• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaKiến trúc, mỹ thuật
  • UKEnglish

Kiến trúc, mỹ thuật

Cây cầu ngói hơn 240 năm tuổi ở Thừa Thiên Huế

Nhiều du khách tìm đến cây cầu xây từ năm 1776 để hóng mát và chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo.
 Nằm ở làng Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, cầu ngói Thanh Toàn là điểm đến nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Theo Sở Du lịch địa phương, hàng ngày có khoảng 200 - 300 khách quốc tế đến thăm cầu ngói này, chưa kể khách trong nước.
 Cầu do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ 6 của họ Trần (một trong những dòng họ khai khẩn làng) cúng tiền để xây dựng. Công trình này làm bằng gỗ, kiến trúc theo kiểu "thượng gia, hạ kiều", tức trên nhà dưới cầu, dài hơn 18 m, rộng gần 6 m.
 Đây là một trong số ít cây cầu với kiểu kiến trúc này còn tồn tại đến ngày nay ở Việt Nam. Hai bên thành cầu là dãy bục gỗ và lan can để mọi người ngồi nghỉ tựa lưng.
 Những trụ cầu bằng gỗ theo thời gian bị xuống cấp. Dù vậy, sau nhiều lần trùng tu, cầu ngói Thanh Toàn vẫn giữ được nguyên kiến trúc.
 Trên cầu có mái che, lợp ngói ống tráng men, chia làm 7 gian. Trong đó, gian giữa là nơi thờ người có công xây dựng cầu. Công trình này được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1990.
 Kiến trúc tiêu biểu của công trình đã giúp hình ảnh của cầu ngói Thanh Toàn được in trên tem bưu chính, phát hành năm 2012. Đến đây, du khách còn được tận hưởng không gian thôn quê yên bình, khi ngay bên cạnh cầu ngói là những con thuyền và vó bắt cá của người dân.
 Cạnh cầu ngói có chợ và khu bán nước uống phục vụ khách tham quan. Địa phương cũng lên kế hoạch thu hút khách như chuẩn bị thuyền chở khách du lịch trải nghiệm trên sông Như Ý; mở hệ thống bán hàng lưu niệm, quầy giải khát, ăn uống; tổ chức phiên chợ đêm cầu ngói...
 Cầu cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía đông nam, du khách đi theo đường Trường Chinh băng thẳng qua khu chung cư là tới.
Thanh Toàn
Trở về đầu trang
   Cây cầu ngói hơn 240 năm tuổi Thừa Thiên Huế cầu ngói Thanh Toàn
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Đình Hương Câu, thờ phụng Đương Giang Hiển Thánh Đại Vương và Tam vị Thiên thần
  • Đình Triều Khúc, thờ phụng Bố Cái Đại vương Phùng Hưng
  • Đình Cổ Chế, viên ngọc của nghệ thuật kiến trúc đình làng Bắc Bộ
  • Nghê - Sấu, linh vật Việt trong dòng chảy thời gian
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề Bát Tràng
  • Đình, nghè Mai Động, thờ phụng Đô úy Tam Trinh triều Nhị vua Hai Bà Trưng
  • Đình Tây Đằng – Bảo tàng nghệ thuật kiến trúc thế kỷ 16
  • Quảng Nam: Làng Pơr’ning làm du lịch xanh bền vững
  • Khánh Hòa: Giữ gìn vẻ đẹp cho các di tích
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    149
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    145
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    136
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    130
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    111

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch