Nếu xứ Huế kinh kỳ nổi tiếng với nón bài thơ - loại nón lá thanh lịch, cực mỏng và nhẹ, lồng trong lớp lá là hình ghép hoa lá cùng những câu thơ, dòng chữ thì ở đất võ Bình Định lại có tiếng với nón ngựa Phú Gia.
|
Để tạo không khí vui tươi cho loại công việc vốn rất nhọc nhằn, tỉ mỉ những thợ nón ở đây thường tụ tập dăm ba người một nhà để vừa làm vừa trò chuyện |
Gọi nón ngựa Phú Gia bởi loại nón đặc sản này của Bình Định được sản xuất tại làng Phú Gia thuộc xã Cát Tường, huyện Phù Cát, cách QL1A chừng 4km về hướng đông. Ngày nay nón ngựa Phú Gia được tiêu thụ rộng rãi nhưng thời xưa đây là loại nón chỉ dành cho người giàu sang, quyền quý.
Đặc biệt, những chiếc nón quý phái thường được đội khi cưỡi ngựa nên có tên là nón ngựa.
Nón được chằm bện cực kỳ công phu, cả bộ khung bên trong và lớp lá chằm bên ngoài đều được thêu, ren với những hoa văn đa màu, tuy dày nhưng rất thanh nhã, bền chắc.
Những bô lão làng Phú Gia cho rằng nón ngựa khởi nguyên từ nón chiêng của binh tướng Tây Sơn, vốn cũng được người Bình Định làm ra, theo câu ca truyền lại:
“Anh đi dao bản giắt lưng
Nón chiêng anh đội băng chừng Đồng Nai”.
|
Đường làng Phú Gia. Nghề làm nón ngựa đã giúp cư dân vốn đứng chân trên đồng ruộng có thêm thu nhập để đưa đẩy cuộc sống dần lên |
|
Ngoài thức khuya, thợ nón Phú Gia còn phải dậy thật sớm để đi chợ mua lá, mua dang ở phiên chợ xa làng, chỉ họp 4g-6g sáng |
|
Lão nghệ nhân Đặng Văn Tám (76 tuổi) làm khung và thêu, ren. Cánh đàn ông ở Phú Gia vẫn thạo loại nghề thoạt trông cứ tưởng chỉ có phụ nữ mới thích hợp này. Họ làm khung và cả chằm, thêu đều được |
|
|
Khung (sườn) nón ngựa được làm từ cây dang trên núi cao, được bện (bủa) và thêu ren rất công phu. Để có một khung nón thế này một thợ nón phải làm ròng rã hai ngày. Thường có phân công trong nghề: kẻ chuyên làm khung, người chuyên chằm, thêu |
Nguồn : Báo Tuổi Trẻ