Chiêm ngưỡng rồng ở Hà Nội Chiêm ngưỡng rồng ở Hà Nội Năm Rồng, cùng tìm hiểu hình tượng rồng xuất hiện trong lịch sử và các công trình nghệ thuật Việt như thế nào? Hình rồng xuất hiện sớm nhất ở nước ta khi nào? Đọc các bài viết của các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa, thấy rất nhiều bài về hình tượng rồng. Nhưng chúng tôi chưa thấy thông tin nào đề cập đến hình tượng rồng cổ nhất ở Việt Nam, phần lớn đều phân chia hình tượng rồng theo các thời đại: Lý, Trần, Hậu Lê, Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn. Tìm đọc các di vật thời Bắc thuộc, cũng hầu như không thấy đề cập về rồng. Tuy vậy, người viết tìm thấy trong bài nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu Đinh Khắc Tuân, Nguyễn Thành Thược, Đặng Kim Ngọc về chuông chùa Thanh Mai (công bố năm 1986), có đề cập quai chuông hình đôi rồng đấu đuôi vào nhau. Đôi rồng đá ở chùa Trăm Gian. Chuông Thanh Mai hiện là quả chuông cổ nhất Việt Nam, đã được Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia, đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội. Theo các nhà nghiên cứu nêu trên, thì chuông Thanh Mai có trọng lượng chỉ 36 kg, được đúc rất khéo bằng khuôn đúc hai mang, chuông cao 60cm; quai chuông 8cm; thân cao 52cm. “Quai chuông kết cấu đơn giản, hình dáng đôi rồng đấu lưng vào nhau rất quen gặp trên chuông đồng truyền thống. Rồng quai chuông còn đơn giản, không có vảy, đầu to, miệng ngậm tì xuống đỉnh chuông”. Bài minh văn chữ Hán khắc trên chuông Thanh Mai khoảng 1.500 chữ, với đoạn mở đầu: “Duy Trinh Nguyên thập tứ niên tuế thứ, Mậu Dần tam nguyệt, Tân Tỵ sóc tráp nhật Canh Tuất, tuỳ hỷ xã ngũ thập tam nhân công tạo minh chung nhất khẩu, dung đồng cửu thập cân lưu thông cúng dường…”. Dịch nghĩa: “Vào ngày 20 tháng 3 năm Mậu Dần, niên hiệu Trinh Nguyên (niên hiệu vua Đức Tông nhà Đường của Trung Quốc) thứ 14 (tức năm 798 dương lịch), 53 người trong hội tuỳ hỷ (một tổ chức của Phật giáo) cùng đúc một quả chuông bằng đồng hết 90 Nam cân lưu truyền cúng lễ”. Có thể quai chuông chùa Thanh Mai chính là hình rồng cổ nhất hiện còn trên đất nước ta. Tuy vậy, vấn đề này rất cần các nhà nghiên cứu quan tâm khẳng định, hoặc nếu có thì tìm và chỉ ra được hình rồng có niên đại sớm hơn. Về sau trong dòng chảy văn hóa của chuông, hầu hết các chuông đồng trong chùa, đền, đình ở nước ta đều có quai chuông được tạo tác hình 4 con rồng hoặc 2 con rồng đấu đuôi vào nhau. Cột đá chạm búp sen rồng cuốn trưng bày ở Bảo tàng Lich sử quốc gia. Rồng trên các kiệt tác nghệ thuật thời xưa Tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia trưng bày rất nhiều bảo vật, hiện vật cổ có chạm khắc hình rồng. Trong đó, đáng chú ý là Cột đá chạm búp sen rồng cuốn, còn gọi là Cột đá Bách Thảo, được tìm thấy tại phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Cột đá được tạo tác thời Lý (thế kỷ 11) vô cùng tinh xảo, với hiện vật còn lại có thể được chia ra làm 3 phần. Dưới cùng là đế sen, gồm 3 lớp cánh hoa sen tạo thành hình vòng tròn bao quanh đế. Phần thân được tạo tác thành hình búp sen chạm khắc vô cùng tinh xảo, với 6 lớp cánh sen chính tạo thành những vòng tròn, xen kẽ mỗi lớp cánh sen chính có một lớp cánh sen phụ. Phần trên cùng là đôi rồng uốn lượn, đuôi hướng lên trên, thân hướng xuống dưới, hai đầu rồng ngóc lên, hướng vào nhau chầu vào viên ngọc. Búp sen rồng cuốn là tác phẩm nghệ thuật bằng đá được chạm khắc vô cùng điêu luyện, đặc trưng cho phong cách nghệ thuật thời Lý, đã được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia. Đến các đền, chùa ở Hà Nội, ta được chiêm ngưỡng vô vàn hình ảnh rồng trên các hiện vật cổ. Đặc sắc nhất có lẽ là những tòa Cửu Long, diễn tả sinh động truyền thuyết Đức Phật Đản sinh, lấy cây Vô ưu làm bối cảnh, cùng với bầu trời đan bởi chín con rồng phun nước, Đế Thích, Phạm Thiên cùng các thiên thần dâng hoa ca múa chào mừng Đức Phật ra đời. Riêng ở Hà Nội, có thể kể ra hàng loạt hiện vật tòa Cửu Long tại chùa Hội Xá, chùa Bảo Đài Cổ Sái (thuộc quần thể chùa Hương Tích), chùa Phúc Khánh, chùa Ngọc Trục, chùa Kiến Sơ, chùa La Khê (Hoài Đức), chùa Cả, chùa Thầy (Thạch Thất, Hà Nội), chùa Bối Khê (Thanh Oai)... do người xưa tạo tác có tính nghệ thuật thẩm mỹ cao độ. Chùa Phúc Khánh tọa lạc tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa (Hà Nội) có một tòa Cửu Long thời Tây Sơn vô cùng tinh xảo. Chùa Ngọc Trục tọa lạc ở phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) có Tòa Cửu Long với nhiều chi tiết khá đặc biệt: Đức Phật sơ sinh ngự trong cỗ ngai rồng, cùng một chú ngựa hồng biểu trưng cho uy quyền của Thái tử Tất Đạt Đa. Ba vị Thiên đứng dưới chân Đức Phật. Chín con rồng được tạo tác vô cùng tinh xảo, xoắn bện nhau kết thành vòm trời. Rất nhiều chư vị Bồ Tát (Di Lặc. Tuyết Sơn, Quan Âm, Địa Tạng…) đứng vân du trên những đám mây tỏa ra từ thân rồng. Chùa La Khê ở quận Hà Đông (Hà Nội) có 4 tòa Cửu Long được xếp vào loại vô cùng quý hiếm ở nước ta, niên đại thế kỷ XVIII. Quai rồng trên chuông chùa Thanh Mai. Điện Kính Thiên là điện quan trọng nhất trong hệ thống cung điện trong Cấm thành Thăng Long thời Lê, là nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự. Các nguồn sử liệu, đặc biệt là ghi chép của chính sử cho biết, điện Kính Thiên được dựng vua Lê Lợi cho khởi dựng vào tháng 12 năm Mậu Thân (1428). Điện Kính Thiên cùng với nhiều công trình kiến trúc cổ trong Hoàng thành Thăng Long đã bị tàn phá từ lâu, nhưng ngày nay vẫn còn những thành bậc đá chạm rồng, đã được công nhận bảo vật quốc gia. Tại đây, rồng được chạm trong tư thế vận động từ trên xuống dưới theo chiều dọc của thành bậc, đầu rồng ngẩng cao, trán dô tạo thành u, má nhỏ, mũi sư tử, mắt tròn, tai thú, miệng dài, lưỡi ngắn, nanh nhọn, miệng ngậm ngọc, sừng dài có nhánh, bờm có 4 dải lượn hất ngược về phía sau, thân tròn mập có vảy, uốn bẩy khúc hình sin, bụng có vây. Rồng có hai chân to khỏe, năm ngón chân chiều đốt, năm móng sắc nhọn. Chân trước vươn lên nắm râu, chân sau ở tư thế gấp khuỷu đạp mạnh kéo thân trườn về phía trước. Khuỷu có lông, lông dài, hình đao lửa chạy dài về phía sau.Tại cổng đền thờ An Dương Vương ở Khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay có đôi rồng đá cổ thời hậu Lê rất đẹp. Đầu rồng được tạc cách điệu, có sừng dài nhọn. Ở các chân rồng đều có hoa văn mây lửa, một chân trước của rồng với các ngón nắm chặt lấy râu. Rồng đá cổng đền An Dương Vương vừa được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 18/1/2024 vừa qua. Tại chùa Trăm Gian ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, hiện còn 5 đôi rồng bằng đá. Trong đó, lối đi lên chùa hiện có 3 đôi rồng đá thời Trần được chạm khắc vô cùng tinh xảo, với những kiểu dáng khác nhau, rồng nào cũng bệ vệ uy nghiêm, theo kiểu tượng khối tròn đầy đủ các bộ phận từ thân, chân, móng, mây… Đây đều là những hiện vật rồng thuộc loại hiếm quý, niên đại thời Trần có một không hai trên đất nước ta và đều còn rất nguyên vẹn. Bài, ảnh Chu Minh Khôi Nguồn: Phụ nữ Thủ đô Năm Rồng, cùng