Chùa Hòa Thạnh (Chùa Cây Mít) – Tịnh Biên – An Giang Chùa Hòa Thạnh (Chùa Cây Mít) – Tịnh Biên – An Giang Trong suốt các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhiều ngôi chùa trên địa bàn tỉnh An Giang trở thành nơi đùm bọc, nuôi chứa cán bộ hoạt động cách mạng. Trải qua thời gian, những ngôi chùa này trở thành minh chứng cho lịch sử hào hùng của quân và dân An Giang, trong đó phải kể đến chùa Hòa Thạnh. Chùa Hòa Thạnh hay Hòa Thạnh Cổ Tự, dân gian thường gọi phổ biến nhất là chùa Cây Mít Chùa Hòa Thạnh hay Hòa Thạnh Cổ Tự, dân gian thường gọi phổ biến nhất là chùa Cây Mít tọa lạc tại xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của vùng đồng bằng Nam Bộ. Năm 1925, hòa thượng Huỳnh Hồng Diệp cho xây dựng lại chùa khang trang như hiện nay Chùa Hòa Thạnh do nhân dân thôn Nhơn Hòa (nay là Nhơn Hưng) xây dựng từ năm 1847, ban đầu rất đơn sơ bằng cây tạp, vách lá, mái tranh. Năm 1911, hòa thượng Huỳnh Hồng Diệp ở chùa Mai Sơn, xã Xuân Tô chuyển về Hòa Thạnh làm sư trụ trì. Năm 1913, chùa bị cháy, nhân dân đóng góp để xây dựng lại chùa bằng danh mộc, vách ván, mái lợp ngói âm dương, cách nền cũ khoảng 40m. Năm 1925, hòa thượng Huỳnh Hồng Diệp cho xây dựng lại chùa khang trang như hiện nay, rộng 11.5 m, dài khoảng 40m. Tổng diện tích xây dựng chùa khoảng 500m2, kiến trúc gồm 4 bộ nóc, cột gỗ tròn, vách xây hồ vôi ô dước trộn đá trứng. Giống như các chùa khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, chùa Hòa Thạnh cũng được xây theo bố cục kiến trúc thống nhất. Có hai mái chính ở đằng trước và đằng sau, và hai mái bên, được dựng trên nền cao 0,5 m, các mái lan xuống thấp với các đầu đao ở bốn góc cong lên, nhìn tổng thể ngôi chùa giống như một đóa hoa khổng lồ đang độ nở. Chánh điện Không gian kiến trúc ngôi chùa là sự tổng hợp của vạn vật với môi trường xung quanh như sân, hồ, vườn, thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên. Chính diện chùa là ao Liên Trì được xây dựng vào năm 2009. Trên ao có lối đi dẫn đến tượng Phật Bà Quan Âm cưỡi rồng rất đẹp. Bên trái là đền thờ Phật Di Lặc, bên phải chùa là hai bảo tháp. Tượng Phật Bà Quan Âm Trong chính điện, chùa còn bảo tồn nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật độc đáo. Trước chùa Hòa Thạnh hiện có một tấm bia tưởng niệm có hình quốc huy Việt Nam, ở giữa quốc huy là một tấm bảng ghi ngày tháng năm cụ Nguyễn Sinh Sắc đến chùa. Tấm bia tưởng niệm có hình quốc huy Việt Nam ghi ngày tháng năm cụ Nguyễn Sinh Sắc đến chùa. Nghệ thuật nổi bật của ngôi chùa là các tượng thờ, hầu hết đều bằng gỗ mít do nghệ nhân tại địa phương đã khéo tay tạc 19 loại tượng, cao từ 0,4m đến 1,4m. Theo một số vị cao niên trong làng kể lại, nơi đây toàn rừng rậm, cây cối mọc um tùm, và có rất nhiều gỗ mít. Thấy vậy, các vị sư mới dùng gỗ mít cất chùa và chạm khắc tượng để thờ cúng. Năm 1913, trong lúc chùa bị cháy người dân ở gần chùa cùng các vị tu hành kịp khiêng, vác các pho tượng ra khỏi chùa. Cho nên, nhà chùa mới giữ được các pho tượng gỗ quý đến ngày nay. Riêng pho tượng Ngọc Hoàng thì bị cháy nám, nay còn dấu tích để lại. Các tượng Phật được thể hiện kỹ thuật tạo hình khá chính xác theo từng khuôn mẫu, tướng mạo trang nghiêm, y trang tươm tất. Từ các chi tiết tay cầm bửu bối, đầu đội mão, dáng đứng trên bục hoặc ngồi cỡi thú, đề thính hay tòa sen… đều được phác họa rất chuẩn mực, đường nét sắc sảo, với màu sắc sơn son thếp vàng rất rực rỡ. