Chùa Hiến có tên chữ Hán là “Thiên Ứng tự”, thuộc địa phận Phố Hiến Hạ, nay là đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thành phố Hưng Yên, Đình Hiến thờ vị quan thái giám họ Du có công lập làng nghề Hoa Dương giúp nhân dân canh tác, buôn bán.
Chùa Hiến có tên chữ Hán là “Thiên Ứng tự”, thuộc địa phận
Phố Hiến Hạ, nay là đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thành phố Hưng Yên, được
xây dựng cuối thời Lý, đầu thời Trần, do Tô Hiến Thành, quan đại thần nhà Lý
hưng công xây dựng. Đến năm 1625, 1709 chùa được trùng tu lại.
Bố cục kiến trúc của chùa kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm tiền
đường, thiên hương, thượng điện và ba mặt là hành lang. Giữa thượng điện là tượng
Quan Âm Nam Hải ở thế ngồi, có tám đôi tay, bố trí đăng đối. Phía trước là tượng
tứ vị bồ tát ngồi trên tòa sen, khuôn mặt đầy đặn, trang nghiêm.
Các pho tượng này đều có niên đại thế kỷ 19. Việc thượng điện
đặt ban thờ nổi bật tượng Quan âm cùng tứ vị bồ tát thể hiện tâm lý sùng bái vị
thần có nhiều phép cứu giúp chúng sinh trên sông, biển. Đây là đặc điểm khác biệt
trong bố cục thờ tự của chùa Hiến so với các nơi khác, nơi nhiều thương nhân
trong và ngoài nước đến sinh sống, buôn bán.
Phía trước sân chùa Hiến có hai tấm bia đá lưu giữ nhiều tư
liệu lịch sử nói lên quá trình tụ cư của thương cảng Phố Hiến. Mộ tấm bia có
niên đại Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) ghi việc hưng công tu sửa chùa, có thể xếp chùa
vào hàng thứ năm sau bộ “tứ đại khí” thời Lý.
Bia ghi nhận “Phố Hiến Nam nổi tiếng là nơi đô hội tiểu
Tràng An của bốn phương, ghi lại 20 phường xã và quá trình đô thị hóa của Phố
HIến xưa. Tấm bia “Thiên ứng tự - bia ký công đức trùng hưng” dựng năm Vĩnh Thịnh
thứ 5 (1709) ghi việc góp công tu sửa chùa, có 481 người có quê quán nhiều vùng
khác nhau, trong đó có 56 người Trung Quốc. Qua đó chúng ta có thể hình dung được
khung cảnh của đô thị Phố Hiến, nơi hội tụ của nhiều cư dân đến buôn bán.
Bên cạnh Chùa Hiến là Đình Hiến, đình thờ vị quan thái giám
họ Du có công lập làng nghề Hoa Dương giúp nhân dân canh tác, buôn bán. Ông là
người từng phục vụ nhiều năm trong triều đình nhà Tống, có công trong việc khởi
sự việc phụng thờ bà Dương Quý Phi (Đền Mẫu, Quang Trung, thành phố Hưng Yên).
Đặc biệt, ông đã có công lao hướng dẫn nhân dân trong làng
làm nghề buôn bán, canh nông, trồng trọt, đánh cá, nhân dân nhờ vậy mà sống ấm
no, hạnh phúc. Vị này liên quan đến đền Mẫu phố Hiến, nói cách khác đền Mẫu Phố
Hiến là do những người Hoa Dương thời Trần lánh nạn sang dựng nên, chứ không hẳn
bản địa.
Phía trước sân chùa Hiến có hai tấm bia đá lưu giữ nhiều tư
liệu lịch sử nói lên quá trình tụ cư của thương cảng Phố Hiến. Một tấm bia có
niên đại Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) ghi việc hưng công tu sửa chùa, có thể xếp chùa
vào hàng thứ năm sau bộ “tứ đại khí” thời Lý. Bia ghi nhận “Phố Hiến Nam nổi tiếng
là nơi đô hội tiểu Tràng An của bốn phương, ghi lại 20 phường xã và quá trình
đô thị hóa của Phố HIến xưa.
Tấm bia “Thiên ứng tự - bia ký công đức trùng hưng” dựng năm
Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709) ghi việc góp công tu sửa chùa, có 481 người có quê quán
nhiều vùng khác nhau, trong đó có 56 người Trung Quốc. Qua đó chúng ta có thể
hình dung được khung cảnh của đô thị Phố Hiến, nơi hội tụ của nhiều cư dân đến
buôn bán.
Trước cửa có cây nhãn Tổ nổi tiếng. Đây là cây nhãn đường
phèn, quả to, cùi dày, hương thơm đặc sắc, có niên đại hơn 300 năm. Theo tương
truyền, cứ mỗi mùa nhãn chín, nhãn thường được chọn hái để dâng Đức Phật và tiến
Vua.
Tuy cây nhãn hiện tại đã già cỗi, chỉ còn lại một nhánh
nhưng vẫn luôn được chăm sóc, phát triển thành cây “hậu duệ”, hiện thân cho giống
nhãn đặc sản của Phố Hiến – Hưng Yên.
Lễ hội Đình Hiến
Lễ hội hàng năm được
tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch để nhân dân và du khách thập phương đến vãn
cảnh chùa và đình Hiến thể hiện tín ngưỡng tâm linh.