Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghề đá Mỹ nghệ Ninh Vân Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghề đá Mỹ nghệ Ninh Vân Ngày 20 tháng 12 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 4607/QĐ-BVHTTDL, ghi danh Nghề Đá mỹ nghệ Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cổng vào làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân Nghề Đá mỹ nghệ Ninh Vân đã có từ lâu đời. Theo các truyền thuyết còn lưu giữ lại cho thấy, vị tổ nghề đá ở Ninh Vân tên huý là Hoàng Sùng, người gốc Thanh Hoá (làng Nhồi) là một thợ chế tác đá tài giỏi thời trẻ di cư ra đây, làm rể của làng, lập nghiệp rồi truyền dạy nghề này cho dân địa phương. Theo các hiện vật khảo cổ và hiện vật lưu tại các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ thế kỷ X, Hoa Lư đã được mệnh danh là “Kinh đô đá” với những núi non, tường thành và những công trình kiến trúc bằng đá nổi tiếng. Trong những năm 1980, trên địa bàn Cố đô Hoa Lư (bên bờ sông Hoàng Long, sông Sào Khê), khi khai quật khảo cổ, các nhà khoa học đã tìm được những cột kinh bằng đá do Đinh Liễn là con trai cả của vua Đinh cho tạo tác, đặt dựng; cột kinh phật chùa Nhất Trụ do vua Lê Đại Hành cho tạo tác; các hiện vật Long Sàng (sập rồng) bằng đá tại đền thờ vua Đinh, đền thờ vua Lê ở cố đô Hoa Lư có niên đại thế kỷ XVII-XVIII là những tác phẩm bằng đá nổi tiếng và độc đáo với những bức chạm nổi các hoa văn, tứ linh và các loài thuỷ tộc, có niên đại khá sớm; những hiện vật bằng đá ở động Thiên Tôn còn mang dấu ấn nghệ thuật chạm khắc đá cách nay đã nhiều thế kỷ như: Đôi rồng đá ở hai bên tả, hữu tượng thần Thiên Tôn Trấn Vũ, bệ thờ, các cây đèn thờ; Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có một quần thể công trình nhà thờ đá đặc sắc, đó là khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Nhà thờ Phát Diệm (thị trấn Phát Diệm, Kim Sơn). Nghề đá còn gắn liền với các công trình kiến trúc cổ tại địa phương như đình làng Hệ, đình làng Xuân Vũ, những ngôi nhà cổ và các vật dụng bằng đá gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày, đa dạng về chủng loại, kiểu dáng như cối đá, bàn ghế, lư hương… Ngoài ra, còn có rất nhiều hiện vật bằng đá trên địa bàn trong và ngoài tỉnh là do thợ đá làng Hệ và làng Xuân Vũ chế tác. Đền Kê Hạ (xã Ninh Vân, Hoa Lư) công trình hoàn toàn bằng đá Nghề chế tác đá ở Ninh Vân truyền nghề theo lối cha truyền con nối, nhưng cũng có cơ chế mở đối với từng công đoạn. Những bí quyết nghề mà các nghệ nhân có được là do sự kiên nhẫn, tìm tòi, học hỏi, sự khéo léo và óc sáng tạo của mỗi cá nhân trong quá trình lao động. Vì thế, có những bí quyết và tài hoa của tiền nhân mà hậu duệ không thể phát huy, nhưng ngược lại, có những nhân tài vượt trội tạo ra sự phát triển tương đối nhanh của ngành nghề thủ công. Từ sau Đổi mới - nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và đặc biệt là từ khoảng năm 1992 - 1993, sau khi tỉnh Ninh Bình được tái lập, nghề chế tác đá ở Ninh Vân phát triển ngày càng mạnh. Ở làng Hệ và làng Xuân Vũ, nghệ nhân lão thành đã tận tâm, tận lực truyền dạy nghề truyền thống cho lớp con cháu trong gia đình, họ tộc và xóm làng ở từng công đoạn khác nhau. Nối nghiệp cha ông, một số thanh niên người Ninh Vân không chỉ tiếp thu bí quyết nghề nghiệp, cần cù, chịu khó rèn luyện tay nghề mà còn phấn đấu học tập thi đỗ các khoa Điêu khắc, Kiến trúc ở các Trường Đại học. Trong số những thanh niên này, đã có những nhà điêu khắc tài năng, giàu kinh nghiệm, trở thành chủ các cơ sở chế tác đá uy tín ở Ninh Vân. Kỹ thuật đục vỡ Dấu ấn nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân hiện còn lưu giữ tại các di tích lịch sử quan trọng của đất nước như: Cố đô Hoa Lư, Lăng Bà chúa Liễu ở Phủ Vân Cát (Vụ Bản, Nam Định), nhà thờ đá Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình), lăng Khải Định (Huế), tượng phật ở chùa Hương Tích (Hà Nội), đền Thái Vi (Hoa Lư, Ninh Bình)… Ngày nay, bàn tay tài hoa của những người thợ đá Ninh Vân ngày càng được khẳng định tại những công trình lớn của đất nước như: cụm tượng đài nghĩa trang Trường Sơn, tượng Mẹ Suốt ở Quảng Bình, tượng đài Bác Hồ ở quảng trường Hồ Chí Minh (Thành phố Vinh, Nghệ An), tượng Trần Hưng Đạo ở Kinh Môn (Hải Dương), các pho tượng La Hán đặt tại chùa Bái Đính… Người dân Ninh Vân cũng vinh dự khi có những nghệ nhân, những người thợ có tay nghề cao như: Nguyễn Văn Ban, Đỗ Phương, Đỗ Đức, Nguyễn Văn Trân… được tham gia xây dựng lăng Bác tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Đây chính là những giá trị lịch sử văn hóa trường tồn với thời gian của một làng nghề nghìn năm tuổi. Kỹ thuật đục chi tiết Trải qua nhiều thế hệ, các nghệ nhân làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân đã tạo tác ra những công trình nghệ thuật kiến trúc mang phong cách của từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Điều này đã mang lại giá trị khoa học khi nghiên cứu đánh giá, phân loại về kiến trúc và mỹ thuật cổ truyền Việt Nam. Quy trình chế tác đá từ cổ truyền cho đến hiện đại cũng đã đánh dấu các bước tiến của tiến trình lịch sử dân tộc, đồng thời cung cấp nguồn sử liệu quan trọng trong nghiên cứu lịch sử nước nhà. Chỉnh sửa chi tiết Hiện nay, xã Ninh Vân có 10/12 thôn có nghề chạm khắc đá mỹ nghệ trong đó có 3 làng nghề là Xuân Vũ, Dưỡng Thượng và Dưỡng Hạ được Nhà nước công nhận là làng nghề chế tác đá mỹ nghệ truyền thống. Ninh Vân có khoảng 1.000 lao động chuyên làm nghề, nhiều nhất là ở các thôn Xuân Thành, Xuân Phúc, thôn Thượng và thôn Hạ, trong đó có khoảng 50 người có trình độ cao. Ngoài ra, các làng nghề còn thu hút lực lượng lao động thời vụ từ nhiều địa phương khác. Từ năm 2000 trở lại đây, tại xã Ninh Vân xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh đá mỹ nghệ, làm cho diện mạo kinh tế làng xã có nhiều biến đổi theo hướng chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, với việc thành lập Cụm công nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Vân với tổng diện tích lên 30ha, các làng nghề của Ninh Vân có điều kiện để phát triển, tạo đòn bẩy kinh tế, thay đổi diện mạo làng xã. Theo thống kê, giá trị sản xuất từ nghề đá hàng năm chiếm trên 80% tổng giá trị sản xuất của xã Ninh Vân. Điều này đã cho thấy vai trò to lớn của nghề đá mỹ nghệ với đời sống người dân địa phương. Hoàn thiện sản phẩm Trong thời gian tới, Ninh Bình sẽ tích cực triển khai các hoạt động cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, trong đó tập trung quảng bá, giới thiệu về nghề và làng nghề đến đông đảo nhân dân trong nước, quốc tế, tạo động lực và cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, đóng góp vào sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của Ninh Bình, thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự vừa là mục tiêu vừa là động lực trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Phòng