Chùa Ông Bắc (Bắc Đế Miếu) – Long Xuyên – An Giang Chùa Ông Bắc (Bắc Đế Miếu) – Long Xuyên – An Giang An Giang là là tỉnh độc đáo có bốn dòng văn hoá Việt – Hoa – Khmer – Chăm với những phong tục, tập quán riêng. Đối với người Hoa, niềm tin vào những giá trị tâm linh chiếm một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của họ, trở thành truyền thống được tiếp nối giữa các thế hệ. Tại những địa phương có đông đảo người Hoa sinh sống, du khách sẽ bắt gặp những ngôi miếu thờ các bậc thánh nhân để phù hộ cho cộng đồng người Hoa luôn gặp được may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Trong đó không thể không nhắc đến chùa Ông Bắc còn gọi là Bắc Đế Miếu – Hội quán đầu tiên của người Hoa ở An Giang nằm trên đường Phạm Hồng Thái bên bờ sông Long Xuyên, cách cầu Duy Tân khoảng 10m, thuộc phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Chùa Ông Bắc còn gọi là Bắc Đế Miếu Bắc Đế Miếu được xem như cơ sở thờ tự của những người Hoa di cư từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đến sinh cơ lập nghiệp tại An Giang. Họ cùng nhau xây dựng Hội quán, thực chất là văn phòng hành chính để làm hội sở liên lạc đồng hương, nhưng thường đưa thêm các tượng thần Bắc Đế, Thiên Hậu, Ngọc Hoàng, Quan Công vào thờ nên người Việt gọi là chùa. Như chùa Ông Bắc tức là thờ Bắc Đế. Hội quán này được xây dựng cách đây trên 100 năm Hội quán này được xây dựng cách đây trên 100 năm, khi vùng đất này còn mang tên Đông Xuyên, sau đó thuộc thôn Mỹ Phước, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Kiên, tỉnh An Giang thời Nhà Nguyễn. Theo những người cao tuổi và căn cứ vào bia ký kể lai lịch sử chùa, thì ban đầu chùa khá đơn sơ. Đến năm Giáp Ngọ (1887), ông Quảng Thành Lợi và Hòa Mậu Xương là hai người Hoa giàu có trong vùng, đứng ra vận động đồng hương và người dân tín ngưỡng, đóng góp tiền của, khởi công sửa chữa lần thứ hai. Qua 4 năm xây dựng, đến năm Mậu Tuất (1891), chùa được hoàn thành và trở thành một công trình kiến trúc nghệ thuật đẹp và tiêu biểu của thành phố Long Xuyên. Đây là một công trình đặc thù lối Quảng Đông, màu vàng sậm kết hợp với đỏ và nâu, cùng hoa văn uốn lượn trên nóc mái ngói. Chùa đã được công nhận di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia vào tháng 6 năm 1987. Đây là một công trình đặc thù lối kiến trúc Quảng Đông., Trung Quốc Bắc Đế miếu được thiết kế theo dáng kiến trúc dạng chữ “Quốc”, với diện tích khoảng 400 m2. Qua cổng thành tam quan cao rộng và một khoảng sân là đến cửa miếu. Cửa miếu được ráp bằng ba tảng đá hoa cương kết liền tường dày, bên trên cửa có khắc hàng chữ nổi Quảng Đông tỉnh Hội quán (chữ Hán). Sân thiên tỉnh Nối liền với tiền sảnh và khánh thờ Bắc Đế là hai con đường đi vào song song nhau. Tiền điện- sân thiên tỉnh (còn gọi là giếng trời) được coi là khu vực giao lưu phong thủy, hai bên là hai cửa vòng tròn, qua Đông lang và Tây lang. Mái nóc chùa lợp ngói đại ống tráng men xanh, trên cạnh nóc chạm khắc hình bát tiên, voi, rồng, phượng, cá… cùng những bức phù điêu, hoa văn cổ, đẹp mang sắc thái nghệ thuật nhà Nguyễn pha lẫn kiến trúc nghệ thuật Trung Quốc. Mái nóc chùa lợp ngói đại ống tráng men xanh Người được thờ chính tại chính điện là Bắc Đế (cao khoảng 0, 7m), tướng ngồi trông rất oai phong, đường bệ, đầu đội mão bình thiên đế vương, tay bắt ấn, tay cầm đao, chân đạp rắn, chân đạp linh xà… Trước khánh thờ Quan Công và khánh thờ bà Thiên Hậu có đôi Long trụ, bên trên khánh thờ là bộ Bát tiên kỵ thứ… Ngoài ra Phật