tìm hiểu hình tượng rồng xuất hiện trong lịch sử và các công trình nghệ thuật Việt như thế nào? Hình rồng xuất hiện sớm nhất ở nước ta khi nào? Đọc các bài viết của các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa, thấy rất nhiều bài về hình tượng rồng. Nhưng chúng tôi chưa thấy thông tin nào đề cập đến hình tượng rồng cổ nhất ở Việt Nam, phần lớn đều phân chia hình tượng rồng theo các thời đại: Lý, Trần, Hậu Lê, Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn. Tìm đọc các di vật thời Bắc thuộc, cũng hầu như không thấy đề cập về rồng. Tuy vậy, người viết tìm thấy trong bài nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu Đinh Khắc Tuân, Nguyễn Thành Thược, Đặng Kim Ngọc về chuông chùa Thanh Mai (công bố năm 1986), có đề cập quai chuông hình đôi rồng đấu đuôi vào nhau. Đôi rồng đá ở chùa Trăm Gian. Chuông Thanh Mai hiện là quả chuông cổ nhất Việt Nam, đã được Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia, đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội. Theo các nhà nghiên cứu nêu trên, thì chuông Thanh Mai có trọng lượng chỉ 36 kg, được đúc rất khéo bằng khuôn đúc hai mang, chuông cao 60cm; quai chuông 8cm; thân cao 52cm. “Quai chuông kết cấu đơn giản, hình dáng đôi rồng đấu lưng vào nhau rất quen gặp trên chuông đồng truyền thống. Rồng quai chuông còn đơn giản, không có vảy, đầu to, miệng ngậm tì xuống đỉnh chuông”. Bài minh văn chữ Hán khắc trên chuông Thanh Mai khoảng 1.500 chữ, với đoạn mở đầu: “Duy Trinh Nguyên thập tứ niên tuế thứ, Mậu Dần tam nguyệt, Tân Tỵ sóc tráp nhật Canh Tuất, tuỳ hỷ xã ngũ thập tam nhân công tạo minh chung nhất khẩu, dung đồng cửu thập cân lưu thông cúng dường…”. Dịch nghĩa: “Vào ngày 20 tháng 3 năm Mậu Dần, niên hiệu Trinh Nguyên (niên hiệu vua Đức Tông nhà Đường của Trung Quốc) thứ 14 (tức năm 798 dương lịch), 53 người trong hội tuỳ hỷ (một tổ chức của Phật giáo) cùng đúc một quả chuông bằng đồng hết 90 Nam cân lưu truyền cúng lễ”. Có thể quai chuông chùa Thanh Mai chính là hình rồng cổ nhất hiện còn trên đất nước ta. Tuy vậy, vấn đề này rất cần các nhà nghiên cứu quan tâm khẳng định, hoặc nếu có thì tìm và chỉ ra được hình rồng có niên đại sớm hơn. Về sau trong dòng chảy văn hóa của chuông, hầu hết các chuông đồng trong chùa, đền, đình ở nước ta đều có quai chuông được tạo tác hình 4 con rồng hoặc 2 con rồng đấu đuôi vào nhau. Cột đá chạm búp sen rồng cuốn trưng bày ở Bảo tàng Lich sử quốc gia.Rồng trên các kiệt tác nghệ thuật thời xưaTại Bảo tàng Lịch sử quốc gia trưng bày rất nhiều bảo vật, hiện vật cổ có chạm khắc hình rồng. Trong đó, đáng chú ý là Cột đá chạm búp sen rồng cuốn, còn gọi là Cột đá Bách Thảo, được tìm thấy tại phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Cột đá được tạo tác thời Lý (thế kỷ 11) vô cùng tinh xảo, với hiện vật còn lại có thể được chia ra làm 3 phần.Dưới cùng là đế sen, gồm 3 lớp cánh hoa sen tạo thành hình vòng tròn bao quanh đế. Phần thân được tạo tác thành hình búp sen chạm khắc vô cùng tinh xảo, với 6 lớp cánh sen chính tạo thành những vòng tròn, xen kẽ mỗi lớp cánh sen chính có một lớp cánh sen phụ. Phần trên cùng là đôi rồng uốn lượn, đuôi hướng lên trên, thân hướng xuống dưới, hai đầu rồng ngóc lên, hướng vào nhau chầu vào viên ngọc.Búp sen rồng cuốn là tác phẩm nghệ thuật bằng đá được chạm khắc vô cùng điêu luyện, đặc trưng cho phong cách nghệ thuật thời Lý, đã được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia.