Nằm ở cuối phía bắc của Đường Quang Hiếu, Chùa Quang Hiếu, còn được gọi là Đền Minh Hiếu hay Quang Hiếu Tự, là một trong những ngôi chùa lớn nhất và có ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc với lịch sử hơn 1.700 năm.
Theo những người dân địa phương kể lại, Chùa Quang Hiếu tồn
tại trước khi thành phố Quảng Châu ra đời'. Năm 1961, chùa được Hội đồng Nhà nước
xác định là Địa điểm bảo tồn văn hóa quốc gia quan trọng.
Công trình kiến trúc đặc biệt này được xây dựng vào thời Tây
Hán, khoảng năm 207 Trước Công nguyên đến năm 24 Sau công nguyên như một ngôi
nhà riêng, chùa Quang Hiếu được sử dụng làm giảng đường trước khi được mang
hoàn toàn chức năng của một ngôi chùa Phật giáo Thiền vào thời Nam Tống (1127 - 1279). Nhiều nhà sư và dịch giả kinh
điển nổi tiếng đã cư trú ở chùa, góp phần rất lớn vào quá trình truyền bá Phật
giáo ở Trung Quốc. Ngôi chùa có niềm tự hào lớn do Lục Tổ Huệ Năng, vị Thiền sư
vĩ đại trong lịch sử Thiền Tông Trung Hoa, đã xuống tóc và được thọ giới ở đây.
Nghi môn của Chùa Quang Hiếu
Cấu trúc cổ xưa đầy ấn tượng của Chùa Quang Hiếu và những di
tích văn hóa tâm linh cung cấp nhận thức sâu sắc về lịch sử Phật giáo, văn hóa
và kiến trúc Trung Quốc cũng như lịch sử bản địa của tỉnh Quảng Đông. Tổ hợp di
tích lịch sử bao gồm Tòa Điện Mahavira, Nhà thờ Tổ thứ sáu (Liuzudian), Tòa Đại
Điện Samgharama, Đại Điện Thiên Vương (Tianwangdian), Tháp sắt Đông và Tây, và
Cột trụ Kinh Mahakaruna Dharani.
Đại Điện Mahavira
Đại Điện Mahavira được xây dựng vào năm 401 trong triều đại
Đông Tấn (317 - 420), tu bổ thêm nhiều lần ở các triều đại kế tiếp. Hiện nay tòa
nhà có chiều dài 35,36 mét, rộng 24,8 mét (81,36 feet) và cao 13,6 mét (44,62
mét).
Tòa Đại điện được xây trên nền cao, có cấu trúc trang
nghiêm, được coi là tráng lệ nhất Miền Nam Trung Quốc, hai bên là Tháp Chuông
và Tháp Trống. Trong đại sảnh đường được đặt ba bức tượng Tam Thế Phật rất đẹp.
Du khách đến các vùng khác của Nam Trung Quốc có thể sẽ thấy, nhiều ngôi chùa
khác trong khu vực đã bắt chước phong cách kiến trúc của Tòa đại sảnh đường
Mahavira.
Đại điện Mahavira
Cột đại bi
Cột Đại Bi (大悲幢) đứng trước Hội trường
Mahavira. Cột được chế tác vào năm 826 dưới thời trị vì của Hoàng đế Cảnh Tông nhà
Đường (618–907). Cột cao hơn 2 mét bằng đá cẩm thạch màu xanh lá cây. Cột có
hình bát giác, kiểu hình bút tháp với tán nấm ở phía trên và phù điêu khắc ở đế
dưới. Trên thân chạm khắc Chú Đại Bi bằng tiếng Phạn và tiếng Trung.
Tam pho tượng Phật Thích ca Mầu Ni, Adida và Di Lặc
Nhà thờ Tổ Thứ sáu Thiền Tông
Tổ đường thứ sáu, nằm phía sau Điện Samgharama, được thành lập
vào thời Bắc Tống (960 - 1127) để vinh danh Sư phụ Huệ Năng, phía trong đặt một
pho tượng thờ lớn của Lục Tổ. Phía sau hội trường này có một cây bồ đề lớn, tượng
trưng cho lý tưởng trí tuệ của Phật giáo. Năm 676, trụ trì chùa đã chôn phần
tóc của sư tổ Huệ Năng dưới gốc cây. Tại di tích lịch sử này, tòa tháp Yifa
hình bát giác bảy tầng (7,8 mét) được xây dựng để tưởng nhớ vị Tổ sư Thiền học
Trung Quốc này. Mỗi tầng của tòa tháp có 8 đền thờ vị sư tổ.
Tháp chôn tóc của Tổ sư Huệ Năng
Tháp sắt Đông và Tây
Tháp sắt Đông và Tây ở chùa Quảng Tiêu là những tháp sắt cổ
nhất ở Trung Quốc. Tháp Sắt Tây, tòa tháp cổ hơn, được xây dựng vào năm 963;
Tháp Sắt Đông được xây dựng 4 năm sau, năm 967. Bốn tầng trên của Tháp Tây bị
phá hủy sau một vụ sập nhà. Tháp Sắt Đông vẫn còn nguyên vẹn, cao bảy tầng. Khoảng
1.000 ngôi đền, mỗi ngôi đền có một bức tượng Phật nhỏ, tinh xảo, được chạm khắc
bên ngoài tòa tháp. Truyền thuyết cho rằng, khi chế tác mặt ngoài của tháp đã
được mạ vàng.
Các tòa nhà và di tích khác
Ngoài những công trình kiến trúc này, bạn có thể nhìn thấy
những tòa nhà và di tích đẹp đẽ khác trong khuôn viên Đền thờ. Điện Thiên Vương
tự hào có tấm bia Helin 380 năm tuổi, được khắc vào thời nhà Minh (1368 -
1644). Suối Rửa Bát được đào vào năm 527 để cung cấp nước suối trong vắt cho
Bodhidhamma, người khởi xướng Thiền tông Trung Quốc có thể rửa bát của mình. Và
cột dharani hình nấm độc đáo, được làm bằng đá xanh vào năm 826, được khắc trên
tám mặt dòng chữ của Kinh Mahakaruna Dharani.
Nguồn: Travel China Guide