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, chùa Hòa Thạnh còn là nơi cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã từng ở. Sau khi từ quan, để tránh sự theo dõi của mật thám và chính quyền thực dân Pháp, cụ Sắc đã đi qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ, trong đó có An Giang. Từ năm 1921 đến 1923, cụ thường lui tới chùa Cây Mít (tên gọi chùa Hòa Thạnh phổ biến lúc bấy giờ), lúc đó chùa do hòa thượng Huỳnh Hồng Diệp, đồng thời là một sĩ phu yêu nước, trụ trì. Hòa Thạnh được sử dụng như một địa điểm gặp gỡ, liên lạc giữa cụ Phó Bảng với các sĩ phu khắp các nơi. Và cũng từ chùa Hoà Thạnh, tinh thần yêu nước, sự bất hợp tác với thực dân Pháp và chính quyền tay sai đã có ảnh hưởng rộng lớn tới nhân dân trong vùng. Trong những kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, chùa Hòa Thạnh là cơ sở vững chắc của cách mạng và bộ đội. Khuôn viên nhà chùa có hầm bí mật che giấu cán bộ và tổ chức hoạt động. Do vậy, người dân vùng Bảy Núi coi chùa Cây Mít – Hòa Thạnh là công trình văn hóa và là di tích ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử vẻ vang trong chiến đấu, bảo vệ và xây dựng quê hương. Ngày 4-8-1992, Bộ Văn hóa – Thông Tin nay Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 983/VHQĐ công nhận Hòa Thạnh Cổ Tự là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Nơi đây không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh cho phật tử và du khách đến tham quan, chiêm bái mà còn là “địa chỉ đỏ” để giáo dục giới trẻ về tinh thần yêu nước. Có dịp du lịch An Giang, bạn không nên bỏ qua một chuyến hành hương, vãn cảnh Chùa Hòa Thạnh, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và tìm hiểu truyền thống cách mạnh nơi đây. Nguồn: Du lịch Miền Tây Trong suốt các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhiều ngôi chùa trên địa bàn tỉnh An Giang trở thành nơi đùm bọc, nuôi chứa cán bộ hoạt động cách mạng. Trải qua thời gian, những ngôi chùa này trở thành minh chứng cho lịch sử hào hùng của quân và dân An Giang, trong đó phải kể đến chùa Hòa Thạnh. Chùa Hòa Thạnh hay Hòa Thạnh Cổ Tự, dân gian thường gọi phổ biến nhất là chùa Cây MítChùa Hòa Thạnh hay Hòa Thạnh Cổ Tự, dân gian thường gọi phổ biến nhất là chùa Cây Mít tọa lạc tại xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của vùng đồng bằng Nam Bộ. Năm 1925, hòa thượng Huỳnh Hồng Diệp cho xây dựng lại chùa khang trang như hiện nayChùa Hòa Thạnh do nhân dân thôn Nhơn Hòa (nay là Nhơn Hưng) xây dựng từ năm 1847, ban đầu rất đơn sơ bằng cây tạp, vách lá, mái tranh. Năm 1911, hòa thượng Huỳnh Hồng Diệp ở chùa Mai Sơn, xã Xuân Tô chuyển về Hòa Thạnh làm sư trụ trì. Năm 1913, chùa bị cháy, nhân dân đóng góp để xây dựng lại chùa bằng danh mộc, vách ván, mái lợp ngói âm dương, cách nền cũ khoảng 40m. Năm 1925, hòa thượng Huỳnh Hồng Diệp cho xây dựng lại chùa khang trang như hiện nay, rộng 11.5 m, dài khoảng 40m. Tổng diện tích xây dựng chùa khoảng 500m2, kiến trúc gồm 4 bộ nóc, cột gỗ tròn, vách xây hồ vôi ô dước trộn đá trứng. Giống như các chùa khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, chùa Hòa Thạnh cũng được xây theo bố cục kiến trúc thống nhất. Có hai mái chính ở đằng trước và đằng sau, và hai mái bên, được dựng trên nền cao 0,5 m, các mái lan xuống thấp với các đầu đao ở bốn góc cong lên, nhìn tổng thể ngôi chùa giống như một đóa hoa khổng lồ đang độ nở. Chánh điệnKhông gian kiến trúc ngôi chùa là sự tổng hợp của vạn vật với môi trường xung quanh như