Đến các đền, chùa ở Hà Nội, ta được chiêm ngưỡng vô vàn hình ảnh rồng trên các hiện vật cổ. Đặc sắc nhất có lẽ là những tòa Cửu Long, diễn tả sinh động truyền thuyết Đức Phật Đản sinh, lấy cây Vô ưu làm bối cảnh, cùng với bầu trời đan bởi chín con rồng phun nước, Đế Thích, Phạm Thiên cùng các thiên thần dâng hoa ca múa chào mừng Đức Phật ra đời.Riêng ở Hà Nội, có thể kể ra hàng loạt hiện vật tòa Cửu Long tại chùa Hội Xá, chùa Bảo Đài Cổ Sái (thuộc quần thể chùa Hương Tích), chùa Phúc Khánh, chùa Ngọc Trục, chùa Kiến Sơ, chùa La Khê (Hoài Đức), chùa Cả, chùa Thầy (Thạch Thất, Hà Nội), chùa Bối Khê (Thanh Oai)... do người xưa tạo tác có tính nghệ thuật thẩm mỹ cao độ. Chùa Phúc Khánh tọa lạc tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa (Hà Nội) có một tòa Cửu Long thời Tây Sơn vô cùng tinh xảo. Chùa Ngọc Trục tọa lạc ở phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) có Tòa Cửu Long với nhiều chi tiết khá đặc biệt: Đức Phật sơ sinh ngự trong cỗ ngai rồng, cùng một chú ngựa hồng biểu trưng cho uy quyền của Thái tử Tất Đạt Đa. Ba vị Thiên đứng dưới chân Đức Phật.Chín con rồng được tạo tác vô cùng tinh xảo, xoắn bện nhau kết thành vòm trời. Rất nhiều chư vị Bồ Tát (Di Lặc. Tuyết Sơn, Quan Âm, Địa Tạng…) đứng vân du trên những đám mây tỏa ra từ thân rồng. Chùa La Khê ở quận Hà Đông (Hà Nội) có 4 tòa Cửu Long được xếp vào loại vô cùng quý hiếm ở nước ta, niên đại thế kỷ XVIII. Quai rồng trên chuông chùa Thanh Mai. Điện Kính Thiên là điện quan trọng nhất trong hệ thống cung điện trong Cấm thành Thăng Long thời Lê, là nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự. Các nguồn sử liệu, đặc biệt là ghi chép của chính sử cho biết, điện Kính Thiên được dựng vua Lê Lợi cho khởi dựng vào tháng 12 năm Mậu Thân (1428).Điện Kính Thiên cùng với nhiều công trình kiến trúc cổ trong Hoàng thành Thăng Long đã bị tàn phá từ lâu, nhưng ngày nay vẫn còn những thành bậc đá chạm rồng, đã được công nhận bảo vật quốc gia. Tại đây, rồng được chạm trong tư thế vận động từ trên xuống dưới theo chiều dọc của thành bậc, đầu rồng ngẩng cao, trán dô tạo thành u, má nhỏ, mũi sư tử, mắt tròn, tai thú, miệng dài, lưỡi ngắn, nanh nhọn, miệng ngậm ngọc, sừng dài có nhánh, bờm có 4 dải lượn hất ngược về phía sau, thân tròn mập có vảy, uốn bẩy khúc hình sin, bụng có vây.Rồng có hai chân to khỏe, năm ngón chân chiều đốt, năm móng sắc nhọn. Chân trước vươn lên nắm râu, chân sau ở tư thế gấp khuỷu đạp mạnh kéo thân trườn về phía trước. Khuỷu có lông, lông dài, hình đao lửa chạy dài về phía sau.Tại cổng đền thờ An Dương Vương ở Khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay có đôi rồng đá cổ thời hậu Lê rất đẹp. Đầu rồng được tạc cách điệu, có sừng dài nhọn. Ở các chân rồng đều có hoa văn mây lửa, một chân trước của rồng với các ngón nắm chặt lấy râu. Rồng đá cổng đền An Dương Vương vừa được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 18/1/2024 vừa qua.Tại chùa Trăm Gian ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, hiện còn 5 đôi rồng bằng đá. Trong đó, lối đi lên chùa hiện có 3 đôi rồng đá thời Trần được chạm khắc vô cùng tinh xảo, với những kiểu dáng khác nhau, rồng nào cũng bệ vệ uy nghiêm, theo kiểu tượng khối tròn đầy đủ các bộ phận từ thân, chân, móng, mây… Đây đều là những hiện vật rồng thuộc loại hiếm quý, niên đại thời Trần có một không hai trên đất nước ta và đều còn rất nguyên vẹn. Bài, ảnh Chu Minh KhôiNguồn: Phụ nữ Thủ đô Trở về đầu trang Biểu tượng Rồng điêu khắc rồng cổ vật chạm rồng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10