủ, thuộc xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Đây là nơi ghi dấu các hoạt động nổi bật nhất của người anh hùng áo vải Hoàng Công Chất. Ông là biểu tượng, là niềm tin cho tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, yêu nước, chống giặc ngoại xâm ở nước ta thế kỷ 18.
Thành
dựa lưng vào sông Nậm Rốn, xung quanh phía ngoài có hào sâu bao bọc,
chân thành rộng 15m, mặt thành rộng 5m, cao 15m, phía ngoài được trồng 3
vạn gốc tre gai đem từ miền Tây Thanh Hóa lên.
Thành
Bản Phủ hiện được tôn tạo một đoạn trường thành để du khách có thể liên
tưởng về toà thành cổ nguy nga ngày ấy. Thành Bản Phủ đến nay vẫn còn
dấu tích khá rõ nét, thành được xây dựng ở một vị trí rất đẹp và quay
mặt sang hướng Đông Nam, thành có hình chữ nhật, chiều dài hơn hơn 100m,
chiều rộng khoảng 70m.
Phía
trước thành là Hồ sen rộng khoảng 7ha và cánh đồng Cao Bình bằng phẳng,
tiếp đó là cánh đồng Tổng Chúp. Gần chân thành là giếng ngọc (nay gọi
là Bó Phủ) nước trong vắt quanh năm.
Di
tích Thành Bản Phủ còn là minh chứng cho cuộc đấu tranh của nhân dân
các dân tộc dưới sự chỉ huy của Hoàng Công Chất đánh tan giặc Phẻ, bắt
sống tướng giặc là Phạ Chẩu Tin Toòng, giải phóng Mường Thanh bảo vệ núi
rừng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc vào tháng 5/1754.
Di
tích còn thể hiện tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, dưới sự lãnh đạo
của Hoàng Công Chất nhân dân các dân tộc nơi đây đã đoàn kết một lòng
đánh đuổi kẻ thù chung ra khỏi bờ cõi của đất nước, cùng nhau xây dựng
Bản, Mường âm no hạnh phúc.
Theo Du lịch Điện Biên