Thích Ca, Địa Tạng bồ tát, Ngọc hoàng Thượng đế… cũng được tôn thờ tại đây. Tất cả tập họp thành một bản sắc văn hóa của người Hoa, đã hòa nhập lâu đời vào nền văn hóa Việt Nam. Bên trong chính điện Nhìn chung, màu sắc trang trí nội thất Bắc Đế miếu được tô điểm rất rực rỡ nhưng hài hòa; các hoa văn, liễn đối, phong thủy đều được thể hiện bằng những đường nét nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ rất đặc sắc, tinh xảo. Dù thời gian xây dựng đã hơn một thế kỷ và qua nhiều lần sửa chữa, nhưng di tích Bắc Đế miếu vẫn còn giữ được nguyên trạng. Nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều di vật quý báu trên 100 năm tuổi, như: Ba bia ký ghi lại công đức của những người đóng góp xây dựng, sữa chữa trong Hội quán; các chuông đồng (chuông đại hồng chung), đỉnh sắt, ba khám thờ (khánh); biển điêu khắc cõi tam giới với kiểu dáng kiến trúc thuần túy của dân tộc Hoa. Đặc biệt, chiếc chuông đúc bằng đồng đến nay vẫn được ngân vang hàng ngày. Đây được coi là di tích kiến trúc chính thống của dân tộc Hoa, với các di vật cổ có giá trị cao, hàm chứa các lễ hội cổ truyền, sự tôn sùng tín ngưỡng của dân tộc đối với ông Bắc Đế. Bắc Đế miếu tổ chức lễ cúng vào các ngày rằm trong tháng. Đặc biệt, vào ngày mùng 3- 3 âm lịch hàng năm là lễ cúng vía ông Bắc Đế, đây được coi là lễ lớn nhất trong năm. Ngoài ra, ngày 23- 3 âm lịch là cúng vía bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và ngày 24- 6 âm lịch cúng Quan Công (Quan Thánh Đế Quân). Trong các ngày vía đó, đông đảo bà con người Hoa, người dân địa phươn, khách du lịch An Giang đến cúng và thành kính dâng hương, thể hiện ước vọng an lành, bình an trong cuộc sống. Nguồn; Du lịch Miền Tây An Giang là là tỉnh độc đáo có bốn dòng văn hoá Việt – Hoa – Khmer – Chăm với những phong tục, tập quán riêng. Đối với người Hoa, niềm tin vào những giá trị tâm linh chiếm một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của họ, trở thành truyền thống được tiếp nối giữa các thế hệ. Tại những địa phương có đông đảo người Hoa sinh sống, du khách sẽ bắt gặp những ngôi miếu thờ các bậc thánh nhân để phù hộ cho cộng đồng người Hoa luôn gặp được may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Trong đó không thể không nhắc đến chùa Ông Bắc còn gọi là Bắc Đế Miếu – Hội quán đầu tiên của người Hoa ở An Giang nằm trên đường Phạm Hồng Thái bên bờ sông Long Xuyên, cách cầu Duy Tân khoảng 10m, thuộc phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Chùa Ông Bắc còn gọi là Bắc Đế MiếuBắc Đế Miếu được xem như cơ sở thờ tự của những người Hoa di cư từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đến sinh cơ lập nghiệp tại An Giang. Họ cùng nhau xây dựng Hội quán, thực chất là văn phòng hành chính để làm hội sở liên lạc đồng hương, nhưng thường đưa thêm các tượng thần Bắc Đế, Thiên Hậu, Ngọc Hoàng, Quan Công vào thờ nên người Việt gọi là chùa. Như chùa Ông Bắc tức là thờ Bắc Đế. Hội quán này được xây dựng cách đây trên 100 nămHội quán này được xây dựng cách đây trên 100 năm, khi vùng đất này còn mang tên Đông Xuyên, sau đó thuộc thôn Mỹ Phước, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Kiên, tỉnh An Giang thời Nhà Nguyễn. Theo những người cao tuổi và căn cứ vào bia ký kể lai lịch sử chùa, thì ban đầu chùa khá đơn sơ. Đến năm Giáp Ngọ (1887), ông Quảng Thành Lợi và Hòa Mậu Xương là hai người Hoa giàu có trong vùng, đứng ra vận động đồng hương và người dân tín ngưỡng, đóng góp tiền của, khởi công sửa chữa lần thứ hai. Qua 4 năm