QLDSVH Nguồn: Sở VHTT Ninh Bình Ngày 20 tháng 12 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 4607/QĐ-BVHTTDL, ghi danh Nghề Đá mỹ nghệ Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cổng vào làng nghề đá mỹ nghệ Ninh VânNghề Đá mỹ nghệ Ninh Vân đã có từ lâu đời. Theo các truyền thuyết còn lưu giữ lại cho thấy, vị tổ nghề đá ở Ninh Vân tên huý là Hoàng Sùng, người gốc Thanh Hoá (làng Nhồi) là một thợ chế tác đá tài giỏi thời trẻ di cư ra đây, làm rể của làng, lập nghiệp rồi truyền dạy nghề này cho dân địa phương. Theo các hiện vật khảo cổ và hiện vật lưu tại các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ thế kỷ X, Hoa Lư đã được mệnh danh là “Kinh đô đá” với những núi non, tường thành và những công trình kiến trúc bằng đá nổi tiếng.Trong những năm 1980, trên địa bàn Cố đô Hoa Lư (bên bờ sông Hoàng Long, sông Sào Khê), khi khai quật khảo cổ, các nhà khoa học đã tìm được những cột kinh bằng đá do Đinh Liễn là con trai cả của vua Đinh cho tạo tác, đặt dựng; cột kinh phật chùa Nhất Trụ do vua Lê Đại Hành cho tạo tác; các hiện vật Long Sàng (sập rồng) bằng đá tại đền thờ vua Đinh, đền thờ vua Lê ở cố đô Hoa Lư có niên đại thế kỷ XVII-XVIII là những tác phẩm bằng đá nổi tiếng và độc đáo với những bức chạm nổi các hoa văn, tứ linh và các loài thuỷ tộc, có niên đại khá sớm; những hiện vật bằng đá ở động Thiên Tôn còn mang dấu ấn nghệ thuật chạm khắc đá cách nay đã nhiều thế kỷ như: Đôi rồng đá ở hai bên tả, hữu tượng thần Thiên Tôn Trấn Vũ, bệ thờ, các cây đèn thờ; Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có một quần thể công trình nhà thờ đá đặc sắc, đó là khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Nhà thờ Phát Diệm (thị trấn Phát Diệm, Kim Sơn). Nghề đá còn gắn liền với các công trình kiến trúc cổ tại địa phương như đình làng Hệ, đình làng Xuân Vũ, những ngôi nhà cổ và các vật dụng bằng đá gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày, đa dạng về chủng loại, kiểu dáng như cối đá, bàn ghế, lư hương… Ngoài ra, còn có rất nhiều hiện vật bằng đá trên địa bàn trong và ngoài tỉnh là do thợ đá làng Hệ và làng Xuân Vũ chế tác. Đền Kê Hạ (xã Ninh Vân, Hoa Lư) công trình hoàn toàn bằng đá Nghề chế tác đá ở Ninh Vân truyền nghề theo lối cha truyền con nối, nhưng cũng có cơ chế mở đối với từng công đoạn. Những bí quyết nghề mà các nghệ nhân có được là do sự kiên nhẫn, tìm tòi, học hỏi, sự khéo léo và óc sáng tạo của mỗi cá nhân trong quá trình lao động. Vì thế, có những bí quyết và tài hoa của tiền nhân mà hậu duệ không thể phát huy, nhưng ngược lại, có những nhân tài vượt trội tạo ra sự phát triển tương đối nhanh của ngành nghề thủ công. Từ sau Đổi mới - nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và đặc biệt là từ khoảng năm 1992 - 1993, sau khi tỉnh Ninh Bình được tái lập, nghề chế tác đá ở Ninh Vân phát triển ngày càng mạnh. Ở làng Hệ và làng Xuân Vũ, nghệ nhân lão thành đã tận tâm, tận lực truyền dạy nghề truyền thống cho lớp con cháu trong gia đình, họ tộc và xóm làng ở từng công đoạn khác nhau. Nối nghiệp cha ông, một số thanh niên người Ninh Vân không chỉ tiếp thu bí quyết nghề nghiệp, cần cù, chịu khó rèn luyện tay nghề mà còn phấn đấu học tập thi đỗ các khoa Điêu khắc, Kiến trúc ở các Trường Đại học. Trong số những thanh niên này, đã có những nhà điêu khắc tài năng, giàu kinh nghiệm, trở thành chủ các cơ sở chế tác đá uy tín ở Ninh Vân. Kỹ thuật đục vỡDấu ấn nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân hiện còn lưu giữ tại các di tích lịch sử quan trọng của đất nước như: Cố đô Hoa Lư, Lăng Bà chúa Liễu ở Phủ Vân Cát (Vụ Bản, Nam Định), nhà thờ đá Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình), lăng Khải Định (Huế), tượng phật ở chùa Hương Tích (Hà Nội), đền Thái Vi (Hoa Lư, Ninh Bình)…Ngày nay, bàn tay tài hoa của những người thợ đá Ninh Vân ngày càng được khẳng định tại những công trình lớn của đất nước như: cụm tượng đài nghĩa trang Trường Sơn, tượng Mẹ Suốt ở Quảng Bình, tượng đài Bác Hồ ở quảng trường Hồ Chí Minh (Thành phố Vinh, Nghệ An), tượng Trần Hưng Đạo ở Kinh Môn (Hải Dương), các pho tượng La Hán đặt tại chùa Bái Đính… Người dân Ninh Vân cũng vinh dự khi có những nghệ nhân, những người thợ có tay nghề cao như: Nguyễn Văn Ban, Đỗ Phương, Đỗ Đức, Nguyễn Văn Trân… được tham gia xây dựng lăng Bác tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Đây chính là những giá trị lịch sử văn hóa trường tồn với thời gian của một làng nghề nghìn năm tuổi. Kỹ thuật đục chi tiếtTrải qua nhiều thế hệ, các nghệ nhân làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân đã tạo tác ra những công trình nghệ thuật kiến trúc mang phong cách của từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Điều này đã mang lại giá trị khoa học khi nghiên cứu đánh giá, phân loại về kiến trúc và mỹ thuật cổ truyền Việt Nam. Quy trình chế tác đá từ cổ truyền cho đến hiện đại cũng đã đánh dấu các bước tiến của tiến trình lịch sử dân tộc, đồng thời cung cấp nguồn sử liệu quan trọng trong nghiên cứu lịch sử nước nhà. Chỉnh sửa chi tiếtHiện nay, xã Ninh Vân có 10/12 thôn có nghề chạm khắc đá mỹ nghệ trong đó có 3 làng nghề là Xuân Vũ, Dưỡng Thượng và Dưỡng Hạ được Nhà nước công nhận là làng nghề chế tác đá mỹ nghệ truyền thống. Ninh Vân có khoảng 1.000 lao động chuyên làm nghề, nhiều nhất là ở các thôn Xuân Thành, Xuân Phúc, thôn Thượng và thôn Hạ, trong đó có khoảng 50 người có trình độ cao. Ngoài ra, các làng nghề còn thu hút lực lượng lao động thời vụ từ nhiều địa phương khác. Từ năm 2000 trở lại đây, tại xã Ninh Vân xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh đá mỹ nghệ, làm cho diện mạo kinh tế làng xã có nhiều biến đổi theo hướng chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, với việc thành lập Cụm công nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Vân với tổng diện tích lên 30ha, các làng nghề của Ninh Vân có điều kiện để phát triển, tạo đòn bẩy kinh tế, thay đổi diện mạo làng xã. Theo thống kê, giá trị sản xuất từ nghề đá hàng năm chiếm trên 80% tổng giá trị sản xuất của xã Ninh Vân. Điều này đã cho thấy vai trò to lớn của nghề đá mỹ nghệ với đời sống người dân địa phương. Hoàn thiện sản phẩmTrong thời gian tới, Ninh Bình sẽ tích cực triển khai các hoạt động cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, trong đó tập trung quảng bá, giới thiệu về nghề và làng nghề đến đông đảo nhân dân trong nước, quốc tế, tạo động lực và cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, đóng góp vào sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của Ninh Bình, thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự vừa là mục tiêu vừa là động lực trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.Phòng QLDSVH Nguồn: Sở VHTT Ninh Bình Trở về đầu trang Nghề đá Mỹ nghệ di sản phi vật thể Ninh Bình 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10