Nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng là tài sản vô giá thể hiện trong kiến trúc và nghệ thuật tạo hình điêu khắc, chạm trổ ở đình, chùa, đền, tháp...
Các di tích cổ ở miền Trung toát lên những hình tượng Chăm Pa độc đáo, di tích cổ Mỹ Sơn (Quảng Nam) - Di sản văn hóa thế giới, hình tượng một vũ nữ Apsara với những điệu múa ở phù điêu gắn thành cổ, tượng vũ nữ Apsara theo truyền thuyết được coi là nữ thần biên giới, là vũ nữ của thần Indra chuyên múa hát và dâng hoa cho các vị thần. Vũ nữ Apsara có tài ca hát, nhảy múa, là người bạn hay người yêu của các mục đồng thiên giới Gandhawa. Apsara có khuôn hình đẹp, mặt trái xoan, phúc hậu, đầu đội mũ Mrần kiểu Kirata - Mukata có nhiều tầng, đôi mắt to dịu hiền luôn mở rộng, sống mũi cao, đôi môi luôn nở nụ cười, tai đeo trang sức bằng những tua sợi rất tinh tế và hài hòa. Tượng Apsara với vũ điệu luôn ở tư thế lõa thể, bộ ngực căng tròn đầy sức quyến rũ, bắp tay, bắp đùi rắn chắc, uyển chuyển từng điệu múa. Vũ nữ Apsara đẹp về bố cục, tạo thành đường cong nhịp điệu kiêu hãnh.
Điệu múa ở Ấn Độ hay Campuchia cũng mang hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, vũ điệu giống vũ nữ Apsara. Apsara là hình tượng, là công trình điêu khắc tuyệt mỹ mà con người và tạo hóa ban tặng.
Tượng Apsara bằng đá.Những diễn viên múa đoàn ca múa Mỹ Sơn (Quảng Nam).Biểu diễn hình tượng vũ nữ Apsara.Vũ hội Chapa Mỹ Sơn.
Nguồn : baoanhdatmui