xây dựng, đến năm Mậu Tuất (1891), chùa được hoàn thành và trở thành một công trình kiến trúc nghệ thuật đẹp và tiêu biểu của thành phố Long Xuyên. Đây là một công trình đặc thù lối Quảng Đông, màu vàng sậm kết hợp với đỏ và nâu, cùng hoa văn uốn lượn trên nóc mái ngói. Chùa đã được công nhận di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia vào tháng 6 năm 1987. Đây là một công trình đặc thù lối kiến trúc Quảng Đông., Trung QuốcBắc Đế miếu được thiết kế theo dáng kiến trúc dạng chữ “Quốc”, với diện tích khoảng 400 m2. Qua cổng thành tam quan cao rộng và một khoảng sân là đến cửa miếu. Cửa miếu được ráp bằng ba tảng đá hoa cương kết liền tường dày, bên trên cửa có khắc hàng chữ nổi Quảng Đông tỉnh Hội quán (chữ Hán). Sân thiên tỉnhNối liền với tiền sảnh và khánh thờ Bắc Đế là hai con đường đi vào song song nhau. Tiền điện- sân thiên tỉnh (còn gọi là giếng trời) được coi là khu vực giao lưu phong thủy, hai bên là hai cửa vòng tròn, qua Đông lang và Tây lang. Mái nóc chùa lợp ngói đại ống tráng men xanh, trên cạnh nóc chạm khắc hình bát tiên, voi, rồng, phượng, cá… cùng những bức phù điêu, hoa văn cổ, đẹp mang sắc thái nghệ thuật nhà Nguyễn pha lẫn kiến trúc nghệ thuật Trung Quốc. Mái nóc chùa lợp ngói đại ống tráng men xanhNgười được thờ chính tại chính điện là Bắc Đế (cao khoảng 0, 7m), tướng ngồi trông rất oai phong, đường bệ, đầu đội mão bình thiên đế vương, tay bắt ấn, tay cầm đao, chân đạp rắn, chân đạp linh xà… Trước khánh thờ Quan Công và khánh thờ bà Thiên Hậu có đôi Long trụ, bên trên khánh thờ là bộ Bát tiên kỵ thứ… Ngoài ra Phật Thích Ca, Địa Tạng bồ tát, Ngọc hoàng Thượng đế… cũng được tôn thờ tại đây. Tất cả tập họp thành một bản sắc văn hóa của người Hoa, đã hòa nhập lâu đời vào nền văn hóa Việt Nam. Bên trong chính điệnNhìn chung, màu sắc trang trí nội thất Bắc Đế miếu được tô điểm rất rực rỡ nhưng hài hòa; các hoa văn, liễn đối, phong thủy đều được thể hiện bằng những đường nét nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ rất đặc sắc, tinh xảo. Dù thời gian xây dựng đã hơn một thế kỷ và qua nhiều lần sửa chữa, nhưng di tích Bắc Đế miếu vẫn còn giữ được nguyên trạng. Nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều di vật quý báu trên 100 năm tuổi, như: Ba bia ký ghi lại công đức của những người đóng góp xây dựng, sữa chữa trong Hội quán; các chuông đồng (chuông đại hồng chung), đỉnh sắt, ba khám thờ (khánh); biển điêu khắc cõi tam giới với kiểu dáng kiến trúc thuần túy của dân tộc Hoa. Đặc biệt, chiếc chuông đúc bằng đồng đến nay vẫn được ngân vang hàng ngày. Đây được coi là di tích kiến trúc chính thống của dân tộc Hoa, với các di vật cổ có giá trị cao, hàm chứa các lễ hội cổ truyền, sự tôn sùng tín ngưỡng của dân tộc đối với ông Bắc Đế. Bắc Đế miếu tổ chức lễ cúng vào các ngày rằm trong tháng. Đặc biệt, vào ngày mùng 3- 3 âm lịch hàng năm là lễ cúng vía ông Bắc Đế, đây được coi là lễ lớn nhất trong năm. Ngoài ra, ngày 23- 3 âm lịch là cúng vía bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và ngày 24- 6 âm lịch cúng Quan Công (Quan Thánh Đế Quân). Trong các ngày vía đó, đông đảo bà con người Hoa, người dân địa phươn, khách du lịch An Giang đến cúng và thành kính dâng hương, thể hiện ước vọng an lành, bình an trong cuộc sống. Nguồn; Du lịch Miền Tây Trở về đầu trang Bắc Đế MiếuBắc Đế Miếu An Giangcác điểm du lịch An GiangChùa Ông BắcĐịa điểm du lịch Long Xuyênđiểm du lịch tâm linh An Giang 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10