• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Khám phá

Về Huế dịp Tết ngắm nhà vườn cổ 5.000 m2

Nhà vườn An Hiên (phường Kim Long, TP.Huế) rộng gần 5.000m2 với kiểu kiến trúc nhà rường cổ, độc đáo kết hợp vườn cây ăn quả bốn mùa.

Nhà vườn An Hiên ở phường Kim Long, TP.Huế (Thừa Thiên - Huế) mang dấu ấn đậm nét, vừa có dáng vẻ quý tộc, lại vừa có màu sắc dân gian truyền thống. Cổng được xây bằng gạch cuốn vòm với những đường nét cổ kính đặc trưng của kiến trúc Huế.

Nhà vườn nằm ở bờ bắc sông Hương, phía tây kinh thành, thuộc vùng đất Kim Long, nơi xưa kia là thủ phủ của các chúa Nguyễn, nằm cách không xa chùa Thiên Mụ. Từ cổng đi vào, hai hàng mơ lâu năm đan xen che mát lối đi.

Theo tài liệu của gia đình, trước năm 1895, gia chủ đầu tiên là công chúa thứ 18 của vua Dục Đức, khi đó dinh cơ này là phủ công chúa. Đến năm 1895, ngôi nhà này thuộc về quyền quản lý của ông Phạm Đăng Khanh, cháu gọi bà Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ bằng cô ruột. Sau đó vì hoàn cảnh riêng của mỗi chủ nhân, lẫn bối cảnh lịch sử chung, ngôi nhà đã đổi chủ nhiều lần, đều là hoàng thân, quan lại và giới thượng lưu ở Huế.

Người chủ gắn bó lâu nhất là bà Đào Thị Xuân Yến, thừa kế nhà từ 1936 đến 1997 khi chồng qua đời. Bà là vợ ông Tuần Vũ Nguyễn Đình Chi, bấy giờ ông đang giữ chức Tuần phủ Hà Tĩnh.

Nhà vườn An Hiên được thiết trí mẫu mực theo kiến trúc nhà vườn xứ Huế, chịu ảnh hưởng bởi thuật phong thủy. Kiến trúc và thiên nhiên hòa quyện vào nhau. Quần thể công trình rộng 4.608 m2 quay hướng chính về phía sông Hương. Chủ thể là một ngôi nhà rường nằm ở trung tâm khu vườn, rộng 135 m2.

Ngôi nhà rường 3 gian 2 chái có tất cả 48 cột, cùng hệ thống vì kèo được làm bằng gỗ mít; đòn tay gỗ kiền kiền; ván ngăn trong nhà gỗ lim. Các cột được gối trên bệ đá.

Hệ thống kèo được chạm trổ hoa văn tinh xảo. Mái lợp ngói liệt nhiều lớp, bờ nóc hai bên đắp rồng chầu, ở giữa đỉnh mái có hình hoa sen…Khảm xà cừ sử dụng nhiều trong các chi tiết của công trình.

Không gian nội thất của ngôi nhà được phân chia rõ ràng theo chức năng sử dụng. Gian giữa là gian thờ, với nguyên tắc bài trí “tiền Phật hậu linh” (thờ Phật phía trước, thờ tổ tiên phía sau).

Phía trước là tượng phật được thờ tự.

Hai gian hai bên là nơi tiếp khách theo nguyên tắc “tả nam hữu nữ” (nam bên trái, nữ bên phải), hai chái nhà cũng tương tự, là nơi ở và sinh hoạt của nam (bên trái) và nữ (bên phải), theo quan niệm thời xưa.

Ngôi nhà có nhiều kỷ vật quý của cung đình triều Nguyễn. Đó là bức hoành phi đề 4 chữ “Văn Võ Trung Hiếu” do vua Bảo Đại ban cho gia đình năm 1937, hiện treo ở gian giữa, và nhiều bài thơ của vua Thành Thái, hiện cũng được treo ở nơi tiếp khách trong nhà.

Phần sân trước ngôi nhà rường 3 gian 2 chái là hồ nước thả hoa súng, cá chép hồng. Trước hồ nước là bức bình phong, giữa là chữ "Trường Thọ", hai bên là chữ "Song Hỷ" đều thể hiện theo quy chuẩn kiến trúc và phong thủy của công trình.

Quanh ngôi nhà rường là sân vườn với rất nhiều loại cây ăn trái, cây lưu niên và các loại hoa không chỉ đặc trưng xứ Huế mà còn có nhiều loài quý từ các nơi. Nhiều loại cây được trồng lâu năm, như hàng mơ ở lối vào được trồng từ những năm 1940.

Zing
Trở về đầu trang
   nhà rường nhà rường cổ nhất xứ Huế

Các tin khác

  • Chợ đêm Luang Prabang: Nét sống động giữa lòng phố cổ
  • Quảng Ninh trình diễn pháo hoa nghệ thuật từ ngày 4/7
  • Lên Pà Cò, Hang Kia (Hòa Bình) trải nghiệm sản phẩm du lịch hái quả
  • Thuyền buồm rực rỡ trên sông Hàn - Màn trình diễn độc đáo giữa lòng thành phố Đà Nẵng
  • Ghềnh Bàng - “Viên ngọc thô” quyến rũ của bán đảo Sơn Trà
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề Bát Tràng
  • Tour chuyên sâu và đặc trưng sẽ định hình du lịch TP.HCM
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch Đà Lạt, Lâm Đồng
  • Cao Bằng: Mạng xã hội - “cầu nối” đưa du khách đến với những trải nghiệm chân thực
  • Lệ Thủy (Quảng Bình): Gắn công tác bảo tồn và phát triển du lịch
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    149
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    144
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    136
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    130
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    110

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch