Cũng như nhiều vùng biển khác, ngư dân ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) tin vào sự linh thiêng của cá Ông và coi đây là vị thần giúp họ vượt qua những hiểm nguy trên biển.
Vì thế, lễ hội cầu ngư ở lăng Ông Nam Hải (ngày 11 và 12-2 âm lịch hằng năm) gồm các nghi lễ chính như: lễ nghinh thần nhập điện; lễ tế xuân, tế thần, cầu quốc thái dân an, biển được mùa tôm cá; lễ ra quân đánh bắt hải sản…
Điểm nhấn trong lễ hội là chương trình chèo bả trạo và múa gươm hầu thần với bộ gươm gồm 32 chiếc. Đoàn múa gươm hầu vừa là những người bảo vệ và hộ tống, vừa là những người biểu diễn nghệ thuật cho Ông xem với nhiều động tác phong phú.
Chèo bả trạo là một loại hình diễn xướng nghệ thuật nhằm biểu dương công đức, tỏ lòng thương tiếc của ngư dân đối với cá Ông, đồng thời thể hiện nghị lực, ý chí của ngư dân trước cuộc sống đầy thách thức giữa biển cả và ước vọng về một cuộc sống an lành, no đủ.
|
Rước Ông Nam Hải về lăng lúc 16g |
|
Một tấm vải đỏ được gọi là cầu thần, do sáu người gồm trưởng ban, phó ban và bốn tả - hữu ban tiếp nghinh từ cửa biển và rước về lăng Ông Nam Hải |
|
Đoàn rước thực hiện lễ nghinh thần nhập điện trước cửa biển xã Nhơn Hải |
|
Nhân vật chấp sự - tức tổng chỉ huy, phụ trách dẫn dắt các màn múa gươm hầu thần bằng hiệu lệnh trống cầm tay |
|
Tổng sanh (áo xanh), được xem như “nhạc trưởng” - người chỉ huy của đội chèo bả trạo, bắt nhịp cho các thành viên chèo thuyền trên biển |
|
Các vị bô lão thực hiện lễ nghinh thần nhập điện trước cửa biển |
|
Hóa trang cho các diễn viên trước giờ khai hội sao cho thể hiện được thần thái nhân vật |
|
Tổng lái và tổng thương cùng hát và biểu diễn chèo bả trạo tái hiện hình ảnh một con thuyền ra khơi trên biển |
Nguồn : Tuổi trẻ