Huyện Phú Tân – Tỉnh An Giang là một trong những vùng đất trù phú, cây cối xanh tươi, người dân hồn hậu và mến khách. Với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn trong đó phải nhắc đến chùa Giồng Thành.
Chùa Giồng Thành hay còn gọi là Long Hưng Tự thuộc xã Long Sơn, huyện
Phú Tân, tỉnh An Giang. Cách trung tâm tỉnh An Giang khoảng 75km về
hướng Châu Đốc, cách huyện lỵ Tân Châu 3km về hướng Phú Tân.
Chùa được Nhà nước công nhận xếp hạng Quốc gia vào năm 1986.
Chùa là một trong những di tích ở An Giang được Nhà nước công nhận xếp
hạng Quốc gia vào năm 1986. Chùa được hòa thượng Trần Minh Lý xây dựng
lần đầu vào năm 1875 bằng vật liệu tre lá đơn sơ. Đến năm 1927, Hòa
thượng Chánh Hườn (1879 – 1947), là người xã Long sơn, nhận thấy cửa
thiền ngày càng đông tín đồ mà chùa thì quá cũ kỹ và chật hẹp, nên đã
xin với nhà cầm quyền Pháp, cho đi quyên góp để xây cất lại ngôi thờ
Phật. Năm 1970, Hòa thượng Chơn Như (1925 – 1972) cho trùng tu lại chùa
theo kiến trúc kiểu Ấn Độ. Và đây là lần trùng tu lớn nhất, và tồn tại
cho đến ngày nay. Về tên gọi chùa Giồng Thành, theo một số tài liệu cho
biết là xuất phát từ chỗ chùa được xây trên nền đất của hào thành triều
Nguyễn.
Chùa theo kiến trúc kiểu Ấn Độ
Nhìn từ bên ngoài, chùa mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ với mái tháp có
hai tầng hình phễu, trang trí nhiều họa tiết hoa văn trang nhã nhưng về
đại thể, chùa Giồng Thành là khối kiến trúc hài hòa theo phong cách Á –
Âu với lối xây dựng theo hình chữ “song hỷ”, gồm 3 gian, mái lợp bằng
ngói móc, trên cột chánh điện có vẽ hình rồng. Ở chánh điện có nhiều pho
tượng cổ như tượng đức Phật A Di Đà, bộ tượng Thập Điện Minh Vương…Hai
ngôi tháp mộ lớn lờ chùa là tháp của Hòa thượng Đạt Điền (đời 38) và Hòa
thượng Chơn Như (đời 40).
Ngoài vẻ uy nghiêm, chùa Giồng Thành được còn nhiều người biết đến như
địa chỉ đỏ của phong trào yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Tại đây vào
những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ 20, tổ chức Kèo Vàng, Kèo Xanh của
Phan Xích Long đã nhóm họp để thu hút người yêu nước chống thực dân
Pháp, mở đầu cho hàng loạt hoạt động yêu nước.
Chùa Giồng Thành được còn nhiều người biết đến như địa chỉ đỏ của phong trào yêu nước
Đây còn là nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh – truyền bá chủ nghĩa yêu nước chân chính cho đồng bào (1928 –
1929). Trong những năm tháng chống Mỹ hào hùng, chùa Giồng Thành tiếp
tục là cơ sở của Tỉnh ủy Châu Đốc, Huyện ủy Tân Châu và là điểm giao
liên của Khu 8, Trung ương cục miền Nam. Đặc biệt nơi đây từng là chỗ
trú ngụ an toàn cho nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước
trong những năm tháng kháng chiến đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụỵ nhào
như: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt….
Đây còn là nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc truyền bá chủ nghĩa yêu nước (1928 – 1929)
Hàng năm vào các ngày rằm tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười (âm lịch), khách thập phương đến viếng và lễ chùa rất đông. Có dịp du lịch An Giang,
bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Giồng Thành,
để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của
cuộc sống.