sân, hồ, vườn, thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên. Chính diện chùa là ao Liên Trì được xây dựng vào năm 2009. Trên ao có lối đi dẫn đến tượng Phật Bà Quan Âm cưỡi rồng rất đẹp. Bên trái là đền thờ Phật Di Lặc, bên phải chùa là hai bảo tháp. Tượng Phật Bà Quan Âm Trong chính điện, chùa còn bảo tồn nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật độc đáo. Trước chùa Hòa Thạnh hiện có một tấm bia tưởng niệm có hình quốc huy Việt Nam, ở giữa quốc huy là một tấm bảng ghi ngày tháng năm cụ Nguyễn Sinh Sắc đến chùa. Tấm bia tưởng niệm có hình quốc huy Việt Nam ghi ngày tháng năm cụ Nguyễn Sinh Sắc đến chùa.Nghệ thuật nổi bật của ngôi chùa là các tượng thờ, hầu hết đều bằng gỗ mít do nghệ nhân tại địa phương đã khéo tay tạc 19 loại tượng, cao từ 0,4m đến 1,4m. Theo một số vị cao niên trong làng kể lại, nơi đây toàn rừng rậm, cây cối mọc um tùm, và có rất nhiều gỗ mít. Thấy vậy, các vị sư mới dùng gỗ mít cất chùa và chạm khắc tượng để thờ cúng. Năm 1913, trong lúc chùa bị cháy người dân ở gần chùa cùng các vị tu hành kịp khiêng, vác các pho tượng ra khỏi chùa. Cho nên, nhà chùa mới giữ được các pho tượng gỗ quý đến ngày nay. Riêng pho tượng Ngọc Hoàng thì bị cháy nám, nay còn dấu tích để lại. Các tượng Phật được thể hiện kỹ thuật tạo hình khá chính xác theo từng khuôn mẫu, tướng mạo trang nghiêm, y trang tươm tất. Từ các chi tiết tay cầm bửu bối, đầu đội mão, dáng đứng trên bục hoặc ngồi cỡi thú, đề thính hay tòa sen… đều được phác họa rất chuẩn mực, đường nét sắc sảo, với màu sắc sơn son thếp vàng rất rực rỡ. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, chùa Hòa Thạnh còn là nơi cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã từng ở. Sau khi từ quan, để tránh sự theo dõi của mật thám và chính quyền thực dân Pháp, cụ Sắc đã đi qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ, trong đó có An Giang. Từ năm 1921 đến 1923, cụ thường lui tới chùa Cây Mít (tên gọi chùa Hòa Thạnh phổ biến lúc bấy giờ), lúc đó chùa do hòa thượng Huỳnh Hồng Diệp, đồng thời là một sĩ phu yêu nước, trụ trì. Hòa Thạnh được sử dụng như một địa điểm gặp gỡ, liên lạc giữa cụ Phó Bảng với các sĩ phu khắp các nơi. Và cũng từ chùa Hoà Thạnh, tinh thần yêu nước, sự bất hợp tác với thực dân Pháp và chính quyền tay sai đã có ảnh hưởng rộng lớn tới nhân dân trong vùng. Trong những kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, chùa Hòa Thạnh là cơ sở vững chắc của cách mạng và bộ đội. Khuôn viên nhà chùa có hầm bí mật che giấu cán bộ và tổ chức hoạt động. Do vậy, người dân vùng Bảy Núi coi chùa Cây Mít – Hòa Thạnh là công trình văn hóa và là di tích ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử vẻ vang trong chiến đấu, bảo vệ và xây dựng quê hương. Ngày 4-8-1992, Bộ Văn hóa – Thông Tin nay Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 983/VHQĐ công nhận Hòa Thạnh Cổ Tự là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Nơi đây không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh cho phật tử và du khách đến tham quan, chiêm bái mà còn là “địa chỉ đỏ” để giáo dục giới trẻ về tinh thần yêu nước. Có dịp du lịch An Giang, bạn không nên bỏ qua một chuyến hành hương, vãn cảnh Chùa Hòa Thạnh, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và tìm hiểu truyền thống cách mạnh nơi đây. Nguồn: Du lịch Miền Tây Trở về đầu trang Các chùa ở An GiangChùa Cây MítChùa Hòa ThạnhĐiểm du lịch tâm linh ở An Giang 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10