Diện tích khu bảo tồn được xác lập là 12.500 ha; trong đó: Diện tích biển: 12.360 ha; Diện tích đất (Hòn Cau): 140 ha
Vùng biển có đa dạng sinh học cao, sự phong phú và đa dạng của
rạn san hô và cỏ biển. Các rạn san hô có độ phủ san hô dày trung bình đến 43%.
Phân bố xung quanh đảo, dọc theo đường bờ Vĩnh Hảo - Cà Ná về trên bãi cạn
Breda.
Đa dạng sinh học ở Hòn Cau
- Cà Ná thể hiện ở sự đa dạng của: 1) Thủy sinh vật; 2) Động
vật đáy; 3) Rong và cỏ biển; 4) San hô; 5) Cá; 6) Động vật không xương sống
kích thước lớn; 7) Thú; 8) Chim; 9) Bò sát.
Khu vực biển Hòn Cau - Cà Ná có trên 175 loài thực vật phù
du thuộc 3 ngành:
Tảo lam (Cyannophyceae), Tảo khuê (Bacillariophyceae) và Tảo
giáp (Dianophyceae). Trong đó, Tảo khuê có sự đa dạng nhất về thành phần với Tảo
lông chim (Pennales) chiếm ưu thế. Các giống có số lượng loài cao gồm Chaetoceros
(28 loài), Rhizosolenia (14 loài), Ceratium (12 loài), Coscinodiscus (11 loài)
và Bactriastrum (8 loài).
Động vật đáy vùng biển Hòn Cau gồm: 1) 42 loài Thân mềm thuộc
80 giống, 44 họ và 11 bộ. Thuộc 3 lớp: Chân bụng (Gastropoda), lớp Hai mảnh
(Bivalvia) và lớp Chân đầu (Cephalopoda); 2) 35 loài Da gai thuộc 31 giống, 20
họ Da gai kích thước lớn; 3) 55 loài Giáp xác thuộc 35 giống, 18 họ và 2 bộ. Một
số loài có giá trị kinh tế cao như các loài Tôm he (Penaeusspp.), Tôm hùm bông
(Panulirus ornatus), Tôm hùm đỏ (Panulirus versicolor), Tôm hùm sen (Panulirus
versicolor), Tôm vỗ biển sâu (Ibacus ciliatus), Tôm vỗ xanh (Parribacus antarcticus),
Tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis), Tôm rảo (Metapenaeus spp.)...163 loài
rong biển và loài cỏ biển. Thành phần rong lớn phổ biến thuộc
các giống Turbinaria, Sargassum, Caulerpa, Chnoospora, Chamia và Halimeda. 234
loài san hô tạo rạn thuộc 61 giống và 18 họ san hô cứng tạo rạn, 28 loài san hô
mềm, 2 loài san hô sừng và 2 loài thủy tức san hô.
Các họ san hô tạo rạn có số lượng loài lớn gồm Acroporidae
(67 loài), tiếp theo là họ Faviidae (51 loài), Portidae (24 loài), Fungiidae
(16 loài), Agariciidae (14 loài), Mussidae (11 loài), Dendrophylliidae (10
loài), Pocilloporidae và Pectiniidae (mỗi họ 8 loài) và Sideratreidae (7 loài).
Các loài có phân bố rộng và phổ biến ở khu vực khảo sát gồm Acropora
nobilis, Acropora formosa, Cyphastrea serailia, Galaxea fascicularis, Montastrea
valencinnesi và Pocillopora damicornis. 324 loài cá thuộc 115 giống và 41 họ
trong vùng nước quanh Hòn Cau.
Mật độ cá rạn tại 10 điểm khảo sát dao động từ 28,8 - 183,0
con/100m² (trung bình 106,8 con/100m²), trong đó khu vực rạn ở bãi cạn Breda có
mật độ cao nhất (từ 169,3 - 183,0 con/100m²), tiếp theo là khu vực Hòn Cau (từ
76,9 - 127,6 con/100m²).
Các bãi cát quanh đảo Hòn Cau là bãi đẻ của Đồi mồi (Eretmochelys
imbricata) và Rùa xanh (Chelonia mydas).
Nhóm động vật không xương sống kích thước lớn đặc trưng tại
khu vực gồm: Cầu gai đen Diadema spp.; Ốc đụn Trochus spp. và Hải sâm Holothuria
spp. Trai tai tượng Tridacna spp.; Tôm hùm; Ốc tù và (Charonia triton), Tôm bác
sĩ (Stenopus hispidus), Cầu gai bút chì (Heterocentrotus mammillatus) và Sao biển
gai (Acanthaster planci). 80 loài chim tại khu vực Hòn Cau và vịnh Cà Ná đại diện
cho 32 họ 14 bộ.
Thành phần loài chim ở khu vực Hòn Cau và vịnh Cà Ná ở mức độ
trung bình. Họ có số loài nhiều nhất là họ Diệc - Ardeidae có 7 loài (chiếm
8,1%) đứng thứ hai là họ Cu cu - Cuculidae; họ Bồ câu - Columbidae, họ Mòng bể
- Laridae , họ Chèo bẻo - Dicruridae; họ Sẻ - Passeridae có 4 loài;13 loài thú
tại Hòn Cau và vịnh Cà Ná. Các loài thú nhỏ chiếm ưu thế là bộ Dơicó 6 loài, bộ
Gặm nhấm có 5 loài. Trong số 2 bộ thú lớn thì bộ Ăn thịt và bộ Cá voi cùng có 2
loài, các bộ còn lại chỉ có 1 loài.